Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P5

0 374

Phần 5 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Mưu lược của ông Thiệu

Ông Thiệu biết quá rõ về lập trường của ông Humphrey. Nếu ông ta thắng cử thì có nghĩa là sẽ có một chính phủ liên hợp (với cộng sản) trong sáu tháng, còn nếu Nixon thắng thì ông cũng còn có hy vọng, ông kể lại cho chúng tôi nghe vào một buổi chiều mùa Xuân năm 1985 tại London. Ông cho rằng sau khi có một chính phủ liên hiệp thì Mỹ sẽ rút đi hết, mặc Việt Nam Cộng Hòa cho số phận quyết định. Bởi vậy, ông đánh một ván bài liều.

Kế hoạch của ông Thiệu là cố gắng trì hoãn quyết định của Tổng Thống Johnson về việc ngưng oanh tạc Bắc Việt và về việc Việt Nam Cộng Hòa tham dự Hòa Đàm Paris.

Lửng lơ con cá vàng, ông không hề nói ‘’không’’ với ông Bunker, mà luôn nói ‘’có, với điều kiện’’. Cứ cù nhày để mua thời giờ cho ứ ng cử viên Cộng Hòa Richard Nixon. Có lúc ông còn dùng ngay những ‘’thể chế Dân Chủ’’ do chính người Mỹ giúp Miền Nam dựng nên để tránh né: Ông viện cớ là vì lề lối làm việc Dân Chủ, ông còn phải tham khảo ý kiến Quốc Hội và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ông Thiệu biết là nếu găng quá thì Johnson có thể lấy quy ết định đơn phương, cho nên ông không công khai ph ản đối đề nghị củ a Johnson, mà chỉ phản đối những chi tiết, đòi thêm điều nọ, điều kia. Đúng là cung cách xoay xở để tồn tại của một người mưu lược.

Trong tuần lễ chót trước ngày bầu cử, John Mitchell ‘’hầu như mỗi ngày’’ liên lạc với bà Chennault để thuyết phục ông Thiệu đừng tham dự Hòa Đàm Paris. Cả hai đều biết là Cơ quan điều tra Liên Bang (FBI) lén nghe điện thoại, và bà nói đùa với Mitchell: ‘’Ai đang nghe đầu dây bên kia?’’ Mitchell thì không cho câu rỡn đó là hài hước và nói: ‘’Bà nên dùng điện thoại công cộng, đừng nói chuyện ở sở?’’. Lời nhắn nhủ mà Mitchell chuyển cho bà lúc nào cũng giống như nhau: ‘’Đừng để cho ông Thiệu gửi phái đoàn sang Paris’’ [10].

Một vài ngày trước bầu cử, Mitchell điện thoại cho bà Chennault, nhờ chuyển một thông điệp khác cho ông Thiệu. ‘’Anna, tôi nói đây là theo lệnh của Nixon. Điều quan trọng là những người bạn Việt của chúng ta cần phải hiểu rõ quan điểm của Đảng Cộng Hòa, và tôi mong bà giải thích cho họ như thế’’. [11]

Dù nhận được đầy đủ phúc trình của CIA và FBI về những cuộc điện đàm giữa bà Chennault và Sài Gòn, ông Johnson quyết định không công bố việc ấy ra vì sẽ bị mang tiếng là ‘’nghe lén’’ và cứ tiến hành sáng kiến hòa bình của mình để giúp cho ông Humphrey. [12]

Ông Thiệu ‘’án binh bất động’’, tiếp tục không nhúc nhích, nhưng cho phía Mỹ cảm tưởng mập mờ là trước sau rồi ông cũng sẽ nghe theo để dự hòa đàm. Đại Sứ Bunker mắc mưu, phúc trình với Washington là nếu chờ thêm ít hôm nữa, Chính Phủ Sài Gòn có thể sẽ ngồi vào bàn hội nghị. Dùng chiến thuật đánh lạc hướng, ông Thiệu lại còn gửi một ‘’phái đoàn tiền phong’’ sang Paris để ‘’thu xếp chỗ ở và chuẩn bị cho sự tham dự của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa’’. Và cứ đong đưa như thế, khi thì đưa ra những phản đối mới, khi thì rút lại những chướng ngại chiến thuật, và lần nào cũng mất hai ba ngày mới giải quyết xong.

