Các tàu sân bay Mỹ tham chiến ở Việt Nam
Trong cuộc chiến ở Việt Nam trong giai đoạn 1955-1975, có tổng cộng 23 chiếc tàu sân bay Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Các hàng không mẫu hạm Mỹ bao gồm cả loại sử dụng năng lượng thông thường lẫn loại sử dụng năng lượng hạt nhân
Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng hàng không mẫu hạm Mỹ được biên chế vào lực lượng đặc nhiệm số 77 – Task Force 77 đã luôn túc trực sẵn sàng để hỗ trợ Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, từ năm 1961 đã tiến hành các cuộc ném bom trong cuộc chiến bí mật ở Lào và càng được tăng cường khi Mỹ chính thức tham chiến ở Việt Nam. lực lượng này từ khi bắt đầu sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 đến năm 1973 đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch ném bom như chiến dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow, chiến dịch Sầm Rền – Rolling Thunder, Chiến dịch Hổ Thép – Operation Steel Tiger, … và đã ném bom trên toàn lãnh thổ Việt Nam
1./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS America ( CV-66 )
Được triển khai ở Việt Nam 3 lần : Tháng 5 – tháng 10 năm 1968, tháng 5 – tháng 11 năm 1970 , tháng 7 năm 1972 – tháng 2 năm 1973
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1965
- Thuộc lớp tàu : Kitty Hawk
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 319m
- Lượng choáng nước : 83.573 tấn
- Thủy thủ đoàn : 502 sĩ quan và 4.684 thủy thủ
- Lượng máy bay mang theo : 73 chiếc
2./ Tàu sân bay Mỹ / Hàng không mẫu hạm USS Bennington ( CV-20 )
Đây là tàu đã tham dự cuộc khủng hoảng ở Lào năm 1960 và được triển khai ở Việt Nam 3 lần trong giai đoạn 1965 đến 1968
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1944
- Thuộc lớp tàu : Essex
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 266m
- Lượng choáng nước : 36.380 tấn
- Thủy thủ đoàn :
- Lượng máy bay mang theo : 90-100 máy bay
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 1970
3./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS Bon Homm Richard ( CV-31 )
Đây là chiếc tàu cùng với hàng không mẫu hạm Ticonderoga đã liên quan đến sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Từ năm 1965 đến 1971, tàu đã được triển khai đến Việt Nam 5 lần và nhiều lần tham chiến với vai trò ném bom miền Bắc Việt Nam
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1944
- Thuộc lớp tàu : Essex
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 266m
- Lượng choáng nước : 36.380 tấn
- Thủy thủ đoàn :
- Lượng máy bay mang theo : 90-100 máy bay
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 1971
4./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS Constellation (CV-64)
Mùa hè năm 1962, tàu được chuyển đến Hạm Đội Thái Bình Dương – Hạm đội 7 và hoạt động từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1963
Tháng 5 năm 1964, tàu lại quay lại vùng biển Việt Nam và tại đây, cùng với tàu Ticonderoga, đã cùng phản ứng với sự kiện Vịnh Bắc Bộ bằng cách cử các toán máy bay F-4 Phantom để yểm trợ cho tàu khu trục Mỹ bị cho là bị các tàu nhỏ trang bị thủy lôi của Bắc Việt tấn công. Sau đó, với chiến dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow, cả 2 tàu đã phóng máy bay ném bom vùng phía Bắc Việt Nam. Sau đó, tàu còn quay lại tham chiến ở Việt Nam 6 lần cho trong giai đoạn 1965 – 1973
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1961
- Thuộc lớp tàu : siêu mẫu hạm Kitty Hawk
- Năng lượng sử dụng : Năng lượng thông thường
- Chiều dài : 332m
- Lượng choáng nước : 82.538 tấn
- Thủy thủ đoàn : 3.150 người
- Lượng máy bay mang theo : 72 chiếc
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 2015
