Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Chư Tan Kra của trung đoàn lính mũ sắt – Battle of Chu Tan Kra 1968- P2

0 2,317

Trong trận Chư Tan Kra hay cao điểm 995 hoặc đồi 995Battle of Chu Tan Kra , dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng quân Giải Phóng với biệt danh trung đoàn lính mũ sắt đã hy sinh gần 200 người . Đến năm 2010, các cựu chiến binh trung đoàn 209 với sự giúp đỡ của các cựu chiến binh Mỹ đã quy tập được một số mộ liệt sĩ 

Cuộc chiến đấu giữa bộ đội Trung đoàn 209 hay trung đoàn mũ sắt với tiểu đoàn 3 trung đoàn 8 Sư đoàn 4 Bộ Binh của Mỹ diễn ra rất ác liệt quân đội Mỹ mặt dù bị bối rối bước đầu nhưng căn cứ M2 có vũ khí, trang bị hiện đại, hệ thống công sự, trận địa kiên cố, được không quân, pháo binh chi viện. Tuy nhiên trước sức tiến mãnh liệt của quân ta, quân Mỹ lùi dần lên phía đỉnh. 2 máy bay AC-47 được điều đến khu vực, dùng súng máy 20mm bắn chặn quyết liệt tại khu vực cửa mở. Do đơn vị chỉ có súng máy 12ly7 nên không thể ngăn chặn được sự chi viện hỏa lực đường không. Chư Tan Kra bỗng chốc biến thành 1 quả đồi lửa, mặt dù đối mặt với hỏa lực ngăn chặn quyết liệt như vậy các đơn vị của tiểu đoàn 7 cũng nhất loạt xung phong, người trước ngã xuống người sau tiến lên.

Khoản 4h sáng,  đại đội D thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 8 của Sư đoàn 4 Mỹ sau khi chịu nhiều thương vong đã phải rút về trận địa pháo. Pháo 105mm của Đại đội C thuộc Tiểu đoàn 6 Trung đoàn pháo binh 29 Mỹ hạ nòng pháo bắn trực tiếp về phía quân ta. 4 trận địa pháo của quân Mỹ trong khu vực bắn dồn dập vào khu vực bị ta chiếm. Tiểu đoàn 7 phát triển đánh chiếm trận địa pháo, quân Mỹ tổ chức các trung đội trinh sát, công binh phản kích chiếm lại, giao tranh giành giật ác liệt quanh từng ụ pháo. Đại đội 13 tiểu đoàn 9 tiếp tục tấn công từ phía nam nhưng không thành đơn vị bị thương vong lớn.

Do trinh sát không kĩ nên ta không phát hiện được sự hiện diện của đại đội A bộ trí ngoài căn cứ, khi giao tranh xảy ra đơn vị này từ trong rừng về ứng cứu căn cứ, tấn công sau lưng quân ta từ hướng tây bắc, tổ chức liên tiếp 4 đợt xung phong, bộ đội ta bị quây trong căn cứ và dần hết đạn. Từ phía tây tiểu đoàn trưởng Trương Ân tung lực lượng dự bị duy nhất của ông là trung đội 9 của đại đội 3 vào trận. Nhưng không thể cứu vãn nổi thế trận trước sức tiến công của quân Mỹ.

Đến tầm 4h30, máy bay B52 tiến hành đánh bom trải thảm quanh trận địa, pháo binh từ Kleng bắn cấp tận xuống các khu vực xung quanh để yểm hộ cho máy bay trực thăng đổ quân xuống. Lúc này, đại đội dự bị của Tiểu đoàn 9 (K6) được lệnh vào trận tiếp tục cùng đơn vị bạn tiến công địch. Ròng rã như vậy cho tới khi trời hửng sáng. Giao tranh bên trong và xung quanh chu vi phòng thủ tiếp diễn đến 6 giờ sáng. Trực thăng Mỹ đổ 2 đại xuống M2 để phản kích chiếm lại trận địa. Quân Mỹ tăng viện đánh bật quân ta ra khỏi căn cứ. Quân Giải Phóng lúc này hỏa lực hết đạn, bộ đội bị thương vong nhiều, nhận thấy không còn sức đánh tiếp, trung đoàn 209 buộc phải rút quân. Toàn đơn vị mất gần 70% quân số với trên 200 liệt sĩ.

Sau trận đánh Chư tan Krabattle of Chu Tan Kra, quân đội Mỹ vẫn giữ quyền làm chủ trận địa nên đã thu gom xác lính Hà Nội lại một chỗ, dùng xăng đốt để giữ vệ sinh chiến trường, rồi ủi hố chôn tất cả ngay trên đỉnh núi. Theo tài liệu Mỹ, họ thu thập được 135 thi thể quân giải phóng của trung đoàn mũ sắt cho trong 3 hố chôn tập thể với số lượng lần lượt là 20, 34, 81 liệt sĩ. Số còn lại được an táng tại bệnh xá và trạm phẫu tiền phương của đơn vị

Khu tưởng niệm liệt sỹ Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở mặt trận Bắc Kon Tum mới được xây dựng dưới chân đỉnh Chư Tan Kra
Khu tưởng niệm liệt sỹ Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở mặt trận Bắc Kon Tum mới được xây dựng dưới chân đỉnh Chư Tan Kra

Bắt đầu từ năm 2009, cựu chiến binh trung đoàn 209 hay trung đoàn mũ sắt là ông ông Nguyễn Xuân Tứ cùng 4 người lính của Đại đội hỏa lực (Đại đội 5) gồm Hồ Đại Đồng, Phạm Văn Chúc, Phạm Văn Vĩnh, Phạm Minh Ngọc đã liên hệ nhau cùng quay lại Chư Tan Kra để tìm mộ các liệt sĩ đã tử trận trong trận đánh này. Sau nhiều lần trèo đèo lội suối tìm kiếm không có kết quả, cuối cùng nhờ một số bạn trẻ thông thạo Internet, các ông cũng tìm được mối liên hệ với các cựu binh Mỹ từng là đối thủ của mình và phía Mỹ đã giúp tìm lại sơ đồ, các vị trí mà họ từng thiết lập trên Chư Tan Kra trong hồ sơ lưu trữ của quân đội Mỹ. Khi ấy, để thu dọn chiến trường, họ đã dùng xe ủi đào hố rồi chôn tất cả tử sỹ của quân Giải Phóng

Ngày 19/12/2010 ở Đồi Tranh thuộc xã Sa Sơn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum, cách đỉnh Chư Tan Kra 3km về phía nam, cách thị trấn Sa Thầy 10 km về phia tây, nơi hơn bốn mươi năm trước là căn cứ hỏa lực FSB 14 của sư đoàn 4 Mỹ, các CCB Ban liên lạc tìm đồng đội trung đoàn 209 tìm thấy dấu vết một ngôi mộ lớn. Đó là một hố bom đã được san ủi ở sườn dốc phía tây căn cứ, xưa nằm trên hướng tấn công của tiểu đoàn 7. Khi những người lính già phát cây, nhổ những bụi cỏ Mỹ thì bật lên theo rễ những mảnh nylon, đế dày cháy dở, lẫn trong đất đỏ bazan là những vụn xương trắng đục…

Nhiều người thân liệt sĩ ở Hà Nội được tin đã vào, từ trong hố bom này, cán bộ chiến sĩ huyện đội Sa Thầy đã qui tập được 81 hài cốt liệt sĩ, 77 người trong số đó được an táng chung trong một ngôi mộ lớn ở nghĩa trang liệt sĩ  huyện Sa Thầy, 4 hài cốt liệt sĩ được người thân đưa về quê hương.  Sau 2 năm tìm kiếm, đến nay, các cựu binh đã quy tập được hơn 100 hài cốt liệt sỹ, trong đó có hơn 80 hài cốt tìm thấy trên đỉnh Chư Tan Kra. 

Xem lại : trận đánh Chư Tan Kra 1968Battle of Chu Tan Kra 1968 – P1

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex