Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre 1968 – P2
Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre hay còn gọi là battle of Bến Tre trong Tết Mậu Thân 1968 là trận đánh khiến hơn 500 dân thường thiệt mạng, 1.200 người bị thương và hơn 50.000 người phải sơ tán
18h ngày 1 tháng 2, lực lượng bộ binh Mỹ thuộc sư đoàn 9 bộ binh bắt đầu tiến vào thị trấn Bến tre. 2 đại đội gồm đại đội B/3/39 và đại đội B/ 2/60 được trực thăng thả xuống ở khu cố vấn để tăng cường các vị trí phòng thủ chung quanh. Ngày 2 tháng 2, lực lượng còn lại của tiểu đoàn 3/39 được đưa đến bằng trực thăng ở khu Cố vấn và từ đó đánh ra phía Đông. Cùng lúc đó, tiểu đoàn 2/60 được trực thăng đổ bộ ở phía Đông thị trấn sau đó tiến vào trong để bắt tay với tiểu đoàn 3/39 tạo thế gọng kềm. Trên đường tiến vào, quân Giải phóng phòng thủ kiên cường, và bắn trả ác liệt khiến tiểu đoàn 2/60 phải tiến quân rất chậm qua từng con đường, từng căn nhà. Tổn thất của tiểu đoàn lên đến 16 binh sĩ. Tiểu đoàn 3/39 cũng không tiến ra được. Không quân Mỹ tiến hành liên tiếp 7 đợt oanh kích vào vị trí phía Đông thị xã Bến Tre để mở đường. Quân Giải Phóng bị bom phá vỡ đội hình, phải băng qua những cánh đồng để lẩn tránh oanh tạc nhưng bị trực thăng và máy bay Gunship bắn chặn. Nhờ không quân yểm trợ, 2 tiểu đoàn tiến dần về phía nhau. Một nhóm quân Giải Phóng cố thủ ở lò gạch nơi sát bờ sông . Quân Mỹ dùng loa kêu gọi đầu hàng nhưng quân Giải phóng vẫn bắn trả. Quân Mỹ đã báo tọa độ và những khẩu pháo tự động 40mm Bofor từ tàu vận tải hạng nặng LST USS Harnett County đã pháo kích, phá hủy lò gạch
Sau 3 ngày chiến đấu, quân Mỹ giành lại quyền kiểm soát thị trấn và sau đó rút về căn cứ Đồng Tâm. Lữ đoàn 3 sau đó báo cáo
“Quân Giải Phóng đã gần như chiếm toàn bộ thị trấn, chúng ta phải chiến đấu trên từng con đường, từng căn nhà để dồn quân Giải Phóng ra nơi trống để tiêu diệt”
Trong trận Bến Tre – Battle of Ben Tre hay battle of Bến Tre, quân Giải Phóng tổn thất 328 người. Dân thường chết 528 người và 1.218 người bị thương. 5000 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 30.000 người phải tản cư nơi khác.
Ngày 7 tháng 2, phóng viên Peter Arnett của hãng tin AP đã bay đến Bến Tre làm cuộc phỏng vấn. Ông đã chứng kiến cảnh đổ nát ở Bến Tre và khi được phỏng vấn về mức độ ác liệt của trận đánh vừa diễn ra, một thiếu tá Mỹ đã thừa nhận :
“Đôi khi chúng ta phải phá hủy một thị trấn để cứu nó” – “It became necessary to destroy the town to save it”.
Peter Arnett đã đưa câu này lên báo chí và từ đó tạo tranh cãi của những người chống chiến tranh ở nước Mỹ. Nhà sử học William H. Hammond đã nói :
“Bài viết của Peter Arnett với câu nói trên đã tạo thanh tâm điểm của phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ”
Thiếu tá James K. Gibson lái máy bay tiền tiêu FAC đã tham dự trận Bến Tre – Battle of Ben Tre hay battle of Bến Tre nói :
“Quân Giải Phóng đã xác định mục tiêu của trận đánh và chúng tôi không có cách lựa chọn nào khác”
Xem lại : Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre – Battle of Bến Tre 1968 – P1