Trận Đắk Tô – Tân Cảnh – Battle of Dak To năm 1967
Trận Đắk Tô – Tân Cảnh ( Battle of Dak To ) năm 1967, là một trận đụng độ dữ dội và trực tiếp giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Trận Đắk Tô – battle of Dak To diễn ra từ ngày 3 đến 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ 14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa bàn thị trấn Đắk Tô huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum. Từ trung tâm thành phố Kon Tum theo đường 14 đi khoảng 45 km, tới ngã ba Tân Cảnh, cách địa danh Charlie khoảng 10 km. Do vị trí điểm cao đột xuất 875m, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, và có thể khống chế toàn bộ khu vực xung quanh
Ngày 3 tháng 11, trung sĩ pháo binh Vũ Hồng của trung đoàn 6 Quân giải phóng đã đầu hàng quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồng thời tiết lộ vị trí của đơn ivị cũng như cho biết mục tiêu của trung đoàn là Đắk Tô và Ben Het. Kế hoạch của quân Giải Phóng là tiêu diệt lính Mỹ và dụ quân Mỹ phải đến tăng cường đến khu vực miền rừng núi càng nhiều càng tốt . Tướng đã báo cáo :
“Gần như mọi khe núi đều được bố trí công sự phòng ngự, quân giải phóng đã vận chuyển vũ khí đến đây và chuẩn bị trước hơn 6 tháng”
Trận Đắk Tô bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 khi sư đoàn 4 bộ binh Mỹ bắt đầu tấn công các vị trí của quân Giải Phóng và lữ đoàn 173 không vận Mỹ bắt đầu tấn công đồi 823 để thiết lập căn cứ Hỏa Lực số 15 . Các ngày tiếp theo, đụng độ giữa 2 bên ngày càng tăng và tổn thất lính Mỹ đã có thêm 20 lính Mỹ chết và 154 bị thương. Quân Giải Phóng cũng đã tấn công dữ dội vào tiểu đoàn 3 của sư đoàn 4 bộ binh Mỹ và chấm dứt vào lúc 17h với thương vong nặng nề cả 2 bên
Đêm ngày 12 tháng 11, quân giải phóng Việt Nam pháo kích dữ dội phi trường Đắk Tô, phá hủy 2 máy bay vận tải C-130 và kích nổ 2 container chứa chất nổ C-4. Vụ nổ đã tạo ra 2 hố sâu gần 15m và được xem là vụ nổ lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, phá hủy hoàn toàn khu phức hợp của đại đội trang thiết bị nhẹ số 15
Những ngày tiếp theo, quân đội Mỹ tấn công đồi 1338 và đồi 882 để ngăn chận quân giải phóng tiếp tục pháo kích vào phi trường. Các cuộc tấn công lên những ngọn đồi được phòng thủ chặt chẽ đã khiến nhiều lính Mỹ thiệt mạng và bị thương
Ngày 19 tháng 11, tiểu đoàn 2 của quân đội Mỹ tấn công đồi 875, quân giải phóng phòng thủ với súng B40 và pháo 57mm không giật, các công sự của quân Giải Phóng đều rất chắn chắn và kín đáo và đều có chiến hào thông với nhau. Súng tiểu liên và lựu đạn của quân Giải Phóng nổ liên hồi, quân đội Mỹ đã phải vội vã tìm nơi ẩn nấp. Lúc 14h30, quân Giải Phóng đã tấn công đại đội Alpha lính Mỹ đang phòng ngự dưới chân đồi. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, đại đội A phải rút lên phía ngọn đồi, nhưng quân Giải Phóng vẫn bám sát. Pháo binh và không quân đã không thể hỗ trợ hiệu quả do thời tiết xấu. Quân Mỹ bắt đầu thiếu đạn và nước uống. Cuộc tiếp tế cho tiểu đoàn 2 nhưng đã trả giá với 6 chiếc trực thăng UH-1 bị phá hủy
Lúc 18h58, cuộc không kích nhầm tồi tệ nhất trong chiến tranh Việt Nam đã xảy ra khi máy bay Mỹ đã thả nhầm 2 quả bom 250Kg vào khuôn viên phòng ngự của tiểu đoàn 2 khiến 42 lính Mỹ thiệt mạng và 45 người bị thương
Ngày 20 tháng 11, tiểu đoàn 4 đến để tăng cường tấn công đồi 875, quân Giải Phóng đáp trả bằng các cuộc bắn tỉa và pháo cối dữ dội và 2 tiểu đoàn đã tiến đến chiến hào quân giải phóng nhưng sau đó phải rút lui khi màn đêm buông xuống.
Ngày 21 tháng 11 , quân Mỹ mở đầu cuộc tấn công với pháo kích và máy bay oanh tạc dữ dội và đã phá hủy nặng nề hệ thống phòng thủ của quân giải phóng Việt Nam. Ngày 23 tháng 11, tiểu đoán 2 và tiểu đoàn 4 lính Mỹ lại tấn công đồi 875 trong khi tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 12 bộ binh Mỹ tấn công phía Nam của đồi 875. Tuy nhiên khi lên đến đỉnh, lính Mỹ phát hiện quân giải phóng đã rút lui. Trận Đắk Tô chấm dứt.
Chỉ tính riêng trận đồi 875, tiểu đoàn 2 chết 87 người, bị thương 130 người, 3 người mất tích. Tiểu đoàn 4 chết 28, bị thương 123 và 4 mất tích. Tổng cộng lữ đoàn 173 không vận tổn thất 20% quân số.
Trận Đắk Tô chấm dứt với tổn thất 376 lính Mỹ chết và mất tích, 1441 người bị thương, 40 máy bay trực thăng bị bắn rơi và hư hỏng. Lính Mỹ đã sử dụng 151.000 viên đạn pháo, 2096 đợt không kích, 257 đợt tấn công bằng B52. Quân đội Mỹ ước tính quân giải Phóng thiệt hại 1.200-1400 người
Ba trong 4 trung đoàn quân giải phóng tham dự trận Đắk Tô đã bị thiệt hại nặng và không thể tham gia trận đánh Tết Mậu Thân 1968 tuy nhiên quân Giải Phóng đã đạt được mục đích vì đến tháng 1 năm 1968, hơn 50% lực lượng cơ động của lính Mỹ đã buộc phải đóng quân ở nơi biên giới và không thể tham gia phòng ngự ở đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công và nổi dậy trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968