Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Quân đội Anh từng tham chiến ở Việt Nam – Britian soldiers in Vietnam war

0 4,640

Ngay cả người Anh lẫn người Việt, rất ít người biết rằng quân đội Anh từng tham chiến ở Việt Nam gần tám tháng liền, từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1946 – Britian soldiers in Vietnam war

Các sách sử, tài liệu ở Việt Nam cũng chỉ nói đến Nam Bộ Kháng Chiến và cuộc chiến chống Pháp ở phía Bắc Việt Nam chứ hầu như rất ít nhắc đến quân đội Anh từng tham chiến ở Việt Nam – Britian soldiers in Vietnam war. Thực tế là có hơn 20.000 quân Anh, Ấn Độ, .. đã trợ giúp quân đội Pháp lúc đó đang suy yếu để giành lại Sài Gòn và Nam Kỳ. Do quân đội Pháp lúc này đã cực kỳ suy yếu do Thế Chiến thứ  2 nên cũng đã phải sử dụng đến các cựu binh Waffen SS khét tiếng của phát xít Đức tham chiến ở Việt Nam bằng cách khoác áo lính lê dương Pháp 

Theo một tài liệu của T.O. Smith công bố ở Đại học East Anglia thì sau Hội nghị Potsdam tháng 7 năm 1945,  của Tư lệnh quân đội Mỹ là Thống Tướng George C. Marshall đã yêu cầu Tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, Đô đốc Lord Mountbatten triển khai quân nhằm giải giáp quân đội Nhật và tiếp quản các khu vực  Phía Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương. Lực lượng Anh nhân danh Đồng Minh sẽ chỉ làm nhiệm vụ giải phóng (liberation duties) để bàn giao lại cho Pháp Tự do của Tướng Charles de Gaulle chỉ huy.

Bộ tư lệnh Quân đội Anh không muốn can thiệp quá sâu vào tình hình Đông Dương lúc này đang là thuộc địa của Pháp tuy quan điểm của của Bộ Ngoại giao Anh là “một nước Pháp mạnh tại châu Âu sẽ giúp cho an ninh của Anh” do đó Bộ Tổng tham mưu Anh đã chỉ thị cho Tướng Douglas Gracey – Chỉ huy trưởng quân đội Anh ở Việt Nam là chỉ giải giáp quân Nhật, bảo vệ Sài Gòn và không can thiệp vào những việc của quân đội Pháp

Tướng Douglas Gracey – tư lệnh quân đội Anh đã tổ chức chiến dịch Masterdom – Operation Masterdom để đổ bộ vào Sài Gòn ngày 13 tháng 9 năm 1945 . Lúc này tình hình ở Sài Gòn rất rối ren, quân Pháp thì suy yếu, quân Nhật thì từ chối không giao nộp vũ khí, Việt Minh và các nhóm vũ trang khác người Việt đã hoạt động mạnh và tất cả đều không thừa nhận sự áp đặt của quân đội Anh đang nhân danh lực lượng Đồng Minh. Tình hình hỗn loạn, cướp bóc, … diễn ra khắp nơi

Ngay khi đến Sài Gòn, tướng Gracey làm là ban bố thiết quân luật ở Sài Gòn, lặp các chốt kiểm soát và đẩy Việt Minh ra các vùng ven và nông thôn để giúp quân Pháp tái nắm giữ Sài Gòn. Pháp đã thuyết phục tướng Gracey cho tái vũ trang các đơn vị tù binh chiến tranh đồng thời giúp trang bị vũ khí cho Trung Đoàn 5 bộ binh Thuộc Địa – 5th Colonial Infantry Regiment (RIC) . Tướng Gracey cũng đối mặt những mâu thuẫn, trong khi một mặt ra lệnh ông cai quản từ vĩ tuyến 16 xuống phía Nam nhưng Lord Mountbatten lại ra lệnh ông chỉ phụ trách khu vực Sài Gòn. Tuy nhiên, bộ tư lệnh quân đội Anh lại ủng hộ tướng Gracey để cai quản toàn phía Nam Đông Dương từ vĩ tuyến 16 đổ xuống phía Nam

Dần dần, tướng Gracey đã đẩy quân Việt Minh ra khỏi các vị trí then chốt ở Sài Gòn và thay vào đó là quân Pháp để củng cố quyền lực của Pháp. Quân Việt Minh lúc này còn yếu nên cũng không thể đủ sức chống lại quân Anh. Các tài liệu của Anh công nhận rằng người Việt Nam khi đó “không muốn đổi ách chiếm đóng của Nhật Bản để nhận lại ách đế quốc của người châu Âu. Họ cũng không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản mà chỉ muốn có độc lập dân tộc.”

Việc Anh lưu dung quân Nhật đến nay vẫn gây tranh cãi. Tương tự như ở Đông Dương, Anh đã dùng quân cảnh Nhật đàn áp nhóm kháng chiến Indonesia ở Bandung và Semarang, giết chết hàng nghìn người.

Ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng Pháp Jacques Philippe Leclerc dẫn đầu một đơn vị tới để tăng cường sự chiếm đóng ỡ Sài Gòn với sự trợ giúp của quân Anh và khi đó, đã có một số trận đánh giữa quân đội Anh – Ấn cùng quân đội Việt Minh

Đợt đầu tiên vào tháng 9 quân Việt Minh đánh vào sân bay Tân Sơn Nhứt do Anh quản trị, giết chết một lính Gurkha, phía Việt Minh có sáu người bị thiệt mạng.

Đợt thứ hai vào ngày 10/10/1945, toàn bộ một trung đội Ấn Độ do Anh chỉ huy bị giết khi tuần tra ở ngoại ô.

Trận thứ ba nổ ra ngày 13/10/1945, khi quân Việt Minh tấn công ồ ạt vào các điểm do lính Ấn Độ (Punjab), một số quân Pháp và Nhật bảo vệ, cũng ở ngoại ô Sài Gòn. Trong trận này, các nguồn của Anh nói có 500 quân Việt Minh bị giết.

Trong tháng 10/1945, các tài liệu Anh có ghi nhận những trận phản công của Việt Minh “đánh vào các cơ sở như nhà máy điện, nước, cầu cảng, sân bay trên toàn khu vực Sài Gòn – Gia Định trong đợt thứ ba bằng vũ khí nhỏ, lựu đạn, súng cối”.

Các sử liệu Anh cũng viết “Việt Minh chuyển sang chiến thuật bao vây nhỏ” nhưng không nói rõ vây gì và ở đâu. Đặc biệt, trong cuộc giao tranh lần ba này, “các nhóm quân Pháp mới đến đã được trao nhiệm vụ giải cứu cho các cuộc bao vây trong lúc quân Anh dùng cách tuần tra hung bạo (aggressive patrolling) để gây bất ngờ cho Việt Minh”.

Quân Anh – Ấn lúc này có 20.000 quân cùng trên 2500 quân Pháp và một số tiểu đoàn lính Nhật được tái vũ trang đã liên tục tổ chức các cuộc hành quân, lùng sục để truy bắt các đơn vị Việt Minh. Chính phủ Anh lúc này lo ngại về việc có khả năng quân Anh sẽ bị dính líu sâu vào cuộc chiến Đông Dương mà thực chất nước Anh chẳng có lợi ích gì. Lúc này, có 2 luồng quan điểm khác nhau về Đông Dương :

Tổng tư lệnh Lord Alanbrooke cho rằng quân đội Anh ở Việt Nam chỉ nên duy trì sự chiếm đóng ở Sài Gòn rồi trao trả lại quân Pháp vì lúc này nước Anh cũng đã kiệt quệ về chiến tranh Thế Giới Thứ 2 nên không đủ sức duy trì cuộc chiến lâu dài ở Đông Dương

Còn Bộ Ngoại giao Anh với trợ lý Thứ trưởng Oliver Harvey lại tin rằng Anh nên nỗ lực tối đa giúp Pháp giành ảnh hưởng ở Đông Dương để đổi lại, Pháp sẽ giúp Anh ở Châu Âu

Chính phủ Anh lúc này không muốn có sự phiền toái với Mỹ và cũng không đủ lực để giúp Pháp nên chỉ giúp Pháp với lượng vũ khí hạn chế. Đến tháng 5/1946, các đơn vị tác chiến Ấn Độ và Anh cuối cùng rút khỏi Đông Dương. Chiến dịch Masterdom chấm dứt.

Trong số 20.000 quân Anh tham chiến ở Việt Nam, có khoảng 40 người bị giết. Phía Việt Minh tuy tinh thần chiến đấu cao, nhưng vũ khí lạc hậu và chưa được tổ chức quy cũ, nên đã hy sinh chừng 2500 quân, theo các tài liệu tiếng Anh.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex