Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P9

0 1,392

Trong trận đánh Khe Sanhbattle of Khe Sanh 1968 , tướng Tompkins và đại tá Lownds vẫn luôn e ngại về tuyến phòng thủ sườn Đông của căn cứ

Ngày 27 tháng 1, tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa với quân số 318 người và cũng là tiểu đoàn cuối cùng được đưa đến tăng viện. Đại tá Lownds đã phái tiểu đoàn này đến phía Đông để tăng viện cho tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn này đã ra ngoài tuyến phòng thủ 200m để lập phòng tuyến mới

Tuy hiệp định ngừng bắn trong tháng 1 đến gần nhưng tình hình ở Khe Sanh có thể thấy rõ về sự báo hiệu của trận đánh Khe Sanh với quy mô lớn đang hiện rõ. Sau đó, khi cuộc Tổng Tiến Công và Nội Dậy Tết Mậu Thân 1968 diễn ra khắp nơi, lệnh ngừng bắn ở Vùng I Chiến Thuật bị hủy bỏ. Thủy Quận Lục Chiến Mỹ ở Khe Sanh càng gấp rút gia tăng hoạt động phòng thủ như đào thêm các chiến hào, gia cố các vị trí phòng thủ bằng các bao cát, đắp thêm các hầm chống pháo, … với trù tính về việc căn cứ phải đứng vững trong ít nhất 2 tháng. Quân Giải Phóng cũng gia tăng các đợt pháo kích cũng như các cuộc tấn công thăm dò ở các vị trí tiền đồn. Trận đánh Khe Sanh đang diễn ra tình trạng cả 2 phía giống như 2 võ sĩ đấu võ đài khi 1 người liên tục tung các quả đấm thăm dò còn 1 đấu sĩ thì phòng thủ kín kỹ chờ đợi tung 1 quả đấm quyết định hạ gục đối thủ

Vị trí các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong tuyến phòng thủ của căn cứ Khe Sanh trong trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam - Location of US Marines for Khe Sanh Combat base in battle of Khe Sanh 1968 in Vietnam war
Vị trí các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong tuyến phòng thủ của căn cứ Khe Sanh trong trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Location of US Marines for Khe Sanh Combat base in battle of Khe Sanh 1968 in Vietnam war

PHẦN IV

VÒNG VÂY KHE SANH

Khi trận đánh Mậu Thân 1968 diễn ra khắp miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 1 năm 1968 tại 36 trung tâm của tỉnh, 64 trung tâm của địa phương và 5 thành phố lớn thì căn cứ Khe Sanh lại không hề bị tấn công. Rõ ràng là Hà Nội không cảm thấy thích nghi được với cuộc chiến tiêu hao kéo dài nên muốn tổ chức 1 trận đánh mang tính quyết định. Kết quả là Hà Nội đã tung vào trận đánh 62.000 quân sĩ mà một số lớn đã trà trộn vào các thành phố bằng cách giả dạng các thường dân và hy vọng có thể kêu gọi người dân nổi dậy chống chính quyền và kêu gọi binh sĩ miền Nam Việt Nam đào ngũ . Các đơn vị quân Giải phóng này được hứa rằng trong vài ngày tới sẽ có lực lượng tiếp viện đến yểm trợ

Cuộc tấn công diễn ra đã gây bất ngờ trong thời điểm ban đầu nhưng lực lượng Đồng Minh đã nhanh chóng phản công và đến ngày 11 tháng 2 đã tiêu diệt khoảng 32.000 quân Giải phóng với phần lớn là du kích và quân sĩ từ Bắc vào. Nhiều đơn vị quân Bắc Việt với mệnh lệnh chỉ là tấn công và chiếm giữ mục tiêu để chờ lực lượng tiếp viện đến đã nhanh chóng bị quét sạch. Đáng chú ý nhất chính là việc những người này là những cán bộ nòng cốt và là những chỉ huy quan trọng của cuộc chiến du kích mà Hà Nội đã nhiều năm đào tào và giữ gìn . Ngoại trừ ở Sài Gòn và Huế, cuộc chiến diễn ra nhiều ngày. Còn ở những nơi khác, đều bị tiệu diệt trong vài ngày

Tuy trả 1 cái giá rất đắc, nhưng Hà Nội đã thành công trong việc gây tiếng vang trong lòng người dân Mỹ. Sự phản đối cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam ngày càng gia tăng và ngày càng nhiều người yêu cầu rút quân Mỹ về nước

