Sài Gòn Sụp Đổ Và Những Ngày Tháng 4 Năm 1975 – Fall of Saigon – P3
Dù đại sứ Martin, cố vấn Kissinger và tướng Weyand cố gắng thuyết phục tổng thống Ford xin thêm viện trợ từ Quốc Hội Mỹ để cứu Nam Việt Nam trước khi Sài Gòn sụp đổ nhưng chính quyền Mỹ đã kiên quyết dứt bỏ cuộc chiến này
Tổng thống Ford đã trách cứ Quốc Hội đã không cứu miền Nam Việt Nam . Ngày 16 tháng 4, khi trả lời phỏng vấn của tạp chí American Society of Newspaper. Ford nói : “Tôi không cảm thấy tự hào khi là người Mỹ. Mỹ đã không viện trợ quân sự lẫn kinh tế. Nếu có điều này, thảm họa ở miền Nam Việt Nam đã không xảy ra”. Nghị sĩ Mike Mansfield đã tức giận nói rằng tổng thống Ford đã “Bóp méo sự thật đến cùng cực”
Ngày 17 tháng 4, khi được biết rằng Hội Đồng Quân Đội Quốc Gia đã quyết định không không viện trợ bất cứ thứ gì cho miền Nam Việt Nam. Ford đã tức giận mắng : “Đồ con hoang”. Hai ngày sau, giám đốc CIA là William Colby nói với Ford “Miền Nam Việt Nam sẽ bị đánh bại sớm”
Tình hình ở miền Nam Việt Nam đã vượt khỏi sự trợ giúp nếu có của Mỹ. Trong ngày 16 tháng 4, phòng tuyến Phan Rang do tướng Weyand đề nghị đã bị quân Giải Phóng xuyên thủng. Tối ngày 20 tháng 4, quân đội VNCH rút khỏi Xuân Lộc. Ngày hôm sau, tổng thống Thiệu nói với cố vấn rằng sẽ từ chức và sẽ đọc diễn văn này tại Hội Đồng Quốc Gia. Thiệu khóc và nói rằng “Người Mỹ đã rút đi và bỏ rơi chúng ta”. Thiệu từ chức và nhường quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương, một người đã 72 tuổi và hỏng một mắt
Đêm trước khi Thiệu từ chức, Polgar nói với Snepp : “Tôi có 1 nhiệm vụ quan trọng giao cho ông, đêm mai, ông sẽ đón Thiệu ở nhà Phó Thủ Tướng và đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất, ông ta sẽ đi khỏi Việt Nam”
Snepp nhớ lại : “Khi tôi đón ông ta, Thiệu đang mặc 1 bộ đồ Veston xám. Ông ta vốn khá nhanh nhẹn nhưng lúc đó đang say rượu. Chúng tôi chạy xe ra sân bay và tôi rất lo sợ rằng tướng Kỳ sẽ tấn công xe và giết Thiệu”. Ở sân bay, Polgar đang đứng cạnh máy bay C-130 của CIA và chở Thiệu đến Đài Loan. Snepp cảm thấy chột lòng và Thiệu nhận ra, ông nói “Cảm ơn”. Snepp nói : “Tôi cảm thấy lạ lùng, ông ta cảm ơn tôi vì điều gì khi nhiều người Mỹ đã chết”
“Đại sứ Graham Martin đã thuyết phục Thiệu từ chức nhằm có thể thương thảo với quân Giải Phóng. Một nhân vật trung lập như tướng Minh lên nắm quyền có thể khiến Hà Nội hài lòng. Chúng tôi không có tin tức tình báo về điều này một cách rõ ràng trong khi các tin bắt được từ điện đài cho biết Hà Nội đang đưa thêm 2 sư đoàn vào Nam để tăng cường”
Ngày 24 tháng 4, tổng thống Ford đọc diễn văn ở trường Đại Học Tulane. Bài diễn văn do Bob Hartmann soạn thảo, trong đó có đá xéo bài diễn văn của Kissinger đã soạn cho Ford đọc tại Quốc Hội ngày 10 tháng 4. Bob Hartmann nhắc đến sự kiêu hãng của người Mỹ. Ford nói :
“Chúng ta không thể đạt được bất kỳ điều gì từ trận đánh vốn đã chấm dứt do người Mỹ không còn quan tâm đến nó”. Các sinh viên reo hò hoan hô còn Ford thì mỉm cười
Ngày 28 tháng 4, Martin gửi điện tín cho Kissinger và dự đoán : “Người Mỹ có thể ở lại thêm hơn 1 năm”. Lúc này các sư đoàn quân Giải Phóng vẫn đang tiến quân, sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục và máy bay không thể cất cánh hoặc hạ cánh. Đại sứ quán Mỹ đã triển khai các cuộc di tản bằng trực thăng. Khá nhiều sĩ quan trẻ là nhân viên CIA, Đại Sứ Quán, … đã được di tản trước đó vài tuần lễ. Các nhân viên Đại Sức Quán còn lại tiến hành thiêu hủy và phá hủy hàng núi các tài liệu
Ngày 30 tháng 4, Washington ra lệnh chấm dứt di tản. Các máy bay trực thăng đang bay trên Việt Nam nhận được điện đàm từ tổng thống Mỹ ra lệnh. Chỉ có người Mỹ được di tản và đại sứ Graham Martin sẽ đi chiếc trực thăng đầu tiên
4:45 sáng, đại úy Jerry Berry đáp trực thăng CH-46 trên tòa Đại Sứ, Berry từ chối chở những người di tản được Thủy Quân Lục Chiến Mỹ dẫn đến, ông giải thích rằng đã được lệnh của tổng thống Mỹ chỉ chở đại sứ Martin và các sĩ quan của ông. 4h58, trực thăng cất cánh, 1 chiếc CH-46 đáp xuống và chở theo các sĩ quan còn lại của Martin.
11h, Sài Gòn sụp đổ – Fall of Saigon, khi xe tăng quân Giải Phóng tiến vào Dinh Độc Lập, tướng Dương Văn Minh đầu hàng, chấm dứt cuộc chiến 20 năm
Sáng hôm sau, tổng thống Ford gặp Henry Kissinger và Brent Scowcroft . Họ thảo luận từ 9:50 đến 10:30. Ford nói : “Tom Corcoran nói rằng Anna Chennault đang đến Đài Loan và sẽ gặp Thiệu ở đó. Chúng ta có nên gửi 1 lá thư ?”
Kissinger nói : “Tôi sẽ gửi ông ấy 1 lá thư”. Đó là những đề cập cuối cùng về chính quyền Miền Nam
Ford nói tiếp : “Tôi đã nói với Ron Nessen – thư ký báo chí Nhà Trắng tôi không muốn bị Graham Martin chỉ trích. Ông ta đã có quá nhiều áp lực “
Kissinger : “Tôi sẽ nói rằng ngài không muốn đề cập nhiều về việc đó, nếu không đó sẽ là ngụ ý của những lời chỉ trích”
Đó cũng là những lời thảo luận cuối cùng liên quan đến miền Nam Việt Nam. Cuộc thảo luận chuyển sang tình hình Trung Đông và Israel
Xem lại từ đầu : Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975 – Fall of Saigon – P1
Xem lại : Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975 – The fall of Saigon – P2