Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lính Đại Hàn và thảm sát trong chiến tranh Việt Nam

0 1,771

Lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam là đơn vị đông thứ hai chỉ sếp sau quân đội Mỹ. Họ tham dự nhiều trận đánh và cũng đã thực hiện nhiều vụ thảm sát ở Việt Nam

Từ năm 1964 đến năm 1973, khoảng 320.000 binh sĩ Hàn Quốc được điều đến Việt Nam để tham chiến cùng binh lính Mỹ. Hàn Quốc chưa bao giờ công nhận những cáo buộc chống lại quân đội của mình và chưa bao giờ điều tra. Một số phụ nữ cho rằng họ bị hãm hiếp lúc chỉ mới 12 hoặc 13 tuổi. Hàn Quốc chưa bao giờ công nhận các cáo buộc chống lại quân đội của mình và chưa bao giờ tiến hành điều tra.

Đầu năm 1968, quân Bắc Việt và Mặt trận miền Nam tổ chức cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, một chiến dịch quân sự đẫm máu chống lại quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và quân đồng minh. Mỹ và quân đồng minh cũng tiến hành hàng loạt các cuộc hành quân, tấn công, càn quét vào các khu vực nghi ngờ là nơi trú quân của quân Giải Phóng. Cũng từ những đợt càn quét như thế, đã xảy ra cuộc thảm sát Mỹ Lai, các vụ hãm hiếp tập thể và thảm sát dân thường do quân Hoa kỳ gây ra vào tháng 3/1968.

Nguyễn Thị Thanh là con gái của bà Trần Thị Ngãi, bà Ngãi bị một lính Đại Hàn cưỡng hiếp và sinh ra bà Thanh. Gia đình bà phải bỏ đi nơi khác vì bị tai tiếng. Ngày 25 tháng 2 năm 1968, khu làng Hà My nơi mẹ con bà đang số thì bị lính Đại Hàn càn quét. Đó là các đơn vị thuộc sư đoàn Rồng Xanh của Đại Hàn. Bà kể lại :

“Họ gom nhiều người lại vào căn hầm trú ẩn phía trước nhà rồi ném lựu đạn xuống. Quả đầu tiên khiến người thím cùng đứa em họ còn ẵm ngửa chết ngay tại chỗ”

Bà kể lại là mẹ bà đã tìm cách che cho hai chị em bà. “Trời ơi, chết rồi con ơi,” mẹ bà kêu lên.

Sau vụ thảm sát Hà My, bà được đưa tới bệnh viện ở Đà Nẵng. Nhưng anh trai bà sau này kể lại đã chứng kiến việc binh lính ngày hôm sau cày ủi, san phẳng nơi từng là làng Hà My và không còn bất kỳ thi thể nào được tìm thấy. 

Người Mỹ đã gây ra nhiều vụ hành quân, bắn giết tàn bạo trong suốt 20 năm Cuộc chiến Việt Nam, nhưng dù họ chưa có lời xin lỗi thì cũng có sự thừa nhận dưới hình thức trợ giúp khắc phục hậu quả chiến tranh và mở phiên toà xử tội phạm chiến tranh. Nhưng chính phủ Hàn Quốc, nay đã có quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam, thì có vẻ như không sẵn sàng xem xét lại vai trò của mình trong cuộc chiến. Seoul đã đưa khoảng 320.000 quân tới Việt Nam, trong bước cờ mà các nhà phân tích nói do lo sợ “hiệu ứng domino” của chủ nghĩa Cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á.

Hồi tháng Chín năm ngoái, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã gửi thư hồi âm cho bà Thanh và 102 nạn nhân sống sót trong vụ các vụ thảm sát, nói rằng họ không có hồ sơ lưu trữ về các vụ lính Đại Hàn giết dân thường ở Việt Nam, và để xác lập được có xảy ra những vụ việc đó hay không thì cần có điều tra chung giữa chính phủ hai nước, mà hiện nay chưa thể thực hiện được.

Tại Hàn Quốc, có một người phụ nữ dành cả cuộc đời tìm hiểu những gì đã thực sự diễn ra là nhà nghiên cứu người Nam Hàn, Ku Su-jeong. Hồi thập niên 1990, trong khi làm đề tài nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, bà được một viên chức tại Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội trao cho một tài liệu mô tả tội ác của lính Đại Hàn trong chiến Việt NamBà cuối cùng đã trả tiền để lấy được một bản sao không được phép công bố từ viên chức người Việt, và dành 20 năm qua tới các ngôi làng Việt Nam, nói chuyện với các nạn nhân sống sót. Bà tin rằng có khoảng hơn 9.000 dân thường ở miền Nam Việt Nam đã bị giết hại trong khoảng 80 vụ thảm sát do lính Đại Hàn thực hiện trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên không có cách nào kiểm chứng độc lập được nội dung nghiên cứu của bà.

Tiến sỹ Ku tin rằng vẫn còn có nhiều nạn nhân thảm sát chưa được tính đến, và bà thường nhận được những cuộc điện thoại từ người dân Việt Nam mong muốn bà tới điều tra về các vụ giết dân thường ở địa phương họ. Việc dành cả đời theo đuổi nghiên cứu này khiến bà phải chịu những tổn thất cá nhân.

Tác phẩm điêu khắc "Mẹ và con" do các thành viên nhóm chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn (JLDH) đặt tại quảng trường St James, Westminster ở London nói về những vụ thảm sát và nỗi thống khổ của phụ nữ bị cưỡng hiếp và con lai của lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam
Tác phẩm điêu khắc “Mẹ và con” do các thành viên nhóm chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn (JLDH) đặt tại quảng trường St James, Westminster ở London nói về những vụ thảm sát và nỗi thống khổ của phụ nữ bị cưỡng hiếp và con lai của lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam

Vài tháng sau khi kết quả nghiên cứu của bà được công bố trên một bài báo ở Nam Hàn hồi tháng 4/1999, khoảng 2.000 cựu binh ở độ tuổi ngoài 50, tất cả đều mặc quân phục, biểu tình phản đối trước trụ sở toà soạn tạp chí Hankyoreh 21 tại Seoul.  Họ đập phá toà nhà, một số người còn tới phá hoại nhà riêng của bà, bà nói. Bà Ku và mẹ phải chuyển tới sống tại một khu căn hộ được bảo vệ an ninh cẩn thận. Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc cũng muốn kiện bà về tội phỉ báng và gian dối, tuy nhiên vụ kiện đã bị bỏ ngang

Nhưng một cựu binh Đại Hàn, Ryu Jin-Sung, nói rằng sư đoàn ông chịu trách nhiệm cho một vụ thảm sát tương tự, xảy ra chỉ hai tuần trước vụ ở Hà My. Đại đội của Ryu trong lúc đang đi tuần tra thì bị một viên đạn bắn ra từ phía Phong Nhị, Phong Nhất, hai ngôi làng cách Hà My vài cây số, khiến một người lính bị thương. Tấn công trả đũa bắt đầu – đại đội chia thành ba đơn vị, tiếp cận ngôi làng từ ba hướng khác nhau. Tối hôm đó, ông nghe thấy đồng đội khoác lác về việc giết chết trẻ em và phụ nữ, rồi ngày hôm sau, ông nhìn thấy xác dân thường nằm la liệt hai bên đường Quốc lộ 1.

Ông Ryu nói những người bác bỏ việc đã xảy ra vụ thảm sát Phong Nhị, Phong Nhất thì hoặc là bị cung cấp thông tin sai, hoặc là không dám thừa nhận sự thực. 

Hàn Quốc nay là một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với các hãng khổng lồ như Samsung, LG Electronics đổ hàng tỷ đô la vào xây dựng các nhà máy tại Việt Nam. Nhà báo Hàn Quốc Koh Kyoung-tae, người đầu tiên công bố các kết quả nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của Tiến sỹ Ku Su-jeong, nói rằng hình ảnh quân Đại Hàn có thể từng phạm tội ác không phù hợp với cách suy nghĩ ‘coi mình là nạn nhân’ của quốc gia này

Nhóm ‘Công lý cho Lai Đại Hàn ở Việt Nam’ đang thúc đẩy yêu cầu lời xin lỗi chính thức cho các nạn nhân bị lính Đại Hàn hãm hiếp và những người ra đời từ các vụ hãm hiếp đó. Chiến dịch này ước tính hiện có khoảng 800 người còn sống là con cái của các nạn nhân. Một trong những người vận động mạnh mẽ là con trai của bà Trần Thị Ngải, ông Trần Văn Ty, người từng thường xuyên bị vây đánh, chửi bới khi đi học, vì ‘tội’ có cha là người Nam Hàn.

Vào tháng 9 năm 2019, nhóm chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn – Jusctice for Lai Dai Han (JLDH) đã dựng một bức tượng mang tên “Mẹ và con” tại quảng trường St James, Westminster ở London. Tác phẩm điêu khắc bằng đồng, nặng khoảng 700kg, mô tả một người mẹ và đứa con bị mắc kẹt bởi rễ cây si là loại cây sống ký sinh rất phổ biến tại Việt Nam. Hình ảnh bị mặc kẹt giố và là biểu tượng hy vọng cho tất cả nạn nhân của bạo lực tình dục. Cựu Ngoại trưởng Anh, Jack Straw, đại sứ quốc tế của nhóm này, nói rằng không có lý gì mà một lời xin lỗi lại có thể làm tổn hại đến quan hệ giữa các quốc gia ‘nếu như được xử lý khéo léo’.

“Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng đồng ý ‘hướng về phía trước chứ không nhìn lại,’ là điều mà tôi hiểu được, nhưng cũng có những lúc có ngoại lệ.”

Tác phẩm điêu khắc “Mẹ và con” được thiết kế và làm bởi nghệ sĩ người Anh Rebecca Hawkins. Bà nói:

“Tôi hy vọng rằng bức tượng này giúp nâng cao nhận thức cho chiến dịch quan trọng này và mang lại công l‎y cho phụ nữ và trẻ em và sự công nhận mà họ cần. Mặc dù trải qua khổ đau và khó nhọc, họ đã dũng cảm đứng lên kể câu chuyện và vận động đòi công lý cho chính họ và người cùng cảnh ngộ.”

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex