Khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Bộ quốc phòng Mỹ rất chú trọng khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và được đặt hàng tại một số công ty thực phẩm lớn như HJ Heinz, Patten Food Products, The Cracker Jack Company
Khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được ký hiệu là MCI (viết tắt của Meal Combat individual – Bữa ăn chiến đấu cá nhân). Trong các cuộc hành quân dài ngày được cung cấp chủ yếu là lương thực đóng hộp, có thể để được trong một thời gian dài và được chia thành nhiều loại. Loại phổ biến nhất khi đó là loại B- dòng khẩu phần được sản xuất và dự trữ mà không dùng các thiết bị lạnh, loại này cũng được chia thành 3 loại theo các bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Mỗi bữa, thức ăn lại có thể thay đổi được.
MCI thay thế cho khẩu phần ăn loại C được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2, tuy vậy nó vẫn bị gọi với tên cũ do có cách đóng gói gần như giống hệt chỉ khác về trọng lượng. MCI được xem như một bước cải tiến khá khiêm tốn so với khẩu phần ăn loại C vốn bị chỉ trích là quá cồng kềnh đối với binh lính trên chiến trường.
4 khẩu phần ăn phổ biến nhất là A,B,C và K. Mỗi loại có mục đích và tính chất như sau:
-Khẩu phần ăn loại A (Thường): Cung cấp cho binh sĩ tại các bếp ăn dã chiến của đơn vị. Nguồn thức ăn lấy hoàn toàn từ vùng địa phương nên ở mỗi chiến trường khác nhau thì người ta lại ăn một kiểu khác nhau.
-Khẩu phần ăn loại B (Dự phòng): Được chế biến tại bếp ăn dã chiến và sau đó chuyển ra mặt trận. Nó bao gồm 70 g bánh quy, 28 g bánh kẹo, 14 g đường và 7 g cà phê.
-Khẩu phần ăn loại C (Tại chỗ): Phát cho mọi binh sĩ trước khi ra trận. Nó bao gồm 3 hộp “5 trong 1” dùng cho 3 bữa trong ngày. Thành phần của mỗi hộp bao gồm:
+Hộp điểm tâm : Một gói bánh quy, 1 thanh sô-cô-la, 1 gói trà chanh, thịt gà đóng hộp và 1 thanh kẹo cao su.
+Hộp ăn trưa : Một gói bánh quy, 4 viên đường, thịt bò đóng hộp, bánh hoa quả và một gói cà phê.
+Hộp ăn tối: Một gói bánh quy, thịt gà đóng hộp, kẹo ca-ra-men, súp và 4 điếu thuốc lá:
– Khẩu phần ăn loại K (Bổ sung): Cung cấp cho các đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt như lính dù, trinh sát và đặc nhiệm. Nó bao gồm 1 hộp phô mai, 4 viên đường, 1 gói cà phê, 1 thanh kẹo cao su và 1 gói trà chanh.
Bữa sáng điểm tâm được chứa trong một gói nhỏ, thường là mì hay bánh mì, cũng có khi là thịt. Mỗi bữa ăn chứa khoảng 1.200cal . Ngoài đồ ăn chính trong một túi riêng lớn nhất thường có thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà…), cá, trứng, đậu, khoai tây… Kèm theo đó là những gói nhỏ chứa muối, đường, bột sô-cô-la, cà phê, thuốc lá (cũng có rất nhiều loại), nĩa, thìa. Tất cả được cho vào một cái túi riêng. Bên cạnh đó, họ còn có thể ăn bánh khô, lương khô mang theo.
Mỗi khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được chế biến khá phong phú về chủng loại bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, chocolate, bột cacao, bánh quy, các loại đậu… Ngoài ra, còn có các vật dụng đi kèm như đường, cafe hòa tan, muối, tiêu, thuốc lá, kem không sữa, kẹo cao su, giấy vệ sinh, giấy chống ẩm.
Thuốc lá được sử dụng gồm hiệu Pall Mall, Winston, Benson and Hedges . Từ năm 1972, thuốc lá không còn được cấp. Lính Mỹ thường lười đốt lửa mà thường dùng chất nổ C-4 là chất dễ cháy để đốt lửa cho nhanh và không có khói để hâm nóng thức ăn
Thức ăn của lính Mỹ được vận chuyển đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không và lưu trữ tại các kho lớn ở Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, sau đó sẽ được chuyển đến căn cứ của các đơn vị chiến đấu. Những đơn vị chiến đấu đồn trú ở khu vực xa xôi hoặc các đơn vị tiền tiêu sẽ được cung cấp thực phẩm và đạn dược bằng trực thăng.
MCI được đóng gói trong những thùng carton, mỗi thùng carton lớn chứa 12 thùng carton nhỏ, mỗi thùng carton nhỏ tương ứng với một bữa ăn dành cho 1 binh sĩ. Bên ngoài mỗi thùng carton lớn đều có in dòng chữ “Meal Combat Individual C”, trên mỗi thùng carton nhỏ bên trong có đánh dấu ký hiệu B-1, B-2, B-3 tương ứng với thực đơn bên trong.
Khẩu phần ăn của lính Mỹ được phát như nhau cho mọi binh lính và các sĩ quan Mỹ. Lúc đầu người ta phát từng loại riêng nhưng sau đó vì chiến trường luôn hỗn loạn nên người ta phát cho mỗi binh sĩ một thùng, bao gồm cả ba loại đó để họ tự chia. Tuy nhiên, việc tự chia này cũng không mất công lắm. Thường thì bất cứ khi nào một binh sĩ đói, anh ta sẽ khui một hộp ra và thưởng thức ngay tại chỗ nào cảm thấy toàn nhất.
Khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được đặt trong mỗi thùng nhỏ được đóng gói như sau: Phía trên cùng là 1 bao đựng bánh mì, tiếp đó là 2 lon nhỏ và 1 lon lớn chứa thực phẩm đã được chế biến sẵn theo thực đơn quy định ở bên ngoài. Phụ kiện đi kèm gồm một chiếc muỗng và không thể thiếu “vật bất ly thân” là dụng cụ mở lon P-38.
Bên cạnh đó, có một loại lương thực tiện dụng nữa là cơm gạo sấy. Tùy vào lượng nước đổ vào là nóng hay lạnh mà chúng sẽ trở thành cơm nóng hay cơm nguội. Loại thức ăn này cũng khá là tiện dụng và phổ biến, ăn tuy không ngon được như cơm nấu nhưng lại đỡ chán hơn đồ hộp nhiều.
Mặc dù được chế biến khá phong phú từ nhiều loại thực phẩm khác nhau song MCI vẫn bị lính Mỹ phàn nàn là quá nhàm chán. Một cựu binh Mỹ tại Việt Nam từng phát biểu rằng “Nó (MCI) – Có vẻ như quân đội có cùng một triết lý như mẹ của tôi, rằng “con sẽ ăn tất cả những gì mẹ nấu”, sự khác biệt lớn ở đây là mẹ tôi không bao giờ cố định bất cứ một điều gì cả”. Các lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam còn phàn nàn rằng họ lúc nào cũng phải ăn những thức ăn nguội lạnh, một dạng phàn nàn đặc trưng kiểu “được voi đòi tiên”.
Khẩu phần C của lính Mỹ với 3 bữa ăn nặng 2,724 kg và bao gồm 12 loại thực phẩm. Nặng gấp đôi so với khẩu phẩn “One Man” của lính Úc chỉ nặng 1.362Kg bao gồm 5 loại thực phẩm. Đây là sự bất tiện và quá cồng kềnh và nặng nề
Đến năm 1966, binh lính làm nhiệm vụ trinh sát hoặc tuần tra dài ngày tại Việt Nam như các đơn vị chiến đấu đặc biệt SEAL, Ranger được cung cấp một loại thực phẩm chế biến sẵn mới là LRP hoặc Lurpfood, được đóng gói trong các túi nilon tráng bạc giúp giảm trọng lượng và sự cồng kềnh so với khẩu phần ăn MCI. LRP chính là tiền đề tạo ra khẩu phần ăn MRE mà về sau được dùng để thay thế hoàn toàn cho khẩu phần ăn MCI vào năm 1980.
Quân đội Mỹ luôn quan tâm một cách đặc biệt đến việc cải tiến khẩu phần ăn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ xem việc đảm bảo cung cấp thực phẩm cho binh lính là một trong những nguồn động viên tinh thần chiến đấu. Rất nhiều chuyên gia thực phẩm nổi tiếng đã được mời làm việc cho Lầu Năm Góc để cải tiến các khẩu phần ăn chế biến sẵn và được sản xuất tại Mỹ bởi một số công ty thực phẩm lớn như HJ Heinz, Patten Food Products, The Cracker Jack Company, nó được đặt hàng riêng để cung cấp cho Bộ Quốc Phòng Mỹ và không được phép bán ra ngoài thị trường khi chưa nhận được sự đồng ý của Lầu Năm Góc.
Khẩu phần MCI B-1 | Khẩu phần MCI B-2 | Khẩu phần MCI B-3 |
Thịt bao gồm : | Thịt bao gồm : | Thịt bao gồm : |
Thịt bò Beefsteak | Đậu và xúc xích | Gà rút xương |
Thịt lợn xông khói, trức | Mì spagetti và thịt viên | Mì gà |
Thịt heo xông khói lát | Thịt bò Beefsteak và khoai tây | Thịt xắt lát |
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ | Thịt heo xông khói và đậu Lima | Thịt bò ướp gia vị |
Trái cây gồm : | Thịt viên và đậu | Bánh mì |
Sốt táo | Bánh quy : 4 loại | Bánh quy : 4 loại |
Cocktail trái cây | Phô mai | Mứt trái cây |
Đào | Hạt Caraway | Táo |
Lê | Ớt đinh hương | Dâu |
Bánh quy : có 7 loại | Bánh trái cây | Nho |
Bơ đậu phộng | Hạt hồ đào | Trái cây trộn |
Kẹo | Bánh mì lát | Muỗng, nĩa, đồ khui, giấy, … |
Sô cô la | Muỗng, nĩa, đồ khui, giấy, … | |
Kem | Muỗng, đồ khui, giấy vệ sinh, cà phê, đường, muối, thuốc lá, kẹo cao su, diêm quẹt… | Muỗng, đồ khui, giấy vệ sinh, cà phê, đường, muối, thuốc lá, kẹo cao su, diêm quẹt… |
Muỗng, đồ khui, giấy vệ sinh, cà phê, đường, muối, thuốc lá, kẹo cao su, diêm quẹt… |