Dù muốn dù không, Khe Sanh thực tế là mục tiêu tối thượng của quân Giải phóng do đó, họ đã tập trung 2 sư đoàn tinh nhuệ ở đây nhằm mục đích chiếm Khe Sanh, sau đó chiếm Quảng Trị. Có thể xem trận đánh Khe Sanh là mục tiêu chính cho kế hoạch lớn hơn

Sau trận đánh Mậu Thân, các đơn vị du kích là lực lượng chính quy địa phương bị tổn thất nặng thì các đơn vị chính quy miền Bắc không bị ảnh hưởng nhiều. Với 4 sư đoàn quân Bắc Việt đang ở Vùng I Chiến Thuật và trong đó có 2 sư đoàn đang ở Khe Sanh, thực tế cho thấy đòn đánh lớn vẫn chưa được tung ra. Trong nhiều ngày liền sau đó, các đơn vị quân Giải Phóng ra sức đào các vị trí đặt pháo tầm xa lẫn vị trí pháo tầm gần, vị trí pháo cối, lập thêm nhiều nơi cất giấu vũ khí, … tất cả nhằm cho trận đánh Khe Sanh sắp đến

Các sự kiện liên tiếp cho thấy trận đánh Khe Sanh có mức lớn không thể đoán được. Nếu quân Giải Phóng thắng thế ở Khe Sanh thì tỉnh Quảng Trị sẽ bị nguy khốn vì sườn Tây bị hở. Khi đó, Sài Gòn sẽ bị mất thế trên bàn đàm phán. Chưa kể nếu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tổn thất nặng ở Khe Sanh thì nguy cơ về viễn cảnh của trận Điện Biên Phủ sẽ lặp lại và quân Giải phóng sẽ thắng về mặt trận tuyên truyền

Tướng Tompkins và đại tá Lownds cố gắng hết sức để gia cố tuyến phòng thủ để chống lại pháo binh của quân Giải Phóng đang pháo kích ngày càng nặng. Gần như mọi binh sĩ nào vừa được tăng viện đều lập tức được điều đi gia cố các bunker và các hào sâu có nắp che chắn phía trên. Trước đây, quy mô của căn cứ chỉ có 1 tiểu đoàn. Hiện giờ đã tăng lên 5 tiểu đoàn do đó cần thêm nhiều công sự mới, chiến hào mới càng nhanh càng tốt

Bộ chỉ huy trung đoàn yêu cầu các đơn vị cấp dưới phải có hầm trú ẩn với nóc hầm được che chắn chịu được tối thiểu pháo cối 82mm. Các bunker công sự được xây trung bình với diện tích 2.5mx2.5m và các góc hầm và ở giữa được chống bằng các khúc gỗ dày gần 20cm. Trên nóc là lót các tấm vỉ sắt trên đắp các bao cát. Thậm chí 1 số Thủy Quân Lục Chiến còn dùng các vỏ đạn 105mm xếp lên trên như lớp giáp. Trung bình đội công binh của trung đoàn 26 xây 1 bunker như thế mất 3-4 ngày. Bộ binh thì tốn thời gian lâu hơn. 

Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến luôn nhận được các câu hỏi : “Công sự của anh chịu được cỡ pháo bao nhiêu ?.”. Vật liệu xây dựng ở Khe Sanh chỉ phụ thuộc đường tiếp liệu hàng không. Bao cát thì dễ dàng nhưng các tấm thép, gỗ, .. thì quả là khó khăn. Do đó quả thực rất khó để TQLC Mỹ xây các hầm, chiến hào, … đủ sâu, đủ dày để chống lại các đợt pháo kích của quân Giải Phóng

Sự việc càng trở nên đáng ngại khi đại tá Lownds yêu cầu hầm chỉ huy của trung đoàn phải chịu được pháo kích cỡ tên lửa 122mm của quân Giải phóng. Khi công binh xây xong, đại tá Lownds yêu cầu nắp hầm phải có độ dày gấp đôi. Nhưng trước khi bộ chỉ huy dời vào trong hầm, 1 quả đạn pháo 152mm của quân Giải Phóng rơi trúng và xuyên qua cả 2 lớp nóc hầm

em từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P1

Xem lại : Trận đánh Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P8

Xem tiếp : Trận đánh Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P10

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex