Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Binh sĩ Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam

0 4,336

Binh sĩ Đại Hàn hay binh sĩ Hàn Quốc – binh sĩ Nam Triều Tiên là thuộc quốc gia đóng góp binh sĩ nhiều thứ 2 sau Mỹ. Có 320.000 lượt binh sĩ Đại Hàn đã tham chiến trong chiến tranh Việt Nam

Năm 1964, khi chiến trường Việt Nam ngày càng ác liệt, quân Giải Phóng ngày càng lớn mạnh, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức gửi lời yêu cầu giúp đỡ đến chính phủ Đại Hàn. Thực ra thì Đại Hàn đã định giúp đỡ quân sự cho Việt Nam từ năm 1954 tuy nhiên, sau đó dự định này bị hủy bỏ. Tháng 2 năm 1965, binh sĩ Hàn Quốc chính thức đặt chân đến Việt Nam với quy mô 1 lữ đoàn gọi là lực lược Dove – Dove Force. Lực lượng này bao gồm công binh, nhân viên liên lạc, quân cảnh, … Lực lượng này được triển khai đến Biên Hòa để tham gia các công tác chống nổi dậy với việc các công binh tham gia xây cầu, đường, các bác sĩ quân y điều trị quân binh, nhân dân, …. có khoảng 30.000 người đã được Đại Hàn chữa trị

Tình hình ngày càng tồi tệ, quân Việt Nam Cộng Hòa với sức chiến đấu yếu kém ngày càng thua trận nhiều hơn, chính phủ Mỹ yêu cầu các quốc gia đồng minh chia sẽ gánh nặng và tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã yêu cầu chính phủ Đại Hàn của ông Park Chung Hee tham chiến ở Việt Nam với quy mô 1 sư đoàn và ông Park Chung Hee đã đồng ý với điều kiện các binh sĩ Hàn Quốc chỉ nghe lệnh trực tiếp từ sĩ quan Hàn Quốc. Mỹ đáp ứng Hàn Quốc điều này, về mặt chỉ huy chiến thuật, sĩ quan Hàn Quốc trực tiếp ra lệnh, nhưng các đơn vị Hàn Quốc phải nghe lệnh của sĩ quan Mỹ là chỉ huy Vùng Chiến Thuật và tất cả đều phải đặt dưới quyền của tổng tư lệnh Mỹ ở chiến trường Việt Nam là tướng William Westmoreland

Mỹ cũng đáp ứng 1 số yêu cầu của Hàn Quốc về việc sẽ chi trả chi phí cho binh sĩ theo chế độ lính Mỹ, trang bị vũ khí, … Ngày 19 tháng 8, đơn vị chiến đấu Hàn Quốc đầu tiên đến Việt Nam là sư đoàn Mãnh Hổ (Capital – Tiger Division ) và lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến là lữ đoàn Rồng Xanh (lữ đoàn Thanh Long). Cuối năm 1965, có khoảng 18.000 binh sĩ Đại Hàn đã có mặt ở Việt Nam

Năm 1966, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục yêu cầu Nam Triều Tiên triển khai thêm binh sĩ và sư đoàn 9 Đại Hàn – Sư đoàn Ngựa Trắng – sư đoàn Bạch Mã đã được triển khai đến Việt Nam, nâng quân số binh sĩ Đại Hàn lên 45.000 người. Với sự đề nghị của tướng Westmoreland, tư lệnh sư đoàn Mãnh Hổ là tướng Chae Myung Shin đã thành lập bộ chỉ huy quân đoàn ở ngoài Nha Trang và giao quyền chỉ huy sư đoàn lại cho tướng Lew Byong Hion, người này sau này là Đại Sứ Hàn Quốc ở Mỹ

Lính Đại Hàn - Binh sĩ Hàn Quốc sư đoàn Bạch Mã đang thẩm tra dân làng ở Bồng Sơn trong chiến tranh Việt Nam - South Korea soldier White Horse division was investigating suspected civils at Bong Son in Viet nam war
Lính Đại Hàn – Binh sĩ Hàn Quốc sư đoàn Bạch Mã đang thẩm tra dân làng ở Bồng Sơn trong chiến tranh Việt Nam – South Korea soldier White Horse division was investigating suspected civils at Bong Son in Viet nam war

Binh sĩ Đại Hàn

Sư đoàn Đại Hàn được biên chế giống sư đoàn Mỹ với 3 trung đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo, ngoài ra còn có các đơn vị yểm trợ như công binh, quân y, quân cảnh, liên lạc, trinh sát, … Sư đoàn Đại Hàn đầu tiên tham chiến ở Việt Nam là sư đoàn Mãnh Hổ, sư đoàn này được thành lập năm 1948 đã tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên, sư đoàn này đã chiến đấu ở Pusan và tham gia cuộc phản công của tướng Douglas MacArthur

Các binh sĩ Đại Hàn chiến đấu ở Việt Nam đều là binh sĩ tình nguyện, họ theo quân lệnh độc lập của đơn vị, không phụ thuộc vào tướng lĩnh Mỹ và được trả lương cao hơn, thời hạn quân vụ là 3 năm và các tướng chỉ huy do đích thân tổng thống Đại Hàn Park đề cử

Lính Đại Hàn được đánh giá là có sức chiến đấu cao do họ từng tham chiến trong cuộc chiến Triều Tiên với binh sĩ Bắc Triều Tiên, họ thù ghét chế độ Cộng Sản. Các binh sĩ Đại Hàn được huấn luyện tae kwon do và họ luôn rèn luyện võ này 30 phút vào buổi sáng. Họ luôn tuân theo quân kỷ một cách nghiêm khắc 

Tạp chí Time năm 1966 đã viết :

“Các binh sĩ Việt Cộng bị bắt giữ thừa nhận, họ được lệnh tránh đụng trận với lính Đại Hàn bằng mọi giá trừ khi chắc chắn sẽ chiến thắng 100%”

Binh lính Đại Hàn tham gia công tác chống nổi dậy tốt hơn hẳn so với lính Mỹ do họ cũng là người Châu Á, vóc dáng, màu da tương tự, họ cũng thờ đạo Phật, ăn cơm giống người Việt Nam. Họ cũng đi tham dự chùa chiền, tu bổ cầu đường, điều trị bệnh tật, … cho người dân. 

Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc cũng gây nhiều tội ác ở Việt Nam. Trong 1 sự kiện ít người biết đến tại làng Thổ Lâm, quân đội Đại Hàn đã giết chết 46 dân làng sau khi một bẫy mìn giết chết 4 sĩ quan Đại Hàn. Ngoài ra, binh sĩ Hàn Quốc còn gây ra nhiều vụ cưỡng hiếp phụ nữ, giết chết dân làng ở các vụ thảm sát Phong Nhất, thảm sát Phong Nhì, thảm sát Hà My… Các vụ hiếp dâm và các mối tình qua đường đã sinh ra nhiều trẻ em mang 2 dòng máu và bị gọi là Lai Đại Hàn. Các nạn nhân hiếp dâm và các em bé bị khinh miệt, sống cuộc sống khổ cực. Đến năm 2019, tại quốc Hội Anh đã diễn ra sự kiện tổ chức Công Lý cho Lai Đại Hàn – Justice for Lai Dai Han – JLDH đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra và buộc chính phủ Hàn Quốc xin lỗi các nạn nhân trong chiến tranh Việt Nam

Lính Đại Hàn thuộc sư đoàn Mãnh Hổ đang áp giải 10 người bị tình nghi ở Ninh Hòa năm ngày 20 tháng 2 1966 trong chiến tranh Việt Nam - A string of ten blindfolded Viet Cong suspects is led to his base camp by a soldier of the Korean Tiger division on Feb. 20, 1966 in Viet Nam war
Lính Đại Hàn thuộc sư đoàn Mãnh Hổ đang áp giải 10 người bị tình nghi ở Ninh Hòa năm ngày 20 tháng 2 1966 trong chiến tranh Việt Nam – A string of ten blindfolded Viet Cong suspects is led to his base camp by a soldier of the Korean Tiger division on Feb. 20, 1966 in Viet Nam war

Các tài liệu cho thấy, quân đội Đại Hàn đã giết chết khoảng 8.000 dân Việt Nam trong giai đoạn 1965 – 1973. Tro cuộc phỏng vấn năm 2.000, tướng Chae đã thừa nhận lính ông đã giết nhiều dân vô tội ở Việt Nam nhưng ông đổ rằng đó là “bi kịch của chiến trường”

Hiệu quả chiến đấu

Năm đầu tiên ở Việt Nam là năm thành công của quân đội Đại Hàn, sư đoàn Mãnh Hổ đóng ở Bình Định đã mở đại lộ 19 và Quốc Lộ 1 đến phía bắc núi Phù Cát. Trên chiến trường, đã giết 3.000 quân Giải Phóng và đổi lại có 290 binh sĩ Đại Hàn bị chết

Ở phía Nam, lữ đoàn Thanh Long mở các cuộc hành quân từ Cam Ranh xuống Tuy Hòa, Phú Yên. Tuy Hòa là nơi trung đoàn 95 quân Giải Phóng đặt căn cứ, huấn luyện, tuyển mộ binh lính và dự trữ lúa gạo. Lữ đoàn Thanh Long đã kết hợp với lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn 101 Nhảy Dù Mỹ mở cuộc hành quân Van Buren – Operartion Van Buren. Trong 33 ngày hành quân, có 54 lính Mỹ và 45 lính Đại Hàn chết, đổi lại có 679 quân Giải Phóng bị tử trận

Sư đoàn 9 – sư đoàn Bạch Mã được đặt tên sau chiến thắng năm 1952 ở núi Bạch Mã trước quân đội Triều Tiên, sư đoàn này đóng quân ở thị trấn Ninh Hòa. Khi mở đường 19 và quốc Lộ 1, sư đoàn triển khai trung đoàn 29 đến phòng thủ sân bay Ninh Hòa, trung đoàn 30 đến Cam Ranh và trung đoàn 28 giữ Tuy Hòa

Năm 1967, sư đoàn Bạch Mã tham gia cùng sư đoàn Mãnh Hổ mở cuộc hành quân Oh Jac Kyu – Operation Oh Jac Kyu để tấn công trung đoàn 95 quân Giải Phóng. Sau đó, sư đoàn lại mở cuộc hành quân Hong Kil Dong – Operation Hong Kil Dong, trong một trận đánh ngày 27 tháng 7, sư đoàn giết chết 32 quân Giải Phóng, ngày 29, giết chết tiếp 18 quân Giải Phóng, trong 3 tuần, sư đoàn càn quét tỉnh Phú Yên, giết chết hơn 400 quân Giải Phóng. Năm 1968, sư đoàn mở cuộc hành quân Operation Baek Ma 9, chỉ trong 1 trận đánh ngày 25 tháng 10(ngày kỷ niệm thành lập sư đoàn) , giết chết 200 quân Giải Phóng mà không tổn thất 1 người nào