Leo thang hòa bình

Càng gần ngày bầu cử, Johnson lại càng phải xuống thang chiến tranh cho nhanh để còn leo thang hòa bình. Muốn tranh thủ được sự ủng hộ của phía quân đội, ông triệu vị Tư Lệnh Quân Sự lại Việt Nam, Đại Tướng Creighton Abrams, về Washington để tham khảo. Abrams đáp xuống căn cứ Không Quân Andrews lúc nửa đêm ngày 29 tháng 10.1968, và đi ngay tới Tòa Bạch Ốc. Vào hai giờ 30 sáng, Tổng Thống Johnson chủ tọa một phiên họp gi ữa các cố vấn cao cấp của mình trong phòng Họp Nội Các. Sau khi duyệt lại tình hình quân sự lừng chi tiết, Johnson ngó thẳng mặt Abrams trong giây lát, rồi hỏi:

  • Đây là giờ phút nghiêm trọng. Theo những gì Đại Tướng được biết, Đại Tướng có ngần ngại hay dè dặt gì không về việc ngưng ném bom Bắc Việt?
  • Dạ không, Abrams đáp.
  • Nếu là Tổng Thống, Đại Tướng có sẽ làm như thế không?
  • Tôi không ngần ngại gì hết. Tôi biết làm thế sẽ gây nhiều phê phán trong dư luận. Nhưng tôi nghĩ làm như thế là phải. Làm như thế là đúng.

Giữa lúc đang họp thì có người cho biết rằng Đại Sứ Bunker vẫn chưa gặp được ông Thiệu để buộc ông thỏa thuận dứt khoát như Tổng Thống Johnson mong muốn. Bunker cho hay rằng phía Việt Nam Cộng Hòa đòi có thêm thời giờ: ‘’họ chưa tổ chức được phái đoàn để gửi sang Paris cho kịp ngày mồng hai tháng 11’’, như Johnson trông đợi. [13]

Buổi họp chấm dứt trước năm giờ sáng. Abrams về nhà ngủ, trong khi Ngoại trưởng Dean Rusk trở lại Bộ Ngoại Giao gọi dây nói cho Bunker ở Sài Gòn. Bởi lẽ hai Thủ Đô cách nhau 12 tiếng đồng hồ và Sài Gòn đã về chiều, nên Bunker có thể cho ông Rusk biết những gì đã xảy ra trong ngày. Lúc 6 giờ 15′ sáng, Johnson lại triệu tập một buổi họp khác trong phòng họp nội các cùng thảo luận với các cố vấn về những hoạt động hậu trường của bà Chennault. Hiện diện trong buổi họp có Ngoại Trưởng Dean Rusk và Tổng Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford. Clifford nổi giận. Với cung cách đàng hoàng nhất của một luật sư ông phàn nàn rằng sự trì hoãn vào phút chót của Việt Nam Cộng Hòa là một hành động ‘’đáng trách cứ và hoàn toàn không có lý do chính đáng’’. [14]

Johnson thời chỉ thị cho Rusk nói với Bunker là ‘’Hoa Kỳ đã sẵn sàng tiến hành phiên họp ngày 2.11.1968 với Bắc Việt tại Paris mà không cần có Thiệu?’’ Nhưng Bunker cố thúc giục Johnson hoãn việc loan báo ngưng dội bom lại chừng 24 giờ nữa và hoãn hòa đàm Paris đến mồng 4.11.1968 để Sài Gòn có thêm thời giờ tổ chức phái đoàn tham dự hội nghị. Johnson nói với các cố vấn: ‘’Tôi bằng lòng hoãn lại vụ này một, hay hai hôm, nhưng sau đó là hết Đồng Minh’’. Rồi Johnson gửi cho ông Thiệu một thông điệp riêng khẩn khoản giục ông gửi đại diện dự hòa đàm với Hoa Kỳ ở Paris.