5./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS Coral Sea (CV-43)
Từ năm 1965 đến năm 1973, tàu được triển khai đến Việt Nam 7 lần. Mùa xuân năm 1975, khi quân Giải Phóng tấn công miền Nam Việt Nam, tàu đã đến biển Việt Nam vào ngày 19 tháng 4. Các chiếc Enterprise, Midway, Coral Sea, Hancock và Okinawa trong các ngày 29 và 30 tháng 4, đã thực hiện chiến dịch Operation Frequent Wind di tản hàng trăm người Mỹ và người Việt Nam ra hạm đội 7
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1946
- Thuộc lớp tàu : Midway
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 295m
- Lượng choáng nước : 45.000 tấn
- Thủy thủ đoàn : 4.104 người
- Lượng máy bay mang theo : 65-70 chiếc
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 1990
6./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm Enterprise (CVN-65)
Đây là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng hạt nhân và cũng là tàu dài nhất thế giới . Với lượng choáng nước 94.781 tấn, tàu đứng thứ 12 trong số những chiếc tàu có trọng lượng lớn nhất thế giới. Ngày 14 tháng 1 năm 1969 khi trên đường từ Hawaii đến biển Việt Nam, một quả rocket MK-32 Zuni trên chiếc F-4 Phantom phát nổ và gây cháy hàng loạt trên sàn tàu. Vụ hỏa hoạn được khống chế khá nhanh nhưng cũng khiến 27 người thiệt mạng và 314 người bị thương
Trong giai đoạn từ năm 1965-1972, tàu được triển khai đến Việt Nam 6 lần. Các chiếc Enterprise, Midway, Coral Sea, Hancock và Okinawa trong các ngày 29 và 30 tháng 4, đã thực hiện chiến dịch Operation Frequent Wind di tản hàng trăm người Mỹ và người Việt Nam ra hạm đội 7
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1961
- Thuộc lớp tàu : Enterprise
- Năng lượng sử dụng : năng lượng hạt nhân
- Chiều dài : 342m
- Lượng choáng nước : 94.781 tấn
- Thủy thủ đoàn : 4.600 người
- Lượng máy bay mang theo : 60-90 chiếc
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 2017
7./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS Forrestal (CV-59)
Là chiếc đầu tiên thuộc lớp siêu hàng không mẫu hạm Forrestal và cũng là hàng không mẫu hạm đầu tiên được thiết kế để dùng cho máy bay phản lực
Tàu chỉ tham chiến ở Việt Nam 1 lần và ngày 29 tháng 7 năm 1967 đã phát sinh thảm họa cháy tàu sân bay USS Forrestal khi đang chuẩn bị cho cuộc oanh tạc, do hỏng hệ thống điều khiển, 1 quả rocket trên máy bay F-4 Phantom đã bị phóng ra trúng vào chiếc A-4 Skyhawk làm chảy xăng và sau đó phát nổ gây cháy lớn trong nhiều giờ khiến 134 người thiệt mạng, bị thương 161 người, phá hủy 21 máy bay
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1955
- Thuộc lớp tàu : Forrestal
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 325m
- Lượng choáng nước : 81.101 tấn
- Thủy thủ đoàn : 4.988 người
- Lượng máy bay mang theo : 85 chiếc
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 1993
8./ Tàu sân bay / Hàng không mẫu hạm USS Franklin D. Roosevelt (CV-42)
Đây là hàng không mẫu hạm đầu tiên được đặt tên theo vị tổng thống thứ 32 của Mỹ là Franklin D. Roosevelt. Phần lớn thời gian hoạt động của tàu là trong hạm đội 6 ở khu vực Địa Trung Hải. Tàu chỉ tham chiến ở lần ở Việt Nam trong khoảng thời gian tháng 8 năm 1966 đến tháng 1 năm 1967
Các thông số kỹ thuật
- Năm biên chế vào Hải Quân Mỹ : 1945
- Thuộc lớp tàu : Midway
- Năng lượng sử dụng : năng lượng thông thường
- Chiều dài : 295m
- Lượng choáng nước : 45.000 tấn
- Thủy thủ đoàn : 4.104 người
- Lượng máy bay mang theo : 135 chiếc
- Tình trạng sử dụng : Loại biên năm 1977
Xem tiếp : Các hàng không mẫu hạm Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – P2
có ai biết có tàu sân bay Mỹ nào bị chìm trong chiến tranh Việt nam không ?