Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ – P12
Sau những thất bại trong tháng 4 và giai đoạn đầu tháng 5 trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bổ nhiệm tướng Ngô Quang Trưởng làm tư lệnh Quân Đoàn I để cứu vãn tình thế
Sau khi được bổ nhiệm vào chức tư lệnh Vùng I Chiến Thuật vào ngày 3 tháng 5 năm 1972, ngay trong ngày 4 tháng 5, tướng Trưởng đã thiết lập Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn I ở Huế. Bộ chỉ huy mới bao gồm những sĩ quan có kinh nghiệm và có tinh thần chiến đấu cao. Tướng Trưởng nhấn mạnh đến việc thiết lập trung tâm phối hợp hỗ trợ hỏa lực – Fire Support Coordination Center (FSCC) nhằm tận dụng hỏa lực của quân đội Hoa Kỳ và hỏa lực của VNCH. Ông cũng cho thành lập đơn vị Nghiên Cứu Mục Tiêu – Targer Acquisition Element nhằm khai thác tối đa sức mạnh của Không Quân và Hải Quân Mỹ
Việc thiết lập Sở Chỉ Huy Tiền Phương đã mang lại sự tin tưởng của quân đội . Họ tin rằng sau này họ sẽ được chỉ huy, hỗ trợ và tác chiến theo đường lối hợp lý và tốt hơn. Bộ Chỉ Huy và hỗ trợ Vùng I – First Region Assistance Command (FRAC) dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Frederic J. Kroesen và sau này là thiếu tướng Howard H. Cooksey đã phối hợp cùng tướng Trưởng rất tốt
Ngày 5 tháng 5, tướng Trưởng đã tổ chức phòng thủ Huế. Kế hoạch rất đơn giản . Mỗi đơn vị được phân nhiệm vụ và chịu trách nhiệm rõ ràng . Lúc này, đơn vị còn có khả năng chiến đấu hiệu quả ở phía Bắc đèo Hải Quân là sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến với 3 lữ đoàn và sư đoàn 1 Bộ Binh với 2 trung đoàn (trung đoàn 54 đã bị thiệt hại nặng ở trận Bastogne ) . Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền của đại tá Bùi Thế Lân có nhiệm vụ phòng thủ phía Bắc và Tây Bắc của Thừa Thiên Huế . Sư đoàn 1 Bộ Binh dưới quyền của thiếu tướng Phú chịu trách nhiệm phía Nam và Tây Nam của Huế và ngăn chặn sự tấn công vào Huế từ thung lũng A Sầu. Ngoài nhiệm vụ chính là phòng thủ khu vực, 2 sư đoàn này còn được quyền tự do chủ động tấn công khi điều kiện cho phép. Điều tướng Trưởng chú tâm là thiết lập hàng phòng thủ có chiều sâu, hệ thống chỉ huy , thiết lập tuyến phòng thủ dự phòng cho mỗi đơn vị, kết nối tương trợ giữa lực lượng chính quy và lực lượng địa phương vốn cho đến nay gần như không có sự tương hỗ
Cùng với kế hoạch phòng thủ, tướng Trưởng cho triển khai chương trình “Lôi Phong” – “Thunder Hurrican programme” . Đây là chương trình kết hợp giữa không quân chiến thuật, chương trình oanh tạc Ánh Hồ Quang – Arc Light bằng máy bay B-52, sự pháo kích từ các tàu chiến thuộc Hạm Đội 7 cũng như máy bay thuộc không quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm đảo bảo tiêu diệt các mục tiêu là các nơi tập trung quân, các kho tàng, …. của quân Giải phóng. Đặc biệt là các nơi mà tin tức tình báo cho thấy quân Giải Phóng đang tập trung người và phương tiện chiến tranh nhằm chuẩn bị tấn công Huế. Tướng Trưởng hy vọng có đủ thời gian để củng cố các lực lượng cùng hệ thống phòng ngự vốn đã tan rã từ tháng 4 trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972
Ngày 7 tháng 5, các đơn vị đã đóng quân ở các địa điểm được phân bổ. Sự ổn định và hệ thống phòng thủ vững chắc đã củng cố niềm tin của dân chúng và binh sĩ ở Huế sau những thất bại trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972. Trật tự đã được thiết lập lại, những kẻ gây rối đã bị bắt giữ, dân chúng cảm thấy yên tâm khi ở lại và không còn di tản. Nhiều người đã di tản trước đây đã quay trở lại. Cuộc sống của dân chúng dần trở lại bình thường
Trong khi đó, quân Giải Phóng vốn đã thành công ở giai đoạn đầu đã bắt đầu chuẩn bị lực lượng tấn công Huế. Họ liên tục mở các cuộc tấn công thăm dò các vị trí phòng thủ. Các tin tức tình báo liên tục báo về các sự di chuyển của các đơn vị bộ binh, xe tăng, … của quân Giải Phóng. Quân Đoàn I vốn đã mất sư đoàn 3 bộ binh và nhiều đơn vị khác đang cần sự tăng cường lực lượng
Dưới sự yêu cầu của tướng Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH đã quyết định tăng cường sư đoàn Nhảy Dù cho quân Đoàn I. Sư đoàn này đang đóng quân rải rác ở vùng 2 và vùng 3 Chiến Thuật. Đơn vị đầu tiên là lữ đoàn 2 Nhảy Dù đến Huế vào ngày 8 tháng 5 và lập tức được đưa đến tăng cường đến phía Bắc sông Mỹ Chánh nơi thuộc sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đến Huế ngày 22 tháng 5, Bộ Tổng Hành Dinh của sư đoàn Nhảy Dù cũng được thiết lập và đặt dưới quyền của tướng Trưởng. Tướng Trưởng lập tức triển khai kế hoạch mới, giao khu vực phòng thủ cho sư đoàn Nhảy Dù phòng thủ khu Đông Bắc Huế, sư đoàn Nhảy Dù vẫn còn đang thiếu lữ đoàn 1 nhưng được bù đắp bằng trung đoàn 4 thuộc sư đoàn 2 Bộ Binh . Khu vực phòng thủ này đan xen giữa sư đoàn 1 Bộ Binh và sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến
Tổng Hành Dinh của sư đoàn Nhảy Dù dưới quyền của thiếu tướng Dư Quốc Đống sẽ đóng tại căn cứ LZ Sally. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ thế chổ Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân đã di chuyển về Đà Nẵng để tái bổ sung
Những ngày cuối tháng 5 là những ngày Quân Đoàn I cố sức cầm cự nhằm củng cố lực lượng. Tuy vậy, họ vẫn thường tung ra nhiều cuộc tấn công bất ngờ. Ngày 13 tháng 5, 2 tiểu đoàn TQLC thuộc lữ đoàn 369 TQLC sử dụng trực thăng của lữ đoàn 9 TQLC Đổ Bộ Mỹ đã bất thình lình đổ xuống khu Hải Lăng cách thành phố Quảng Trị khoảng 10km hướng Đông Nam. Sau khi đổ bộ, lực lượng đã lùng sùng chung quanh và sau đó rút về phía sông Mỹ Chánh, quân Giải Phóng bị bất ngờ nên kháng cự yếu ớt và tổn thất nặng
Cùng với Thủy Quân Lục Chiến, ngày 15 tháng 5, sư đoàn 1 Bộ Binh đã cho trực thăng vận đến tấn công căn cứ Bastogne, cùng lúc đó, 1 số đơn vị trực thuộc khác tấn công các cao điểm phía Nam và căn cứ Birmingham. Trong ngày hôm sau, tuyến phòng thủ được thiết lập . Mười ngày sau đó, căn cứ FSB Checkmate cũng bị sư đoàn 1 tái chiếm
Việc tái chiếm thành công những cứ điểm trọng yếu khiến tinh thần binh sĩ VNCH và dân chúng lên cao. Chiến sự giảm mạnh khoảng 1 tuần sau khi VNCH tái chiếm được căn cứ FSB Bastoge và sau đó bùng phát lại vào ngày 21 tháng 5 khi quân Giải Phóng tập trung thiết giáp, bộ binh với sự yểm trợ của pháo tầm xa tấn công dữ dội vào hướng Đông Bắc của tuyến phòng thủ nơi Thủy Quân Lục Chiến đang trấn giữ. Sau những giao tranh ác liệt, quân Giải Phóng đã chọc thủng tuyến phòng thủ. Ngày hôm sau, tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 6 TQLC đã phản công và đẩy lùi được quân Giải Phóng, tái chiếm lại những vị trí đã mất
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P11
Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P13
f2jqby