Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Chư Tan Kra của trun đoàn lính mũ sắt – Battle of Chu Tan Kra 1968

0 1,816

Rạng sáng ngày 26 tháng 3 năm 1968, trung đoàn 209 mệnh danh là trung đoàn lính mũ sắt thuộc sư đoàn 312  với các tân binh đã đánh trận đầu tiên tại trận Chư Tan Kra hay cao điểm 995 hoặc đồi 995Battle of Chu Tan Kra phía tây căn cứ Polei Leng (trại Lệ Khánh) nhưng bị thiệt hại nặng, tổn thất đến 70% quân số

Đơn vị đánh trận Chư Tan Kra là đơn vị D7 và D9, E209, F312. Khi xưa phía quân đội Bắc Việt đã mã hóa các cấp đơn vị như sau :

  • A : Tiểu đội
  • B : Trung đội
  • C : Đại đội
  • D : Tiểu đoàn
  • E : Trung đoàn còn có biệt danh là Công Trường
  • F : sư đoàn còn có biệt danh là Nông Trường

Do đó có thể hiểu đơn vị đánh trận là tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn 209, sư đoàn 312. Trung đoàn 209 là trung đoàn có biên chế là binh sĩ tinh nhuệ được trang bị mũ sắt nên được gọi là “trung đoàn lính mũ sắt”

Các binh sĩ là “lính mũ sắt” thuộc đoàn đoàn 209 được tuyển chọn đặc biệt, sức khỏe A2 trở lên, lý lịch ít nhất phải là Đoàn viên, và đều là người Hà Nội gốc. Sau khi luyện quân kỹ lưỡng ở Thái Nguyên như cõng đá ngay cả lúc nghe điều lệnh để rèn sức bền thể lực, đánh trận giả ở Hòa Bình… đơn vị bộ binh này được trang bị tối đa các quân trang, khí tài hiện đại nhất thời đó, như mũ sắt của Liên Xô, quân phục Tô Châu, là đơn vị đầu tiên được sử dụng B41, súng AK-47 mới tinh và các băng đạn được chen các viên đạn vạch đường,… đơn chuyển quân bằng xe Giải phóng vào chiến trường. Tất cả họ đều nhập ngũ cùng ngày 27/3/1967, cùng đánh trận đầu tiên trong đời ở Chư tan Kra ngày 26/3/1968 và không ít người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại tại dải núi này.

Gần Tết Mậu Thân năm 1968, các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 209 hay trung đoàn mũ sắt đang tập luyện hành quân ở Yên Lạc (Hòa Bình) thì bổng nhiên nhận lệnh trả các khẩu súng cũ lại và được cấp súng mới, quân phục, trang bị, … cũng đều được cấp mới hoàn toàn. Đặc biệt , các trang bị được cấp mũ sắt của Liên Xô . Từ trước đến giờ, các binh sĩ Bắc Việt đều chỉ dùng nón cối nên khi được trang bị nón sắt thì là điều cực hiếm do mới có lần đầu. Từ đó mới có tên “lính mũ sắt”

Khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra thì cũng là lúc Trung đoàn 209 nhận lệnh từ điểm dừng chân tiến thẳng vào miền Nam để bổ sung cho Sư đoàn 1 – Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Mặt trận Tây Nguyên (còn gọi là Nông trường 1, Mặt trận B3). Lính “trung đoàn mũ sắt” hành quân vào chiến trường bằng ô tô từ Hoà Bình qua đường Hồ Chí Minh đến ngã ba Đông Dương. Tại đây, đội hình hành quân bị lộ, không quân Mỹ ném bom đánh chặn ác liệt, hơn mười người hi sinh. Vì vậy, tiểu đoàn 8 là lính Đông Anh phải chuyển sang hành quân bộ vào Tây Nguyên. Đây cũng là lý do trung đoàn bị thiếu tiểu đoàn 8 trong các trận đánh Mỹ đầu tiên. Sau khoảng nửa tháng hành quân liên tục thì trung đoàn 209 vào tới Tây Nguyên và được sáp nhập vào sư đoàn 1, đứng chân tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thuộc Bộ Tư lệnh B3. Đây là địa bàn chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiến trường miền Nam Việt Nam cũng như Lào và Campuchia.

Căn cứ Polei Kleng còn gọi là căn cứ Lệ Khánh hay trại Lệ Khánh là căn cứ thuộc lực lượng đặc biệt nằm ở phía tây – tây bắc tỉnh Kon Tum. Nhiệm vụ của trại là huấn luyện các binh sĩ người Thượng tiến hành các cuộc thám báo, trinh sát, …. tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Trại Lệ Khánh được đặt mật danh mục tiêu là M1 và trung đoàn 209 được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ này để làm bàn đạp uy hiếp Kontum. Tuy nhiên, khi trung đoàn áp sát tập trung quân ở khu vực Chư Tan Kra, Chư Tan An cách Kleng khoảng 10km về hướng Tây thì bị lộ. Ngày 21 tháng 3, quân Mỹ đã lập tức cho tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 8 sư đoàn 4 Bộ Binh thiết lập căn cứ hỏa lực trên đỉnh Chư Tan Kra – Hill 995 với tên gọi căn cứ Hỏa Lực số 14 – FSB 14 (ta đặt mật danh là M2) ở tọa độ YA 939913 ngày nay được gọi là Đồi Tranh gần trại Lệ Khánh để yểm trợ hỏa lực đồng thời tung các toán trinh sát lùng sục chung quanh

Vị trí bản đồ trận Chư Tan Kra hay FSB 14 năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam - Battle of Chu Tan Kra or FSB 14 position map in 1968 Vietnam war
Vị trí bản đồ trận Chư Tan Kra hay FSB 14 năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Battle of Chu Tan Kra or FSB 14 position map in 1968 Vietnam war