Vào buổi trưa 30.10.1968, tức là chỉ còn năm ngày trước bầu cử, Tổng Thống Johnson nhận được hồi âm của ông Thiệu nói sẽ chấp nhận nếu các điều kiện của ông được thỏa mãn. [15]

Đâm lao phải theo lao

Như vậy là ông Thiệu chưa dứt khoát. Tới đây thì Johnson không còn chờ đợi được nữa, nên đã thông báo ngay cho ông Thiệu về việc quyết định hành động một mình. Johnson ấn định ngày giờ loan báo trên TV việc ngưng oanh tạc là tám giờ tối 31.10.1968 và quyết định sẽ có hiệu lực 12 giờ sau đó. Buổi họp ở Paris đầu tiên được ấn định vào mùng 6.11.1968, một ngày sau bầu cử. Với áp lực như vậy, ông Johnson hy vọng suốt ngày hôm đó là thế nào ông Thiệu cũng đồng ý đưa ra một thông cáo chung về việc ngưng oanh tạc và hòa đàm. Đại Sứ Bunker họp liên miên với Tổng Thống Thiệu, Phó Tổng Thống Kỳ và Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành ‘’để cố san bằng những dị biệt’’.

Thế nhưng, chỉ còn một giờ Trước khi Johnson lên truyền hình ông được Đại Sứ Bunker thông báo rằng ông Thiệu vẫn còn đòi duyệt xét lại.

Quá muộn rồi, cần phải có ảnh hưởng ngay với cử tri. Ngày 1.11.1968, Johnson bèn công bố quyết định ngưng oanh tạc Bắc Việt và khai mạc Hòa Đàm Paris nới rộng. Để che đậy tình hình căng thẳng với ông Thiệu, ông Johnson nói thêm rằng ‘’Đại diện Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa nếu muốn tham dự thì cứ tự do’’.

Đã đâm lao, phải theo lao. Tại Sài Gòn, ông Thiệu phản ứng bằng cách tự tách khỏi quyết định ngưng oanh tạc. Ông tuyên bố đó là một quyết định ‘’đơn phương’’ của Hoa Kỳ. Phản ứng này giảm bớt tác dụng chính trị của nước cờ Johnson đối với cử tri Mỹ và khiến hy vọng hòa bình cũng mờ nhạt. Tuy nhiên dù tuyên bố như vậy, ông Thiệu vẫn nói riêng với Bunker rằng ông sẽ không làm gì để đảo lộn sáng kiến hòa bình của ông Johnson và sẽ tham gia hội nghị nếu Sài Gòn thương thuyết thẳng với Hà Nội chứ không phải với Mặt trận giải phóng miền Nam. Khi Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc Bắc Việt, Humphrey vô cùng phấn khởi, cho rằng đó là sự hỗ trợ cho lập tr ường chấm dứt chiến tranh mà ông cổ võ trong mấy tháng vận động tranh cử. Giờ đây, vào những ngày chót, Johnson lại đi được một nước cờ tuyệt diệu, v ừa chấm dứt chiến tranh, vừa bầu lên được người kế vị thuộc đảng Dân Chủ. Hôm sau ngày Johnson tuyên bố, tờ Washington Post (số ra ngày 1.11.1968) tường thuật là ‘’phản ứng sơ khởi của cấp lãnh đạo chính trị thuộc cả hai đảng là lời tuyên bố ngưng oanh tạc của Tổng Thống Johnson đêm qua sẽ có thể làm tăng hy vọng cho đảng Dân Chủ để giữ lại được Tòa Bạch Ốc và duy trì giữ được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử vào thứ Ba tới’’. Humphrey thì được báo chí mô tả là ‘’nghiêm nghị và nhẹ nhõm’’, hy vọng hành động của Johnson sẽ mang lại ‘’hòa bình trong danh dự’’.

Cạm bẫy của Nixon

Cứ để Humphrey biểu diễn, Nixon đã giăng sẵn một cái bẫy cho ông ta. Qua nhữ ng thông tin bí mật về hòa đàm Paris, Nixon biết được hết đường đi nước bước của Johnson. Ông này nắm được sáng kiến hòa bình để giúp Humphrey, lại có đầy đủ quyền hành trong tay, muốn ngưng oanh tạc bất cứ lúc nào cũng được. Sau đó đi tới thỏa hiệp với Bắc Việt. Ngày 22.10.1968, Nixon nhận được một tờ trình của Bryce Harlow, một Tùy Viên Chính Trị của mình, rằng: ‘’Tổng Thống Johnson đang cố tìm mọi cách để có được một đổi chác với Bắc Việt…ông trở nên háo hức một cách dường như bệnh hoạn, đi tìm một cái cớ nào đó để có thể vin vào mà ra lệnh ngưng oanh tạc và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc dàn xếp nào… ’’ [16].

Đọc tờ trình nhiều lần, Nixon hết sức bực bội. Ông đề phòng cẩn mật. Ngày 26.10.1968, Nixon quyết định công bố một nhận định về hòa đàm như sau: ‘’Trong ba mươi sáu giờ qua, tôi nghe nói có rất nhiều cuộc hội họp ở Tòa Bạch Cung và ở các nói khác về vấn đề Việt Nam. Tôi nghe nói rằng các viên chứ c cao cấp trong chính quyền đang rất bận rộn để đạt tới thỏa hiệp ngưng oanh tạc và tiếp theo là đình chiến. Trong những ngày gần đây, những vi ệc đó được coi như là đúng. Tôi còn…nghe rằng hoạt động bận rộn ấy là một mưu toan đáng khinh bỉ vào phút chót của Tổng Thống Johnson để cứu vãn ứng cử viên Humphrey. Điều này thì tôi không tin là đúng’’ [17].

Rất khôn, cứ nói toạc ra, lên án, rồi lại phủ nhận. Ngày 31.10.1968 (giờ Washington), Johnson tuyên bố Hoa Kỳ sẽ ‘’ngưng mọi phi vụ oanh tạc, mọi vụ oanh kích từ ngoài khơi, và pháo kích trên lãnh thổ Bắc Việt kể từ ngày 1 tháng 11’’. Ông Humphrey hết sức phấn khởi vì việc ngưng oanh tạc đã mang lại kết quả mau lẹ. Trước khi Johnson tuyên bố, ứng cử viên Nixon với lập trường mang lại hòa bình đã được dân chúng Mỹ ủng hộ hơn hẳn ứng cử viên Humphrey, người bị coi là kế vị ‘’con diều hâu Johnson’’. Trước đó mười ngày, Tổ chức thăm dò dân ý Gallup cho biết kết quả là Nixon sẽ dẫn đầu Humphrey tám điểm: 44% và 36% (ngày 21 tháng 10). Nhưng chiều mồng 1.11.1968, tức là chỉ hai ngày sau khi công bố ngưng oanh tạc, thì ‘’sóng gió nổi lên, và Nixon chỉ còn dẫn đầu Humphrey có hai điểm: 42% và 40%’’. [18]

Như vậy, chắc là Nixon phải lo lắng lắm. Thế nhưng không, vì ông biết được ông Thiệu đang toan tính cái gì ở Sài Gòn. Nixon rất mừng khi thấy phe Dân Chủ đang sa vào cái bẫy của mình. Ông biết là ông Thiệu sẽ không chịu đi Paris, vậy mà phe Dân Chủ lại phóng mạnh lên viễn cảnh hòa bình bằng cách gắn liền việc ngưng oanh tạc với Hòa Đàm Paris, được ấn định vào ngày 6.11.1968.

Từ thế thủ chuyển sang thế công, ông Nixon lại đi một nước cờ cao hơn: Đó là cứ đổ dầu thêm vào lửa. Ông thổi phồng ngay cái hy vọng hòa bình cho lớn hơn, vì biết rằng chính ông Thiệu sẽ làm nó xẹp. Chắc chắn ông sẽ có lợi khi cử tri Mỹ vỡ mộng, hoài nghi lá bài hòa bình của Johnson. Trong một cuộc mít-tinh lớn tại Madison Square Garden, New York, đúng vào ngày ngưng oanh tạc, Nixon tuyên bố rằng ông sẽ ‘’không nói bất cứ điều gì có thể phá vỡ cơ hội đưa đến hòa bình’’, và ông tin rằng rằng việc ông Johnson ngưng dội bom sẽ ‘’mang lại một vài tiến bộ’’ tại Hòa đàm Paris nhóm họp vào ngày sáu tháng 11 sắp tới. Thực ra, Nixon thừa biết là ông Thiệu sẽ không tham gia, nên ông giăng lưới cho Humphrey và Johnson rơi vào.

Tags : Khi đồng minh tháo chạy, sách Khi đồng minh tháo chạy, Khi đồng minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hưng, sách Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P4

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P6

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex