Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P1

0 1,071

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là tổng trưởng kế hoạch kiêm cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và là tác giả của 4 quyển sách Best Seller : Hồ sơ mật Dinh Độc Lập , Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Khi Đồng Minh Nhảy Vào và Tâm tư tổng thống Thiệu 

Nguyễn Tiến Hưng vốn là tiến sĩ kinh tế . Ông theo học ngành kinh tế tại Đại Học Virginia từ năm 1958 và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1965. Ông từng đảm nhiệm chức vụ chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Sau khi về nước, ông nắm giữ những chức vụ quản lý kinh tế quan trọng thuộc chế độ Ðệ Nhị Cộng hòa: Phụ tá Tổng thống về Tái thiết (1971-1973); Tổng trưởng Kế hoạch và phát triển (1973-1975).Sau năm 1975 ông là giáo sư trường Đại Học Howard tại Washington .

Quyển sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” xuất bản năm 2005 thuật lại những diễn biến trong những năm cuối của chế độ VNCH đồng thời tiết lộ nhiều tài liệu mật về quan hệ bang giao Việt-Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mà trong vai trò Phụ tá Tổng thống về Tái thiết mà ông biết được. Xin được giới thiệu cùng các bạn thích tìm hiểu lịch sử

TẬP I : LỜI NÓI ĐẦU
SAO LẸ THẾ

Ngày 10 tháng ba, 1975 quân đội Bắc Việt đánh chiếm Ban Mê Thuộc. Đến ngày 30.4 đã tiến vào Sài Gòn. Tốc độ như vũ bão, vỏn vẹn chỉ có 52 ngày? Không lẽ một cuộc chiến kéo dài tới hai mươi năm, đến khi kết thúc lại nhanh như vậy?

Rồi cuộc di tản tiếp theo. Trước hết lạ thời gian di tản, sao nó quá ngắn ngủi .? Tuy hai cuộc chiến năm 1954 và 1975 kết thúc trong những hoàn cảnh khác hẳn nhau, ta vẫn có thể hỏi tại sao khi Pháp rút khỏi Miền Bắc, thời gian được quy định là 300 ngày. Bây giờ đến lúc Mỹ rút hết khỏi Miền Nam thì không có quy định gì hết, cuộc di tản chỉ kéo dài được vỏn vẹn năm ngày!

Nói tới cung cách ra đi, sao lại quá thê thảm? Năm 1954, dù chỉ là di tản từ Bắc vào Nam và năm 1975 thì di tản sang Mỹ nên hai biến cố khác nhau, nhưng phần nào ta cũng so sánh được việc đoàn người ra đi có trật tự, rất ít nguy hiểm ở lần đầu, với cuộc di tản nháo nhào, đầy rủi ro, hãi hùng vào lần thứ hai. Rốt cuộc, tại sao số người được cứu vớt lại quá ít ỏi? Hồi 1954, Mỹ chưa trực tiếp dính líu vào Việt Nam mà đã giúp chuyên chở, rồi định cư cho một triệu người, tức là 7% dân số Miền Bắc. Sau hai mươi năm can thiệp với hơn một nửa triệu quân, sống chết với 20 triệu dân quân Miền Nam, giờ đây lại chỉ định cứu có 50.000 người. Tới phút cuối cùng mới vớt thêm.  Tất cả không tới 130.000 người, nghĩa là có 0,6% dân số.

Phóng viên: ‘’Thưa ông, cứ cho là Hoa Kỳ đã bội ước, nhưng còn lý do gì khác khiến chúng tôi phải đưa người Việt vào Mỹ không?’’

Tác giả: ‘’Tượng Nữ Thần Tự Do đang nhắc nhở cho chúng ta rằng nước Mỹ là đất của những kẻ bị truy nã, của di dân’’.

Phóng viên: ‘’Tôi xin nhắc nhở cho ông là Nữ Thần Tự Do quay mặt về phía Đại Tây Dương’’. Ý nói là bà quay lưng về phía Á Châu, phía Việt Nam chúng ta.

Đây là một giai thoại trong phiên họp báo của chúng tôi ngày 30.4.1975 (ngày 1 tháng 5 giờ Sài Gòn) tại khách sạn May Flower trên đường Connecticut, Washington, D.C.

Mục đích của cuộc họp nhằm kêu gọi Hoa Kỳ cứu vớt những con thuyền đang lênh đênh như lá tre ngoài bờ biển Vũng Tàu. Vô cùng xúc động, chúng tôi không cầm được nước mắt. Câu mỉa mai này đã ám ảnh chúng tôi từ giây phút đó, và chắc sẽ không bao giờ phai nhòa đi được trong
ký ức.

Sau 30 năm rồi mà ta chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên. Biến cố lịch sử năm 1975 đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của tất cả chúng ta, những con người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước. Mỗi người một hoàn cảnh, một cảm xúc, một số phận. Một số quý vị đang cầm cuốn sách này trong tay là những người thuộc thành phần may mắn, không nhiều thì ít, đã thoát được bao nhiêu rủi ro. Thành phần khác đã chịu số phận nghiệt ngã, giờ đây chỉ còn là những oan hồn vất vưởng trong lòng Thái Bình Dương. Và sau này, những thế hệ mai sau, con cháu chúng ta sẽ tiếp tục thắc mắc: Tại sao cha mẹ, ông bà mình lại bỏ quê cha, đất tổ chạy sang Mỹ? Sang bao giờ? Trong hoàn cảnh chính trị xã hội, kinh tế ra sao? Sang bằng cách nào? May mắn? Lúc đầu như thế nào? Làm sao mà sinh sống? Không bà con, không tiền, không nghề nghiệp thích hợp, không cùng ngôn ngữ, làm thế nào mà nuôi được con cháu ăn học thành tài như ngày nay?

Gần 20 năm trước, năm 1986, tôi đã cùng Jerold Schecter, Nguyên Chủ Bút Tuần Báo TIME xuất bản cuốn ‘’The Palace File’’ (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập). Cuốn sách đề cập nhiều tới Hiệp Định Paris và ảnh hưởng bất lợi của nó. Đối tượng chủ yếu là độc giả Mỹ, đặc biệt là các nhà làm chính sách Hoa Kỳ. Tổng Trưởng Ngoại Giao thời đó là ông George Schultz (trong chính quyền Reagan) có viết cho chúng tôi là ông đã đưa cuốn này vào thư viện nhỏ của Văn Phòng Tổng Trưởng Ngoại Giao ở Foggy Bottom. Các vị kế nghiệp ông sẽ được đọc.

Năm 1988, tờ New York Times đã chọn cuốn ‘’The Palace File’’ để vào số những sách mà các ứng cử viên Tổng Thống cần phải đọc, với tựa đề: ‘’Vừa đọc vừa vận động: Một lớp cấp tốc cho chức vị Tổng Thống’’ (Read and Run: A Ram Course for the Presidency).

Khi Đồng Minh Tháo Chạy, được viết căn bản là cho độc giả Việt Nam. Sách gồm năm phần chính:

Phần I: Bàn về thời điểm và cách thức Mỹ tháo khỏi chiến trường Việt Nam.

Phần II: Nói đến thân phận một tiểu quốc muốn cố gắng vượt ra khỏi sự lệ thuộc.

Phần III: Kể lại những gì đã xảy ra tại Washington và Sài Gòn sau khi Quân Đội Mỹ rút hết cho tới khi Miền Nam sụp đổ

Phần IV: Trình bày diễn tiến vào giờ hấp hối, việc một số chính trị gia Mỹ đã không muốn cứu vớt người Việt Nam, đặc biệt là về cơ nguy Mỹ-Việt suýt bắn nhau, phần này cũng thuật lại một cố gắng cuối cùng của tác giả đặt trách nhiệm tinh thần cho Hoa Kỳ đòi hỏi phải giúp cho ít nhất một triệu người ty nạn.

Phần V: Nhìn lại lịch sử để ghi nhận cho con cháu những khó khăn, chống đối lớn lao cha ông chúng đã gặp lúc ban đầu, phần này thâu tóm một nguyên nhân chính làm sụp đổ Miền Nam, cũng như những bài học rút ra từ cuộc chiến cho những thế hệ tương lai của Việt Nam và các Đồng Minh của Hoa Kỳ hiện đại.

‘’Thay lời kết’’, chúng tôi đề cập tới thiện tâm của nhân dân Hoa Kỳ, vì sau cùng, cánh tay của đại đa số đã rộng mở, tiếp nhận đoàn người tỵ nạn trong một thời gian trên hai thập niên.

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex