Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồi ký John McCain bị bắn rơi ở Việt Nam – P3

0 1,384

Cũng Tháng Năm 1969 đó, họ muốn tôi viết, như tôi còn nhớ, một lá thư cho các phi công Mỹ đang bay trên Bắc Việt để yêu cầu họ đừng làm điều đó nữa. Tôi đã bị buộc phải đứng liên tục – đôi khi chúng phạt mình đứng yên hay ngồi trên một chiếc ghế suốt một thời gian dài. Tôi bị bắt đứng vậy cũng mấy ngày, chỉ được nghỉ vài tiếng khi một lính canh – một người thực sự là con người duy nhất mà tôi từng gặp ở trong đó – cho tôi nằm xuống cho một vài giờ khi ông gác trong một đêm khuya. Một trong những thủ thuật chúng tôi đối phó để chúng chẳng hủy được mình là nếu cảm thấy đứng mệt quá thì tự ngồi xuống, để chúng buộc đứng lên lại. Vì vậy, tôi ngồi xuống và bị một tên lính canh bé choắt đặc biệt đáng căm ghét xông vào, nhảy giậm lên xuống đầu gối tôi. Vì chuyện này mà tôi đã phải mang nạng trở lại cả một năm rưỡi sau đó.

Đó là một mùa Hè dài đăng đẳng và khó khăn nhưng đến Tháng Mười năm 1969, đột nhiên có những thay đổi lớn trong trại. Sự tra tấn ngừng lại. Một ngày kia, gã “Công tử” đến phòng của tôi và thông báo tôi sẽ có được một người bạn tù ở chung phòng. Thức ăn đỡ hơn và phần ăn cũng nhiều hơn, còn đám lính canh ra vẻ thân thiện. Tôi cho rằng tất cả điều này trực tiếp nhờ vào các nỗ lực vận động của chính phủ và người dân ở Hoa Kỳ vào năm 1969. Em trai tôi là Joe rất tích cực trong Liên Đoàn Quốc gia những gia đình các tù nhân chiến tranh và mất tích người Mỹ tại Đông Nam Á. Tổ chức này bao trùm tất cả các nhóm gia đình tù binh chiến tranh POW. Joe đã giải thích cho tôi biết lý do tại sao thái độ Bắc Việt Nam đối với tù binh Mỹ lại thay đổi vậy. Vào khoảng những năm 1965, 1966 trước đó, khi việc ném bom miền Bắc tăng dần, Hà Nội trình diễn màn tuyên truyền đầu tiên của mình bằng cách điệu các phi công Mỹ bị đánh đập diễn hành qua các đường phố. Đáng ngạc nhiên với họ là phản ứng của truyền thông thế giới nói chung là tiêu cực. Kế đó Bắc Việt đã cố gắng chiến thuật buộc Thiếu tá Dick Stratton xuất hiện và xin lỗi vì những tội ác chiến tranh. Nhưng rõ ràng là ông đã bị ngược đãi và buộc phải làm điều này chỉ dưới sự cưỡng ép. Điều đó chỉ phản tác dụng. Họ làm tiếp việc trả tự do hai nhóm ba tù binh vào Tháng Hai và Tháng Mười năm 1968. Những tù binh này bị bắt dưới sáu tháng, chưa bị giảm cân đáng kể và nhìn còn khỏe mạnh.

Cho đến khi Nixon lên nắm chính phủ đầu năm 1969 thì trước đó chính phủ ở nhà còn giữ thái độ: “Không nói về tình trạng tù binh chiến tranh vì e rằng sẽ làm nguy hại tù binh Mỹ đang bị giam”. Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, đầu năm 1969, đã có các cuộc đàm phán hòa bình với Bắc Việt và Việt Cộng tại Paris (đàm phán đã bắt đầu dưới thời Tổng thống Johnson vào cuối năm 1968). Laird đem hình ảnh của những tù binh bị đánh đập tàn nhẫn mà các hãng tin nước ngoài chụp được, chẳng hạn như Frishman, Stratton, Hegdahl – tất cả đều bị xuống ký trầm trọng. Ông nói với Bắc Việt: “Công ước Geneva nói rằng các ông phải thả tất cả các tù binh bị bệnh và bị thương. Những người này đang bị bệnh và bị thương, tại sao họ không được trả tự do?”. Tháng Tám năm 1969, Hà Nội thả Frishman. Anh không còn khuỷu tay, chỉ được gắn cánh tay cao su khập khiễng và sụt mất 65 lbs. Hegdahl ra tù và sụt 75 lbs. Wes Rumbull cũng được thả, phải bó bột vì gãy sống lưng. Frishman được phép tổ chức một cuộc họp báo và kể ra các chi tiết sự tra tấn và ngược đãi. Tin tức này xuất hiện trên toàn thế giới, và từ đó, bắt đầu từ mùa Thu năm 1969, việc đối xử tù binh đỡ hơn. Chúng tôi nghĩ tác động trực tiếp là đến từ thực tế Frishman là một nhân chứng sống thực về sự ngược đãi tù binh Mỹ của Bắc Việt.

Tôi tự hào về các hoạt động tranh đấu cho tù nhân chiến tranh của em trai tôi là Joe và Carol-vợ tôi, bên nhà. Sự khao khát của những người vợ có chồng tù tội theo thời gian thường là “Lạy Chúa, bất kể sao cũng được, con chỉ muốn chồng con được về”. Với Carol thì câu trả lời của cô ấy là, “Chỉ cần có được chồng tôi trở về không đủ đối với tôi và không đủ với John, mà tôi muốn anh ấy đứng thẳng người trở về”. Tôi được nhận khá ít thư từ Carol. Chỉ có ba thư trong bốn tháng đầu tiên tôi bị bắn hạ. Đám “gook” cho tôi nhận chỉ một lá thư trong bốn năm tù cuối. Gói quà đầu tiên được nhận vào Tháng Năm 1969, sau đó họ cho mỗi năm một lần. Lý do tôi nhận rất ít thư từ Carol vì cô khăng khăng chỉ sử dụng các tổ chức hoạt động theo Công ước Geneva về việc đối xử với tù nhân chiến tranh, mà từ chối gửi thư thông qua Ủy ban liên lạc với các gia đình tù nhân do các nhóm phản chiến điều hành. Điều này mang lại cho tôi vài điều cần nói chi tiết hơn.

Như mọi người biết, trở lại thời điểm 1954, Bắc Việt đã ở thế tay trên trong việc lật đổ chính phủ Pháp tại Paris vì các cử tri Pháp đã chẳng còn quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam mà chính phủ của họ đã dự phần. Đó là cách Bắc Việt chiến thắng vào năm 1954, thắng ngay tại Pháp chớ không phải tại Việt Nam. Pháp đồng ý rút khỏi Đông Dương mà không đặt vấn đề gì khác khi ký thỏa thuận và kết quả là họ chỉ nhận lại một phần ba số tù binh chiến tranh của mình. Tôi tin rằng Hà Nội cũng hy vọng sẽ giành chiến thắng trong trường hợp chúng ta bằng cách làm suy giảm tinh thần dân Mỹ như vậy. Họ phải dẫn đưa dư luận thế giới về phía họ. Tôi nhớ vào năm 1968 hoặc 69, trong bài phát biểu của Phạm Văn Đồng với Quốc Hội VN, chúng ta bị banh tai với diễn văn có tiêu đề “Cả thế giới ủng hộ chúng ta” chớ không phải kiểu “Chúng ta đã đánh bại quân Mỹ xâm lược” hoặc bất cứ điều tương tự vậy.

Năm 1969, sau khi ba tù nhân được trả tự do về đến Mỹ và kể lại sự tàn bạo trong các trại tù binh chiến tranh thì Tổng Thống Nixon đã bật đèn xanh cho công bố điều này. Nó tác động mạnh đến việc đối xử với chúng tôi. Cảm tạ Chúa cho điều này, bởi nếu không phải vậy thì rất nhiều người trong chúng tôi sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội sống sót trở về. Một ví dụ nhỏ về cách thay đổi như sau: trên cửa xà lim tôi là các chấn song sắt, thường bị che bởi một tấm ván để tôi khỏi nhìn ra ngoài và để chặn sự thông gió. Một đêm, vào khoảng cuối Tháng Chín năm 1969, “Đầu Lệch”- tên trưởng trại tù đích thân đến và lấy nó ra để tôi bắt đầu có chút thoáng gió. Tôi chẳng tin vào mắt mình. Từ đó, mỗi đêm họ hé ô cửa trên để tôi có được chút thông gió. Chúng tôi bắt đầu được tắm thường xuyên hơn. Thiệt hết sức là ngạc nhiên. Vào Tháng 12 năm 1969, tôi được chuyển từ “Ngũ Giác Đài” sang “Las Vegas”, là một khu vực nhỏ tại Hỏa Lò do người Pháp xây năm 1945. Người Mỹ thì gọi nó là “Hà Nội Hilton”. “Khách Sạn Tan Tác” cũng là ở đó – đó là nơi đầu tiên mà ai cũng bị đưa đến thẩm vấn mở màn và sau đó bị đưa đến các trại khác. Toàn bộ nhà tù này có diện tích khoảng hai block đường. Tại “Las Vegas “, tôi bị đưa vào một nhà nhỏ gọi là “Gold Nugget” có ba phòng giam. Chúng tôi đặt tên cho các ngôi nhà theo tên các khách sạn tại Las Vegas như “Thunderbird”, “Stardust”, “Riviera”, ” Gold Nugget” và “Desert Inn “. Bị chuyển đến “Gold Nugget” và ngay lập tức tôi có thể tạo sự liên lạc với những tù nhân quanh trại, vì khu vực tắm ở ngay cửa sổ phòng tôi nên tôi có thể nhìn qua kẽ trên cửa phòng tắm và liên lạc với nhau. Tôi bị biệt giam ở đó cho đến Tháng Ba năm 1970.

Họ ép tôi gặp các đoàn phản chiến Mỹ đã bắt đầu tăng dần nhưng không bị bất kỳ sự tra tấn nào để ép buộc. Vào Tháng Giêng năm 1970, tôi được đưa đến “Mèo” để thẩm vấn. Hắn nói với tôi rằng, hắn muốn tôi gặp một khách nước ngoài. Tôi lặp lại điều đã luôn nói với hắn trước đó rằng, tôi sẽ gặp họ nhưng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì chống lại đất nước mình và nếu được hỏi về việc đối xử, tôi sẽ kể với họ về sự khắc nghiệt của nó. Rất ngạc nhiên cho tôi, hắn nói: “Tốt, anh không cần phải nói bất cứ điều gì”. Tôi nói với hắn tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị này. Tôi trở về phòng và tìm cố vấn từ một sĩ quan cấp trên trong khu vực tù của mình và ông khuyên tôi cứ đi gặp. Vì thế tôi đã gặp một tay nói rằng hắn đến từ Tây Ban Nha, nhưng sau này tôi nghe được là đến từ Cuba. Hắn chẳng hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào về các vấn đề gây tranh cãi hoặc chuyện đối xử hay suy nghĩ của tôi về cuộc chiến. Tôi nói với hắn là tôi chẳng hối hận gì về những gì tôi đã làm và nếu có xảy ra lần nữa, tôi cũng sẽ làm lại y vậy. Điều đó dường như làm hắn nổi giận vì hắn là một cảm tình viên của Bắc Việt. Giữa lúc đó, một phóng viên bước vào chụp vài tấm hình. Tôi đã nói với “Mèo” trước đó là tôi không muốn có bất cứ sự công bố hình ảnh nào của tôi, vì vậy khi tôi về phòng sau cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15, 20 phút gì đó, tôi nói với hắn là tôi sẽ không gặp khách nào khác vì hắn đã không giữ lời hứa. Sau đó Đại úy Jeremiah Denton, người đang điều hành khu tù chúng tôi lúc đó đưa ra đường lối là chúng tôi không nên gặp bất kỳ đoàn nào khác. Tới Tháng Ba, tôi có được một bạn tù chung phòng là Đại tá Không quân John Finley. Ông và tôi sống chung được khoảng hai tháng. Một tháng sau khi ông nhập phòng, “Mèo” đến gặp tôi và bắt phải gặp một phái đoàn khác. Tôi từ chối nên bị phạt ngồi ghế ngoài trời trong ba ngày đêm liên tục. Sự ép buộc lên chúng tôi liên tục để phải gặp các phái đoàn phản chiến. Đầu Tháng Sáu tôi bị tách khỏi Đại tá Finley và bị đưa vào một xà lim gọi là “Calcutta”, cách xa các tù nhân gần nhất cũng khoảng 50 mét. Nó rộng chỉ 6×2 feet, không có lỗ thông gió và rất, rất là nóng. Suốt mùa hè tôi bị lả nhiệt vài ba lần và bị lỵ. Sức khỏe tồi tệ hẳn, tôi không được tắm rửa và khẩu phần bị cắt giảm xuống còn một nửa, thỉnh thoảng lại bị bỏ đói một ngày hay hơn. Suốt thời gian này tôi bị đưa đi thẩm vấn và bị ép phải gặp những người phản chiến nhưng tôi từ chối .

Tháng Chín tôi bị chuyển đến khu gọi là “Riviera” nằm tách biệt sau trại.Tôi ở đó cho đến khi Tháng Mười Hai năm 1970. Ở đó tôi có thể liên lạc với bạn tù khá tốt vì có một cánh cửa có lỗ thông gió quay ra ngoài. Tôi đứng lên cái xô rồi dùng bàn chải đánh răng để quơ tín hiệu cho các tù nhân khác và họ sẽ quơ lại cho tôi. Tháng Mười Hai tôi bị chuyển đến “Thunderbird”, một trong những ngôi nhà lớn với khoảng 15 phòng giam. Việc liên lạc với bạn tù rất tốt ở đây khi chúng tôi gõ tín hiệu lên vách giữa các phòng giam với nhau. Tôi học được rất nhiều về âm học trong thời gian này, vì nếu bạn biết gõ đúng chỗ trên vách thì có thể nghe được người khác ở cách xa bốn năm phòng. Cuối Tháng 12 năm 1970, tôi đoán là khoảng ngày 20, tôi được cho ra ngoài vào ban ngày với bốn người khác. Vào đêm Giáng Sinh, chúng tôi được đưa ra khỏi phòng mình và chuyển đến “Trại Thống nhất “, một phần khác của Hỏa Lò. Khoảng 45 người, chủ yếu bị đưa từ “Vegas” bị nhốt chung vào một phòng lớn. Có bảy phòng lớn như vậy và mỗi phòng giam 45 hoặc 50 tù nhân. Chúng tôi có tổng cộng 335 tù nhân tại thời điểm đó. Có bốn hoặc năm người không trong tình trạng tốt nên bị nhốt riêng. Các Đại Tá Flynn, Wynn, Bean và Caddis cũng bị nhốt riêng biệt, không được chuyển vào với chúng tôi lúc đó.

Các phần khác :

Hồi ký Nghị sĩ John McCain bị bắn rơi ở Việt Nam – P1

Hồi ký nghị sĩ Mỹ John McCain bị bắn rơi ở Việt Nam – P2

Hồi ký John McCain bị bắn rơi ở Việt Nam – P3

Hồi ký phi công Mỹ Nghị sĩ John McCain bị bắn rơi ở Việt Nam – P4

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex