Trận đèo An Khê trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Khe Pass in Easter Offensive 1972
Trận đèo An Khê năm 1972 – Battle of An Khe Pass in Easter Offensive 1972 là trận đánh giữa trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 3 quân Giải Phóng và lính Đại Hàn trong chiến dịch Xuân Hè hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Ngày 30 tháng 3 năm 1972, quân Giải Phóng mở Chiến dịch Xuân – Hè 1972, còn được biết đến với tên gọi Mùa hè đỏ lửa (theo cách gọi của phía Việt Nam Cộng hòa), hoặc Easter Offensive (theo cách gọi của Hoa Kỳ). Chiến dịch Xuân Hè tập trung ở 4 mặt trận nhưng chỉ có 3 mặt trận là chính bao gồm : Mặt trận Quảng Trị , mặt trận Kontum , mặt trận An Lộc, ngoài ra còn có mặt trận Quảng Nam nhưng chỉ là thứ yếu nhằm cầm chân lực lượng vùng duyên hải không cho lên tăng viện cho các mặt trận kia. Phía Quân Giải Phóng đã huy động cho chiến dịch này lên đến 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập
Ngày 30 tháng 3, quân Giải Phóng bắt đầu chiến dịch Xuân Hè 1972 bằng cách mở mặt trận Quảng Trị. Từ phía Bắc, sư đoàn 308, 320B vượt sông Bến Hải tấn công Cam Lộ, Cồn Tiên. Ở phía Tây Quảng Trị, sư đoàn 312,316, 325 tấn công căn cứ Đầu Mầu, Tân Lâm, … Phía Tây Nam, sư đoàn 324 tấn công Động Ông Do, cao điểm 440, ..
Ở mặt trận Kontum, cũng ngày 30 tháng 3, 3 sư đoàn quân Giải Phóng là sư đoàn 3, sư đoàn 10 và sư đoàn 320 cùng 4 trung đoàn độc lập với sự yểm trợ của xe tăng đã tấn công Kontum. Tại mặt trận Tây Nguyên, đường 19 và đường 21 có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với lực lượng quân đội hai bên ở Tây Nguyên. Đường 19 và đường 21 được ví như cái cuống họng, chiến trường Tây Nguyên như cái dạ dày. Ngoài hai trục đường này còn có thêm đường số 7 nối liền quốc lộ 1 ở tỉnh Phú Yên với quốc lộ 14 tỉnh Đắc Lắc. Tuy nhiên đường số 7 đã hư hỏng, từ lâu không sử dụng được. Đường 19 và 21 trở thành 2 trục đường huyết mạch, nối liền các tỉnh đồng bằng miền Trung với Tây Nguyên, và có tính quyết định sống còn đối với quân đội và chính quyền của địch ở đây.
Nếu bạn có dịp đi từ thành phố Quy Nhơn, theo đường Quốc lộ số 1 ra hướng Bắc, đến ngã ba đường số 1 và đường số 19, đi tiếp khoảng 60km theo đường số 19 là đến đèo An Khê. Đèo An Khê dài trên 10 km, rất hiểm trở có nhiều đoạn cua, gấp khúc, xe cơ giới không sao chạy nhanh được. Hai bên đường đèo là đồi núi liên hoàn. Đèo An Khê hiện ra với con đường ngoằn nghèo chạy theo sườn phía Nam dãy núi Ông Bình. Từ cống Hang Dơi, chân đèo thuộc phần đất của tỉnh Bình Định, lên núi Cây Rui dài khoảng 10 km, là đoạn đường hiểm trở nhất. Núi Cây Rui là ranh giới giữa hai tỉnh: Bình Định và Gia Lai. Đi thêm nữa là đèo Mang Yang nơi khi xưa vào ngày 24 tháng 6 năm 1954 đã xảy ra trận đèo Mang Yang phục kích binh đoàn 100 của Pháp khiến Pháp thiệt hại rất nặng. Chạy gần như song song với đường 19 về phía Đông – Đông Nam là sông Côn và một nhánh của sông Côn là sông Cái. Sông Côn rộng có nơi khoảng 200m, cách đường 19 trung bình 1km
Sư đoàn 3 Quân Giải Phóng có 3 trung đoàn gồm trung đoàn 2,12 và 22 di chuyển từ Quảng Ngãi vào Quảng Nam. Sau Tết Mậu Thân đã bị tổn thất nặng . Theo lệnh của Quân khu, tháng 2 năm 1970, sư đoàn bộ binh 3 giải thể trung đoàn 22, đưa lực lượng xuống các tỉnh để hoạt động: Tiểu đoàn 7 về tỉnh Quảng Ngãi; Tiểu đoàn 8 về Bình Định; Tiểu đoàn 9 về Phú Yên. Trung đoàn bộ binh 21 từ miền Bắc vào, do đồng chí Việt Sơn làm trung đoàn trưởng, được điều về thay cho trung đoàn bộ binh 22 . Năm 1972, quân khu 5 quyết định giải thể sư đoàn 711 và trung đoàn bộ binh 21 để lấy binh sĩ bổ sung cho các đơn vị khác. Sư đoàn 3 do đó chỉ còn 2 trung đoàn bao gồm trung đoàn bộ binh 2 hoạt động tại các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát và trung đoàn bộ binh 12 chuyển vào phía Nam tỉnh Bình Định, tập trung chủ yếu đường 19.
Nhiệm vụ của trung đoàn bộ binh 12 trong trận đèo An Khê – Battle of An Khe Pass trong chiến dịch Xuân – Hè năm 1972 là cắt đứt giao thông tiếp tế của quân VNCH trên đường 19 từ đồng bằng miền Trung lên cao nguyên kìm giữ sư đoàn “Mãnh Hổ” Đại Hàn và một bộ phận quân chủ lực Sài Gòn, tạo thuận lợi cho mặt trận B3 ở Tây Nguyên và đồng thời cho sư đoàn hoàn thành nhiệm vụ tại chiến trường Bắc – Bình Định
Lực lượng Đại Hàn (Nam Triều Tiên), đồng minh của Mỹ, trên chiến trường thuộc Liên khu 5, có 3 đơn vị : Tại tỉnh Quảng Ngãi có lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến “Rồng xanh” (Thanh Long); lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến “Bạch Mã” ở Phú Yên. Sư đoàn bộ binh “Mãnh Hổ” ở tỉnh Bình Định, chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ đường 19
Mục tiêu của quân Giải Phóng như sau :
Mùa xuân năm 1972, mặt trận B3 mở chiến dịch Tây Nguyên nhằm: “Tiêu diệt địch, giải phóng Daktô, Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kontum, và phát triển xuống Plâyku, giải phóng thị xã Buôn Mê Thuột, hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh, nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ”
Để hỗ trợ mục tiêu trên, phía lực lượng sư đoàn 3 ở đồng bằng cần tập trung lực lượng, xây dựng cụm chốt cắt giao thông tại đèo An Khê trên đường 19, chủ yếu từ Cống Hang Dơi phía Đông đèo đến núi Cây Rui, đỉnh đèo có chiều dài từ 15 đến 20 km, với quyết tâm là đánh bại mọi cuộc phản kích giải tỏa của quân VNCH, cắt đứt mọi sự vận chuyển tiếp tế của phía VNCH từ đồng bằng lên Tây Nguyên
Do vị trí hết sức quan trọng của tuyến đường 19 đối với sự sống còn của các lực lượng đồn trú và hệ thống chính quyền của địch ở vùng cao nguyên; Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã bố trí tại đây (chủ yếu tại đèo An Khê xuống xã Bình Nghi trên trục đường 19) nhiều đơn thiện chiến của Nam Triều Tiên như sư đoàn Mãnh Hổ (6 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 24), lữ đoàn Bạch Mã (1 tiểu đoàn) cùng 5 đại đội bảo an VNCH. Khi cần thiết có thể tung các trung đoàn chủ lực cơ động thuộc sư đoàn 2, sư đoàn 23, 4 liên đoàn Biệt Động Quân lên giải toả.
Xem tiếp : Trận đèo An Khê năm 1972 – Battle of An Khe Pass 1972 – P2
w6jh4h