Trần Ngọc Châu – Người am hiểu nhất về chiến tranh du kích của quân Giải Phóng
Trần Ngọc Châu vừa là trung tá quân đội, đồng thời cũng là tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa, Tổng Thư Ký Hạ Viện và được người Mỹ xem là người am hiểu nhất về chiến tranh du kích của quân Giải Phóng
Trần Ngọc Châu sinh năm 1923 tại Huế. Khoảng thời gian năm 1944, ông tham gia Việt Minh để chống lại người Pháp. Đến năm 1949, ông bỏ Việt Minh để tham gia Mặt Trận Quốc Gia và sau đó tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông tốt nghiệp khóa 3 trường võ bị Đà Lạt năm 1950 . Trong thời gian học ở đây, ông quen và làm bạn với Nguyễn Văn Thiệu – người sau này là tổng thống VNCH.
Ông từng lạ thị trưởng thành phố Đà Nẵng và sau đó trở thành tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa . Ông được xem là người rất am hiểu về chiến tranh du kích, đặc biệt là các chương trình chống nổi dậy nhằm chống lại mô hình cuộc chiến nông thôn. Trong khi các cố vấn và các tướng lĩnh Mỹ nghiên về cách thức tiêu diệt quân du kích bằng bom đạn thì ông lại dùng hình thức khác, đó là lấy lòng dân chúng . Ông được biết đến như người đầu não của một chiến lược mới lạ nhằm giành lấy cảm tình và sự hỗ trợ ở nông thôn khi cuộc chiến Việt Nam leo thang vào những năm 1960. Ông từng nói :
“Thay vì ném bom xuống khu vực đó một cách vô ích, cho tôi số tiền từ chi phí ném bom đó để xây trường học và xây cầu cho dân. Tôi sẽ thu phục được dân chúng”
Trần Ngọc Châu tập trung vào việc huy động các cộng đồng nông thôn, xác định và giải quyết sự bất bình của nông dân vùng quê và chỉ sử dụng binh lực gây chết người như một phương sách cuối cùng.
“Chúng ta đáng lẽ đã có thể có sức mạnh như những người Cộng sản, nếu chúng ta và tầng lớp lãnh đạo Mỹ đã nhận ra rằng cuộc chiến này là về cảm nhận văn hóa chính trị của người dân trong các thôn xóm, những người là rường cột nông thôn của quốc gia, hơn là về các tiểu đoàn quân sự.”
Trong thời gian trung tá Trần Ngọc Châu làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa , nơi đây từ nơi mà có phong trào du kích rất mạnh trở thành nơi yên ổn nhất. Ông Châu đã đại tu hoạt động tình báo của Kiến Hòa, tạo ra một chương trình “giải quyết sự bất bình toàn dân”. Ông Châu lập chương trình cho phép dân khiếu kiện chính quyền để qua đó tiếp cận lấy tin tức tình báo về nhân sự và cơ sở của Cộng sản. Các quan chức dưới quyền của ông được gửi đi từ làng này sang làng khác để họ thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp được thiết kế để khơi gợi thông tin về kẻ thù và thu thập khiếu nại về quan chức địa phương tham nhũng, những người sau đó sẽ bị kỷ luật.
Với sự hỗ trợ từ CIA, trung tá Trần Ngọc Châu cũng tạo ra các nhóm “chống khủng bố” đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật để bắt giữ hoặc tiêu diệt các gián điệp bên kẻ thù, với các thanh tra được chỉ định để điều tra các cáo buộc lạm dụng. Số liệu thống kê chính thức cho thấy những nỗ lực đó đã thành công, với số lượng dân thường ước tính sống trong các khu vực do chính phủ kiểm soát tăng từ 80,000 đến 220,000 trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng.
Cách tiếp cận của ông khiến ông trở thành đồng minh của các cố vấn nổi tiếng của Hoa Kỳ như Edward G. Lansdale và John Paul Vann, người là chủ đề của cuốn tiểu sử đoạt giải thưởng Pulitzer được viết bởi Neil Sheehan “A Bright Shining Lie,” . Quyển sách trên đã được NXB TP.HCM xuất bản tại thành 2 tập tại Việt Nam vào năm 1990 với tựa đề “Sự lừa dối hào nhoáng”.
Theo ông Edward Miller, nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Dartmouth, các sáng kiến của ông Châu đã “có nhiều sự tương đồng” với chương trình Phoenix hay còn gọi là chương trình Phượng Hoàng, đây là một chương trình bình định kết hợp với việc mua chuộc, gián điệp, chiêu hồi, … của CIA tiến hành từ năm 1968 đến năm 1972. Các nhà phê bình cho rằng các gián điệp trong chương trình này thường xuyên tra tấn, sát hại và ám sát người Miền Nam Việt Nam, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ phủ nhận.
Thất vọng vì đấu đá nội bộ trong chương trình chống phản động của mình, ông chuyển sang làm chính trị và được bầu vào Hạ viện Quốc hội vào năm 1967 và trở thành tổng thư ký Hạ Viện.
Tại Quốc hội, Châu chủ trương tiếp xúc với các thành phần không Cộng sản trong Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGP) . Sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Ông cho rằng :
“Phía Sài Gòn có cơ hội sống sót nếu họ đã thương lượng hòa bình kịp lúc”
Trần Ngọc Châu có anh trai là Trần Ngọc Hiển là một sĩ quan tình báo cấp cao ở miền Bắc. Hai người thường xuyên gặp nhau và đến năm 1970 thì ông bị bắt và đưa ra xét xử. Vụ án Trần Ngọc Châu là một trong những vụ nổi tiếng vào thời bấy giờ. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ hơi e ngại việc truy tố một dân biểu có thể tạo dư luận bất lợi tại Mỹ nên yêu cầu Bunker khuyên Thiệu thận trọng. Thiệu thông qua Hạ viện áp dụng quy định bỏ phiếu tước quyền miễn truy tố của Châu và đưa Châu ra tòa án quân sự xử 10 năm tù vào đầu năm 1970.
Đại tá John Paul Vann, một cố vấn cao cấp Mỹ và Chính phủ Mỹ đã mạnh mẽ can thiệp cho Châu nhưng ông từ chối. Sau đó, ông bị giam ở Chí Hòa.
Sau Giải Phóng ông bị đưa đi học tập cải tạo và sau đó vượt biên sang Malaysia và sau đó sang Mỹ.
Ngày 18 tháng 7 năm 2020, ông mất tại Mỹ do bệnh COVID-19