Từ đỉnh núi đối diện, các binh sĩ thuộc trung đoàn 209 lính mũ sắt có thể nhìn rõ những chiếc trực thăng CH-47  Chinook được mệnh danh là “cần cẩu bay” liên tục cẩu lên đỉnh núi xe ủi, pháo, lô cốt đúc sẵn bằng bê tông để xây dựng cứ điểm. Lực lượng quân Mỹ tại M2, theo trinh sát xác định bằng đếm số lần chuyến trực thăng đổ quân là một tiểu đoàn tăng cường gồm một đại đội pháo hỗn hợp 105mm và cối 81 mm, 3 đại đội bộ binh, lực lượng trinh sát, công binh tương đương 1 đại đội và chỉ huy sở tiểu đoàn. Trong thực tế quân Mỹ còn có 2 đại đội bộ binh luồn rừng từ Kleng lên mà ta không biết, thường xuyên tuần tra trong rừng, đêm ngủ rừng quanh căn cứ và 4 đại đội pháo ở sân bay Kleng và lân cận với các cỡ nòng 203, 175, 155, 105 mm cùng không quân yểm trợ.

Do vậy, Trung đoàn 209 hay trung đoàn mũ sắt phải bỏ mục tiêu đánh Kleng và buộc phải đánh M2; bởi căn cứ này chặn đường từ Kon Tum về vùng ngã ba biên giới và nằm giữa đội hình tập kết của quân ta. Cấp trên nhận định, nếu để cho địch thiết lập xong vị trí thì sẽ rất kiên cố và khó đánh, vì vậy trung đoàn 209 cần giải quyết cái gai này càng sớm càng tốt.

Chư Tan Kra là dãy núi hình vòng cung hướng Nam – Bắc, ôm một phần thung lũng Kleng. Núi có 7 đỉnh, đỉnh chính giữa cao 1198m. Từ trên sườn đông Chư Tan Kra, có thể quan sát được sân bay và chi khu quân sự Kleng phía dưới. Đây là một căn cứ quan trọng của Mỹ – VNCH, án ngữ đường 14 và thị xã Kon Tum cách đó hơn 30 km về phía đông. M2 là một căn cứ hình chữ T trên sườn núi dốc, mỗi chiều 500 – 600m. Quân Mỹ bố trí 3 đại đội bộ binh ở 3 góc có thể dễ dàng chi viện cho nhau, ở giữa họ bố trí trận địa pháo và chỉ huy sở, được bảo vệ bởi lớp phòng ngự thứ hai là lính trinh sát, công binh, thông tin. Chỉ mới kịp làm 3 lớp hàng rào, bù lại họ giăng nhiều lớp mìn định hướng claymo, có thiết bị nhìn đêm và thu phát nghe tiếng động. Bên ngoài căn cứ là hai đại đội lưu động, ngày tuần tra, đêm ẩn kín trong rừng. Tình báo Mỹ cũng biết quân ta có hai tiểu đoàn, một ở phía bắc, một ở phía nam căn cứ FSB 14. Với lực lượng quân Mỹ như vậy lại có chiến hào, lô cốt phòng ngự thì theo nguyên tắc quân sự, phải có hỏa lực mạnh và một lực lượng đông gấp 3 đến 5 lần mới có ưu thế thể đánh thắng.

Sau khi bàn bạc, chính trị viên Phan Trọng Bắc và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 Trương Ân được giao nhiệm vụ đánh mục tiêu M2 Chư Tan Kra, Tiểu đoàn 9 (thiếu một đại đội) đang đóng ở ngọn núi Chư Tan An phía nam căn cứ FSB 14 sẽ đánh hướng Nam của mục tiêu M2

Đúng 1 giờ 15 phút ngày 26-3-1968, phân đội biệt kích vòng ngoài của Mỹ phát hiện bộ đội ta di chuyển vào căn cứ M2. Đơn vị đặc công bị phục kích nên sau khi chịu thương vong nặng nề phải hủy bỏ nhiệm vụ vì tính bất ngờ đã mất. Các binh sĩ tiểu đoàn 7 vẫn nằm im trên các triền núi mà không biết đội đặc công đã bị thiệt hại nặng. Đến 3h sáng đã quá giờ hẹn mà không thấy đặc công tấn công làm hiệu như kế hoạch buộc lòng tiểu đoàn 7 phải nổ súng tấn công và trận Chư Tan Kra – Battle of Chu Tan Kra .

Sau 2 quả pháo hiệu màu xanh bay vọt lên trên không trung, tiếp theo là tiếng kèn xung trận rung động cả cánh rừng. Trong khi cối 60mm, 82 mm của ta thi nhau rót vào phía tây, tây bắc vành đai phòng thủ của quân Mỹ, các phân đội mở cửa nhanh chóng tiếp cận mục tiêu dùng mìn MĐH-10, bộc phá thực hành đánh cửa mở. Sau khi chọc thủng lớp rào dây thép gai vành đai, các mũi cơ động của C1, C2 tiểu đoàn 7 xung phong chớp nhoáng, mãnh liệt và đồng loạt vượt qua cửa mở xông thẳng vào đánh chiếm các ụ súng, nhanh chóng phát triển vào trung tâm, đánh phá các trận địa pháo và chỉ huy sở địch bằng các loại hỏa lực dày đặc và sử dụng súng phun lửa để đánh chiếm các công sự. Hướng phía nam tiểu đoàn 9 thương vong nhiều vì mìn claymo, và hỏa lực pháo cối ngăn chặn buộc phải rút lui.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex