Máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom trong chiến tranh Việt Nam
Máy bay McDonnell Douglas F-4 Phantom II là máy bay chiến đấu ném bom của quân đội Mỹ trong khi máy bay Mikoyan Gurevich MIG-21 là máy bay tiêm kích đánh chặn của Không Quân Bắc Việt Nam. Cuộc chiến giữa máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom thường xuyên xảy ra và luôn có nhiều tranh cãi giữa 2 bên
Trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam, nhằm hỗ trợ miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành không kích miền Bắc Việt Nam với mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng, tiềm năng kinh tế để miền Bắc không thể chi viện cho chiến trường miền Nam. Các máy bay ném bom của Mỹ khi tiến hành oanh kích thường được các máy bay chiến đấu đi kèm làm nhiệm vụ hộ tống, chống các máy bay tiêm kích đánh chặn của quân đội Bắc Việt Nam được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ bao gồm các máy bay MIG-17, MIG-19 và đặc biệt là máy bay MIG-21. Trong cuộc chiến máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom, kỹ năng của phi công và yếu tố may mắn đóng vai trò quyết định và cho đến nay, các tranh cãi vẫn diễn ra ác liệt khi xếp tỉ lệ thắng thua giữa 2 bên
Trước hết, chúng ta cần xem xét về chức năng : máy bay F-4 Phantom là máy bay chiến đấu ném bom đa nhiệm nên có vũ khí đa dạng vừa tên lửa đối không, đối địa lẫn bom nhưng do đa nhiệm nên kích thước và ngoại hình của F-4 Phantom to lớn, nặng nề. F-4 Phantom có chiều dài 19,2m và sải cánh 11,6m, trọng lượng 19 tấn. Còn máy bay MIG-21 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nên chỉ mang thuần túy vũ khí chiến đấu trên không. Chiều dài : 14,63m, sải cánh 7,31m và nặng chỉ 10 tấn. Cả hai đều có tốc độ trên Mach 2
Về vũ khí, máy bay chiến đấu MIG-21 trang bị tên lửa không đối không AA-2 Atoll và pháo 23mm. Còn máy bay chiến đấu F-4 Phantom trang bị tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngoài ra còn có tên lửa không đối đất, bom, … nên về vũ khí, máy F-4 đa dạng hơn nhưng lại thiếu pháo. Đây là khuyết điểm rất lớn khi chiến đấu ở tầm gần. Mãi đến phiên bản F-4C mới bắt đầu được trang bị pháo 20mm M61 Vulcan xoay nòng
Mỗi chiếc đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng : Máy bay MIG-21 nhanh nhẹn, cơ động kích thước nhỏ nên khó phát hiện trong khi máy bay F-4 nặng nề, đồ sộ, dễ bị phát hiện từ xa. Tuy nhiên máy bay MIG-21 do nhỏ gọn nên chịu đòn kém còn máy bay F-4 nặng nề nhưng chịu đòn tốt hơn. Máy bay MIG-21 do ưu tiên cho tốc độc và sự nhanh nhẹn nên chỉ trang bị pháo 23mm và 2 tên lửa trong khi máy bay F-4 trang bị pháo lẫn 8 tên lửa gồm tên lửa dẫn đường bằng Radar AIM-7 Sparrow, tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder và tên lửa đời cũ hơn AIM-4 Falcon nên hỏa lực vượt trội. Máy bay MIG được thiết kế làm nhiệm vụ đánh chặn tầm ngắn còn máy bay F-4 được thiết kế cho nhiệm vụ oanh kích tầm xa. Do đó, nếu cuộc chiến máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom ở tầm xa, máy bay F-4 sẽ chiếm ưu thế
Khuyết điểm lớn nhất của máy bay F-4 chính là không trang bị pháo cho chiến đấu tầm gần trong khi máy bay MIG thường sử dụng lối đánh du kích ẩn nấp, áp sát bắn pháo hoặc phóng tên lửa rồi nhanh chóng rút lui. Với lối đánh này, pháo tỏ ra hiệu quả hơn hẳn tên lửa. Ngoài ra , thống kê cho thấy 45% tên lửa AIM-7 Sparrow và 37% AIM-9 Sidewinder bị gặp lỗi khi phóng hoặc khi khóa mục tiêu. Vì thế xác suất diệt mục tiêu của 2 tên lửa này chỉ là 8% và 16%, tỉ lệ khá nghèo nàn. Tên lửa AIM-4 Falcon thậm chí còn có tỉ lệ % tồi tệ hơn
Động cơ J79 của máy bay F-4 thường tạo vệt khói đen kèm thân máy bay lớn rất dễ bị phát hiện từ xa. 1 điều luật được ban hành đã nghiêm cấm các máy bay chiến đấu không được phóng tên lửa từ xa nếu không chắc chắn xác nhận diện chính xác máy bay do lo sợ bắn nhầm vào máy bay Liên Xô hoặc Trung Quốc vô tình đã triệt tiêu lợi thế tên lửa tầm xa trên máy bay F-4. Vì thế, nếu có thể lẩn trốn trong mây và tấn công nhanh ở tầm gần, cuộc chiến giữ máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom sẽ nghiêng về máy bay MIG
Các vấn đề trên của F-4 dần được cải thiện với việc lắp thêm pháo và cải tiến các tên lửa.
Ngày 2 tháng 6 năm 1972, thiếu tá Phil Handley đã dùng súng bắn hạ một máy bay MIG-19 khi đang bay ở tốc độ siêu âm là Mach 1,2 đó là lần đầu tiên và duy nhất máy bay Phantom bắn hạ đối phương bằng súng khi đang ở ở tốc độ siêu âm
Tuy nhiên giả dụ trên chỉ là trên phương diện xem xét khía cạnh kỹ thuật, còn nghiêng nhiều vào yếu tố phi công và sự may mắn như phi công bên nào được đào tạo tốt hơn, bên nào chiếm lĩnh sự may mắn như ánh sáng bên nào chói mắt hơn, bên nào may mắn phát hiện đối phương trước, … Những điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến máy bay MIG-21 đấu F-4 Phantom