Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Phước Long năm 1975 và hệ quả của nó

3 1,827

Sau gần 1 tháng chống cự lại cuộc tấn công của quân Giải Phóng. Đêm ngày 6 tháng 1 năm 1975, quân đội VNCH phải rút khỏi Phước Long và chỉ chưa đến 4 tháng sau trận đánh Phước Long năm 1975,  quân Giải Phóng đã giải phóng hoàn toàn miền Nam

Ngày 6 tháng 12 năm 1974, quân Giải Phóng tấn công dữ dội núi Bà Đen. Đây là vị trí cực kỳ quan trọng vì vừa là điểm cao, có thể quan sát rộng khắp khu vực vừa là nơi đặt đài thu phát sóng, thu các tín hiệu tình báo đồng thời điều khiển không lưu, chỉ điểm cho máy báy ném bom, oanh kích và hướng dẫn pháo kích trong khu vực. Trước áp lực quá lớn, quân Việt Nam Cộng Hòa sau gần 30 ngày cầm cự đã phải rút bỏ khỏi núi Bà Đen vào ngày 6 tháng 1 năm 1975. Việc rút khỏi núi Bà Đen, khiến không quân Việt Nam Cộng Hòa gặp nhiều khó khăn trong việc oanh kích quân Giải Phóng

Ngày 14 tháng 12 năm 1974, quân Giải Phóng do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy với Sư đoàn 3 đã tấn công Chi khu Đức Phong ( Bù Đăng ) và Chi Khu Bố Đức ( Bù Na ). Trước đó, tướng Trần Văn Trà với sư đoàn 9 cũng đã tấn công phía Tây của tỉnh Tây Ninh nhằm phân tán lực lượng Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó, sư đoàn 7 quân Giải Phóng cũng tham chiến ở Phước Long. Các chi khu ở Phước Long do các đơn vị Biệt Động Quân Biên Phòng với chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người Thượng, … bị tràn ngập, tiểu đoàn 363 Biệt Động Quân Biên Phòng phải rút về Phú Riềng, căn cứ hỏa lực Bù Na với các khẩu pháo 105mm bị mất, quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ kịp phá hủy 1 số khẩu pháo, còn 4 khẩu còn nguyên vẹn cùng khoảng 3.000 viên đạn bị quân Giải Phóng thu giữ

Lúc này, ở Biên Hòa, vùng 3 Chiến Thuật do tướng Dư Quốc Đống vừa đến nhậm chức và chỉ huy. Ông cùng bộ tham mưu nghiên cứu và thấy cần thiết ít nhất 1 sư đoàn để tăng cường. Nhưng do lực lượng trừ bị không còn, ông đành rút 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 5 để tăng viện cho Phước Long

Ngày 16 tháng 12, Bộ Tư Lệnh quân đội VNCH cho đổ bộ tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 7, sư đoàn 5 xuống Phước Long. Lúc này, cả tỉnh Phước Long chỉ còn 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn Biệt Động Quân biên phòng thực chất là địa phương quân người Thượng với quân số toàn bộ 1.500 người. Lúc này quân Giải Phóng có 2 sư đoàn là sư đoàn 3 và sư đoàn 7, được tăng cường 2 chiến đoàn xe tăng T-54 và PT-76

Ngày 16 tháng 12, tiểu đoàn 2 thuộc sư đoàn 5 bộ binh VNCH tấn công nhằm tái chiếm lại Chi khu Bố Đức ( Bù Na ) . Đến trưa thì chiếm lại được. Sân bay Sông Bé được sửa sang gấp rút để đưa dân chúng di tản khỏi vùng chiến sự. 

Ngày 22 tháng 12, sư đoàn 7 quân Giải Phóng với 3 trung đoàn 141, 201 và 209 với xe tăng T-54 lại tấn công ác liệt và chiếm lại được Bố Đức, tiểu đoàn 2 phải rút về thị xã Phước Long và sau đó đến chiếm được Chi Khu Phước Bình (Bù Đốp) vào ngày 23 và chiếm được chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài) vào ngày 26 tháng 12

Bản đồ trận đánh Phước Long năm 1975 ttrong chiến tranh Việt Nam - batle of Phuong Long 1975 map in Viet Nam war
Bản đồ trận đánh Phước Long năm 1975 ttrong chiến tranh Việt Nam – batle of Phuong Long 1975 map in Viet Nam war

Như vậy, chỉ trong chưa đầy 2 tuần, quân Việt Nam Cộng Hòa mất cả 4 chi khu là : Chi khu Đức Phong ( Bù Đăng ), Chi khu Bố Đức ( Bù Na ), Chi Khu Phước Bình (Bù Đốp) , chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài) và chỉ còn lại căn cứ Bà Rá, chi khu Phước Bình và thị xã Phước Long