Tháng 7, năm 1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân Lincoln, tướng Chae cử tiểu đoàn 3 thuộc sư đoàn Mãnh Hổ trợ chiến. Đầu tháng 8, đại đội 9 Đại hàn được tăng cường trung đội 1 , đại đội 1, trung đoàn 69 Thiết Giáp Mỹ đóng chốt cách biên giới Campuchia 5km. Sáng hôm đó, các đơn vị tuần tiễu phát hiện nhiều dấu chân quân Giải Phóng và các bẫy mìn đã giết chết 4 quân Giải Phóng. Đến buổi tối, đại đội 9 báo động cả đơn vị và trung đội 2 tổ chức phòng thủ các chiến hào. Khoảng 1h sáng, mìn phát nổ, quân Giải Phóng tổ chức tấn công, súng cối quân Giải Phóng bắn dữ dội vào căn cứ và làm bị thương 2 trung đội trưởng và đại đội trưởng Kang. Đại úy Lee tạm thời nắm quyền chỉ huy đại đội ra lệnh binh sĩ tiếp tục cố thủ và ông liên tục ở chốt chỉ huy để chỉ huy trận đánh. Quân Giải Phóng liên tục áp sát, 2 bên giao chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn. Xe tăng Mỹ bắn liên tục vào hướng bìa rừng để ngăn chận quân Giải Phóng tiếp tục tràn vào. Đến 4h sáng, quân Giải Phóng tiếp tục tấn công và bị đẩy lùi. Đến sáng thì họ rút quân hẳn, bỏ lại 184 xác quân Giải Phóng và 1 số bị bắt làm tù binh

Lính Đại Hàn sư đoàn Mãnh Hổ trong trận đánh ở Bồng Sơn năm 1966 trong chiến tranh Việt Nam - South Korea Capital Tiger Division at Bong Son in Viet Nam war 1966
Lính Đại Hàn sư đoàn Mãnh Hổ trong trận đánh ở Bồng Sơn năm 1966 trong chiến tranh Việt Nam – South Korea Capital Tiger Division at Bong Son in Viet Nam war 1966

Cơ cấu 

Sư đoàn Mãnh Hổ bao gồm :

  • trung đoàn 20 thiết kỵ, trung đoàn 1 và trung đoàn 26 bộ binh. Mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn
  • Tiểu đoàn 10, 60, 61 pháo 105mm
  • Tiểu đoàn 628 pháo 155mm
  • Các đơn vị quân y, thám thính, hậu cần, liên lạc, ….

Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến – Lữ đoàn Rồng Xanh, lúc đầu đóng ở Cam Ranh, sau đó chuyển ra Tuy Hòa, tháng 8 năm 1966, chuyển đến Bồng Sơn, bắc Quy Nhơn. Lữ đoàn bao gồm tiểu đoàn 1,2,3 sau đó đến năm 1967 được tăng cường thêm tiểu đoàn 5

Sư đoàn 9 – Sư đoàn Bạch Mã (Ngựa trắng) triển khai ở Vùng 2 Chiến Thuật, chịu trách nhiệm các khu Cam Ranh, Ninh Hòa, Tuy Hòa bao gồm :

  • trung đoàn 28,29,30 bộ binh. Mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn
  • Tiểu đoàn 30, 51, 52 pháo 105mm
  • Tiểu đoàn 966 pháo 155mm
  • Các đơn vị quân y, thám thính, hậu cần, liên lạc, ….

Tổng quân số chiến đấu của lính Đại Hàn khoảng 45.000 người. Nhìn chung, các tướng Mỹ không hài lòng về binh sĩ Đại Hàn, tuy lính Đại Hàn có khả năng chiến đấu tốt, nhưng ít khi đụng các trận đánh lớn do tướng Chae thường tập trung quân ở các căn cứ và tránh tối đa các sự chạm súng để tránh thương vong. Ngoài ra, trên chiến trường, các tướng lĩnh Mỹ chỉ thường trực tiếp điều động các đơn vị lính Mỹ và Việt nam Cộng Hòa, còn muốn điều động lính Đại Hàn phải báo cho tướng Đại Hàn để họ trực tiếp điều động lính của họ

Lữ đoàn Rồng Xanh rời Việt Nam trong giai đoạn tháng 12 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972. Các đơn vị còn lại rời Việt Nam trong các tháng đầu năm 1973

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex