Địa đạo Vịnh Mốc tỉnh Quảng Trị
Nếu ở miền Nam có địa đạo Củ Chi thì dân miền Trung cũng có thể tự hào về Địa đạo Vịnh Mốc tỉnh Quảng Trị nằm ở thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh đã góp công lớn trong chiến tranh Việt Nam
Trong những năm 1960, không quân Mỹ bắt đầu các cuộc tấn công bằng không quân và tỉnh Quảng Trị thuộc vùng I Chiến Thuật trở thành nơi ác liệt nhất. Và để chống lại bom đạn của không quân Mỹ và pháo binh Mỹ, cuối năm 1963, ông Trần Nam Trung thuộc Trung ương Cục Đảng cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam khi ra Bắc có ghé thăm Quảng Trị và đề nghị tiến hành xây dựng các hầm ngầm như ở Củ Chi. Dân Vĩnh Linh dưới sự chỉ đạo của đồn trưởng công an Lê Xuân Vy bắt đầu đào địa đạo Vịnh Mốc từ năm 1965 và cơ bản hoàn thành tháng 12 năm 1966 và những năm tiếp theo, hệ thống đường hầm liên tục được mở thêm
Địa đạo Vịnh Mốc có tổng chiều dài trục chính hơn 2.000m. Mỗi đoạn 4m có 1 căn hộ gia đình, rộng 0,8m, sâu 1,8m, dùng cho 4 người ở. Địa chất ở đây là đất đỏ Bazan nên càng lộ ra thì không khí lạnh làm đất càng cứng và địa đạo ngày càng vững chãi. Các hộ gia đình đều ăn uống, sinh hoạt trong địa đạo và chỉ ra ngoài khi cần thiết
Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được chia làm 3 tầng: tầng 1 sâu 12m, dùng để các đơn vị di chuyển trong chiến đấu, tầnầu cách mặt đất 15m là nơi dân chúng sinh hoạt, học tập, bệnh viện, .. và tầng cuối cùng sâu 23m, được dùng để cất giấu lương thực và vũ khí.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhờ có địa đạo Vịnh Mốc mà người dân Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đã tránh được rất nhiều thiệt hại về nhân mạng do bom đạn Mỹ gây ra. Theo thống kê, lúc thời điểm ác liệt nhất vào năm 1968-1969, đã có đến gần 1.200 người sinh sống trong địa đạo Vịnh Mốc
n3iev5