Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P9
Những ngày cuối tháng 4 trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, do sai lầm về chỉ huy chiến thuật, quân VNCH lại bị sụp đổ tuyến phòng thủ
Trong những ngày phản công, chỉ huy các đơn vị liên tục yêu cầu tướng Giai cho máy bay yểm trợ oanh kích các nơi tập trung quân, các chốt phòng thủ, … của quân Giải Phóng nhưng thời tiết vẫn chưa tốt nên máy bay vẫn chưa thể cất cánh được nhiều. Các ngày sau, các đơn vị lại liên tiếp báo về khi họ liên tục bị quân Giải Phóng tấn công và tỉ lệ thương vong đang dâng cao đến mức báo động. Cuộc phản công đã không diễn ra theo chiều hướng tấn công mà chỉ là gom binh sĩ về một chổ để cho pháo binh của quân Giải Phóng pháo kích liên tục và dữ dội gây thương vong cao . Tinh thần binh sĩ xuống thấp và tướng Giai không có cách để khơi dậy tinh thần chiến đấu . Chỉ huy các đơn vị báo cáo rằng họ không đủ sức mạnh để xuyên thủng tuyến phòng thủ của quân Giải Phóng trong khi hỏa lực pháo binh của đối phương lại quá khủng khiếp trong khi hỏa lực yểm trợ, tiếp liệu thì vượt quá sức của sư đoàn 3 Bộ binh và cả khả năng của quân Đoàn
Việc thiết lập hệ thống chỉ huy hữu hiệu của cuộc phản công đã là vấn đề nan giải bấy lâu nay và chứng tỏ rõ nét trong chiến dịch Quang Trung 729. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân gần như bị đặt ngoài cuộc phản công do họ chỉ nhận lệnh trực tiếp từ bộ chỉ huy của binh chủng. Thêm vào đó, tướng Lãm lại hay gọi điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các lữ đoàn trưởng và các lữ đoàn trưởng lại thông báo các cuộc gọi này cho tướng Giai khiến cả hệ thống chỉ huy gần như hỗn loạn . Sự không tin tưởng nhau, không có cấp bậc chỉ huy, … đã tạo sự rối loạn toàn cục trong hệ thống chỉ huy tiền phương ở Vùng I Chiến Thuật
Sau 2 tuần mưa dầm và trời đầy mây, thời tiết bắt đầu tốt hơn, các cuộc không kích bắt đầu gia tăng, các đợt ném bom bằng máy bay B-52, máy bay chiến thuật, gunship, … ngày càng nhiều và liên tiếp đánh vào các nơi tập trung quân, kho tàng, … của quân Giải Phóng đã làm lên tinh thần các binh sĩ bộ binh VNCH
Lúc 18h30 ngày 18 tháng 4, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công toàn diện lần thứ 3 và tập trung đánh mạnh ở hướng Tây, các đơn vị VNCH đều báo cáo đang bị tấn công nặng bằng bộ binh có xe tăng yểm trợ . Các máy bay chiến thuật và máy bay B-52 liên tục oanh kích yểm trợ và đẩy lùi các đợt tấn công của quân Giải Phóng. Đây là cơ hội rất tốt để cuộc phản công Quang Trung 729 có thể bắt đầu lại. Tuy nhiên, chẳng có gì diễn ra sau đó, các đơn vị VNCH vẫn ở lại chiến hào, không lợi dụng lúc quân Giải Phóng bị thiệt hại để mà tiến lên
Tuần tiếp theo lại chứng kiến tuyến phòng tuyến bị sụp đổ lần nữa. Các báo cáo cho biết, một số đơn vị quân Giải Phóng đã thâm nhập sau tuyến phòng thủ và đang định cắt đứt đường tiếp tế giữa Đông Hà và căn cứ Quảng Trị. Lữ đoàn 1 Thiết Giáp đã lệnh cho thiết đoàn 20 đang ở Cửa Việt mở cuộc hành quân để truy quét các đơn vị quân Giải Phóng này. Tuy nhiên khi thấy xe tăng dời đi, các đơn vị bộ binh tưởng rằng bị bỏ rơi nên bỏ phòng tuyến tháo chạy . Khi phát hiện ra việc này, bộ chỉ huy sư đoàn 3 đã đến trấn an nhưng gần như không có cách nào để yêu cầu binh sĩ quay về Cửa Việt để phòng thủ. Cuối cùng, sư đoàn 3 đành tập họp binh sĩ và lập tuyến phòng thủ mới phía Bắc sông Thạch Hãn. Tuyến phòng thủ này che chắn và bảo vệ căn cứ Quảng Trị và căn cứ này được xem là trung tâm tiếp tế cho toàn phòng tuyến dù trang thiết bị, đường tiếp liệu, … đã bị suy giảm rất nhiều
Ngày 23 tháng 4, lữ đoàn 147 TQLC quay lại căn cứ Quảng Trị để thay cho lữ đoàn 258 quay về Huế nhưng vẫn để lại 1 tiểu đoàn đặt dưới quyền của lữ đoàn 147
Những ngày tiếp theo của Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, tinh thần binh sĩ VNCH lại càng xuống thấp khi mỗi ngày họ đều hứng chịu các đợt pháo kích và những cuộc tấn công bằng bộ binh có xe tăng yểm trợ. Họ đã nhiều tuần bị mất ngủ, không được nghỉ ngơi, ngày ngày chịu pháo kích, hàng đêm đều chập chờn, căng thẳng do quân Giải Phóng liên tục tấn công . Quân VNCH đã quá mệt mõi do không được luân phiên nghỉ ngơi và hàng đêm đều bị đặt trong tình trạng báo động. Trái lại, quân Giải Phóng có thể chọn thời gian nào để nghỉ, thời gian nào để tấn công, ..
Căn cứ Quảng Trị là một lựa chọn tệ hại để tổ chức phòng thủ. Khi tháng 4 dần trôi cùng với những khó khăn về đường tiếp liệu, … Cuối cùng, sư đoàn 3 Bộ Binh quyết định bỏ căn cứ này và rút xuống phía Nam sông Thạch Hãn để tổ chức tuyến phòng thủ mới . Tướng Giai chỉ thảo luận với 1 số ít sĩ quan cao cấp của sư đoàn. Ông e ngại nếu lộ kế hoạch này sớm sẽ dẫn đến hỗn loạn. Ông cũng không thông báo kế hoạch này cho bộ tư lệnh Quân Đoàn I.
QUẢNG TRỊ SỤP ĐỔ
Những ngày cuối tháng 4 chứng kiến sự chiến đấu gần như không chút tự tin của binh sĩ sư đoàn 3 khi họ gần như bị bỏ rơi và tự phòng thủ. Các đơn vị của sư đoàn 3 đã không có sự chuẩn bị tốt khi trận chiến bắt đầu và đang bị tấn công liên tục. Tuyến phòng thủ bị thu hẹp từng ngày trôi qua
Đợt tấn công cuối cùng của quân Giải Phóng xuất phát từ phía Tây gần nơi giáp ranh tỉnh Thừa Thiên Huế , cách biển khoảng 7km và cắt đường Quốc Lộ 1, mọi xe cộ tiếp tế đi qua đây đều bị pháo kích và gần như cô lập tỉnh Quảng Trị
Bộ tư lệnh Quân Đoàn I vội vã yêu cầu sư đoàn 3 bộ binh gửi lữ đoàn 1 Thiết Giáp đang trấn thủ phía Bắc xuống phía Nam để đánh thông đường số 1, đồng thời triển khai 1 tiểu đoàn Thủy Quân Lục chiến đang phòng thủ Huế để tiến từ Huế lên phía Bắc theo Quốc Lộ 1 để tạo thế gọng kềm. Cuộc tấn công này không khai thông được đường QL 1 mà còn tiêu hao thêm nhiên liệu và đạn dược đang rất cần cho mặt trận Quảng Trị
Ngày 27 tháng 4, thời tiết rất xấu, các máy bay không thể cất cánh yểm trợ, tuyến phòng thủ của sư đoàn 3 lúc này bị thu hẹp gần như chỉ còn che chắn thị trấn Quảng Trị. Các đơn vị tiền tiêu liên tục báo về bị pháo kích nặng nề và đang chịu những đợt tấn công có xe tăng yểm trợ
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P8
Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P10