Trận Ba Gia – Battle of Ba Gia 1965
Trận Ba Gia 1965 – Battle of Ba Gia 1965 là trận đánh ác liệt diễn ra ở làng Ba Gia, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào kéo dài từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 1965
Sau trận đánh Bình Giã, quân Giải Phóng tiếp tục nhận được nhiều viện trợ vũ khí và tiếp tế từ Trung Quốc và Liên Xô và lên kế hoạch để tiêu diệt các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Xuân Hè 1965 với mục tiêu là các đơn vị chính quy bộ binh VNCH và kềm chế các lực lượng tinh nhuệ như Nhảy Dù, Biệt Động Quân, …
Bối cảnh trận Ba Gia
Trong những năm đầu 1965, đại diện của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã gặp thủ tưởng Trung Quốc Chu Ân Lai nhằm thảo luận tình hình chiến sự ở Việt Nam yêu cầu gia tăng viện trợ vũ khí từ các quốc gia thuộc khối Cộng Sản. Chu Ân Lai đã khuyên nên tăng cường các trận đánh ở miền Nam Việt Nam để tiêu diệt các đơn vị chính quy VNCH. Giữa năm 1965, Quân Giải Phóng bắt đầu tiếp nhận các máy bay chiến đấu MIG, tên lửa SAM-2, … cùng lượng lớn vũ khí, đạn dược, … Miền Bắc cũng đưa thiếu tướng Chu Huy Mân vào làm chỉ huy Khu 5 và bắt đầu mở chiến dịch Xuân Hè 1965 kéo dài từ 15 tháng 5 đến 30 tháng 8 ở các tỉnh Gia Lai, Kontum và Quảng Ngãi.
Tháng 5 năm 1965, trung đoàn 271 thuộc sư đoàn 9 do trung tá Lê Hữu Trữ chỉ huy được tăng cường thêm tiểu đoàn 45 độc lập và tiểu đoàn 83 địa phương bắt đầu di chuyển đến phía Bắc Quảng Ngãi nhằm tấn công vào làng Ba Gia (có tài liệu ghi là làng Ba Giá), một thị trấn nhỏ ở huyện Sơn Tịnh cách thành phố Quảng Ngãi 10km
Diễn biến trận Ba Gia
Đêm ngày 28 tháng 5, các đơn vị Quân Giải Phóng tấn công làng Phước Lộc nằm phía Nam Ba Gia, 2 trung đội địa phương quân VNCH nhanh chóng bị đánh bại. Tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 51 VNCH do đại úy Nguyễn Văn Ngọc lên đường tiếp cứu nhưng bị phục kích và tổn thất nặng với 270 binh sĩ chết và bị thương, 271 người khác bị bắt làm tù binh. Lúc này, quân Giải Phóng đã khống chế Ba Gia và các vùng xung quanh
Trưa ngày 29, tướng Nguyễn Chánh Thi của VNCH – tư lệnh Vùng I Chiến Thuật thành lập chiến đoàn đặc nhiệm gồm tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 51 bộ binh, tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân được tăng cường thêm 1 chi đội xe bọc thép M113 để giành lại Ba Gia
Trưa ngày 30, tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân tấn công núi Chóp Nón để bánh bọc sườn quân GP trong khi tiểu đoàn 2 bộ binh và tiểu đoàn 3 TQLC tiến công Ba Gia và Mã Tổ. Tiểu đoàn 39 BĐQ chiếm được núi Chóp Nón nhưng tiểu đoàn 2 bộ binh và tiểu đoàn 3 TQLC bị quân Giải Phóng tấn công ác liệt và phải rút về làng Phước Lộc
Ngày 31, quân Giải Phóng tổ chức tấn công vào làng Phước Lộc, quân VNCH tổ chức phòng thủ và chống trả và sau nhiều giờ giao tranh, quân VNCH phải bỏ làng Phước Lộc. Cùng lúc đó, quân Giải Phóng tấn công núi Chóp Nón bằng pháo cối ác liệt sau đó tổ chức tấn công bằng bộ binh. Tiểu đoàn 39 BĐQ cũng phải bỏ núi Chóp Nón
Tổng kết trận Ba Gia
Trận đánh Ba Gia 1965 là trận đầu tiên mà quân Giải Phóng thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – Việt Cộng có thể đánh bại 1 đơn vị cỡ Chiến Đoàn VNCH và chiếm được 5 huyện phía Bắc Quảng Ngãi là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và Mộ Đức. Điều này chứng tỏ Việt Cộng ngày càng lớn mạnh. Trước tình thế đó, buộc Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara đưa ra 3 lựa chọn cho tổng thống Lyndon B. Johnson
- Chấm dứt can thiệp ở Việt Nam và rút lui để giảm tối đa thương vong
- Tiếp tục duy trì với quân số vào khoảng 75.000 binh sĩ Mỹ
- Mở rộng cuộc chiến và gia tăng can thiệp của quân đội Mỹ ở Việt Nam
Tổng thống Lyndon B. Johnson đã chọn giải pháp 3, tiếp tục gia tăng quân đội Mỹ và đến ngày 22 tháng 7, đã có 44 tiểu đoàn Mỹ với quân số 125.000 người ở Việt Nam