Sau khi chiếm được 4 chi khu, tướng Lê Đức Anh tạm thời cho quân Giải Phóng nghỉ ngơi, và khi thấy rằng quân Mỹ sẽ không tham chiến để giúp Việt Nam Cộng Hòa, ông đã quyết định tấn công luôn thị xã Phước Long

Ngày 30 tháng 12, quân Giải Phóng tấn công chi khu Phước Bình lúc này do tiểu đoàn 2 sư đoàn 5 bộ binh phòng trú, giao tranh ác liệt xảy ra và đến ngày 31, áp lực quá nặng, tiểu đoàn 2 phải rút về sân bay Sông Bé và đến chiều ngày 31, quân VNCH mất tiếp căn cứ Bà Rá

Ngày 1 tháng 1, quân Giải Phóng với xe tăng T-54 tấn công thị xã Phước Long lúc này chỉ còn 1 ít binh sĩ tiểu đoàn 2, biệt động quân biên phòng, địa phương quân do Đại Tá Nguyễn Thống Thành, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Phước Long là người trực tiếp chỉ huy trận đánh Phước Long năm 1975. Ông Thành từng đánh trận An Lộc, được vinh thăng đại tá tại mặt trận, và ngày 26 tháng 8 năm 1972 được thăng chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Bình Long.

Ngày 2-1, một cuộc họp diễn ra tại dinh Độc Lập, gồm có Tổng thống Thiệu, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống – tư lệnh Quân Đoàn 3.  Đề tài của buổi họp là quết định có nên tiếp viện cho Phước Long hay không, nếu có thì như thế nào?

Lúc này, quân đoàn 3 có 3 sư đoàn trực thuộc thì sư đoàn 18 và sư đoàn 25 đang phòng thủ Tây Ninh. Sư đoàn 5 đang phòng thủ phía Bình Dương do đó, tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn 3, đề nghị BTTM tăng cường cho ông Sư đoàn Nhảy dù hoặc sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến hoặc ít nhất 1 sư đoàn Bộ binh khác . Việc tăng viện không được đáp ứng do sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị trói chặt ở mặt trận Quảng Trị. Sư đoàn Dù đang căng mình chi viện cho vùng I và Vùng II Chiến Thuật. Do cảm thấy nếu không tăng viện thì không thể làm gì để cứu Phước Long do đó, ông xin từ chức; Tổng thống Thiệu không chấp thuận và tướng Đống buộc phải chi viện cho trận Phước Long với những gì có sẵn ở quân đoàn 3. Do đó, ông tăng viện thêm cho Phước Long 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 5 bộ binh và 2 đại đội thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù

Lúc này, tham dự trận đánh Phước Long, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5, ba đại đội trinh sát thuộc các Sư đoàn 5, 18 và 25, hai đại đội thuộc Liên Đoàn 81 Biệt kích dù và đơn vị tình báo 101 thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tổng quân số dưới 4.000 người.

Quân Giải Phóng tham dự trận đánh gồm 3 sư đoàn : sư đoàn 5, 7,9. Hai trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn vận tải, 2 tiểu đoàn xe tăng T-54 và xe tăng PT-76 chưa kể các đơn vị du kích trong tỉnh

Xem tiếp : Trận đánh Phước Long năm 1975 và hệ quả của nó – P2

3 Comments
  1. Vết Rạn Phước Long (1/2)   – Người Đọc Sử

    […] Quân “Giải phóng” tham dự trận đánh gồm 3 sư đoàn : sư đoàn 3, 7,9. Hai trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn vận tải, 2 tiểu đoàn xe tăng T-54 và xe tăng PT-76 chưa kể các đơn vị du kích trong tỉnh. https://chientruongvietnam.com/2019/01/10/tran-danh-phuoc-long-nam-1975-va-he-qua-cua-no/ […]

  2. Từ Phước Long Đến Ban Mê Thuột (1/3)   – Người Đọc Sử

    […] Quân “Giải phóng” tham dự trận đánh gồm 3 sư đoàn : sư đoàn 3, 7,9. Hai trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn vận tải, 2 tiểu đoàn xe tăng T-54 và xe tăng PT-76 chưa kể các đơn vị du kích trong tỉnh. https://chientruongvietnam.com/2019/01/10/tran-danh-phuoc-long-nam-1975-va-he-qua-cua-no/ […]

  3. […] Quân “Giải phóng” tham dự trận đánh gồm 3 sư đoàn : sư đoàn 3, 7,9. Hai trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn vận tải, 2 tiểu đoàn xe tăng T-54 và xe tăng PT-76 chưa kể các đơn vị du kích trong tỉnh. https://chientruongvietnam.com/2019/01/10/tran-danh-phuoc-long-nam-1975-va-he-qua-cua-no/ […]

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex