Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army withdraw from from Khe Sanh base ? – P4
Có một sự khác biệt hoàn toàn về việc vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army withdraw from Khe Sanh base giữa các chỉ huy quân sự và các lãnh đạo chính trị ở Mỹ và các chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến tham gia phòng thủ Khe Sanh
Không như những trận đánh khác, trận đánh Khe Sanh thu hút sự quan tâm của báo giới, đài truyền hình, … và cả công chúng Mỹ. Thời gian phát sóng về Khe Sanh chiếm đến 25% các thời gian đưa tin về Việt Nam trong tháng 2 và tháng 3 . Còn đối với đài Truyền Hình CSB, tin tức về khe Sanh chiếm đến 50% lượng sóng . Cuộc thăm dò cho thấy trong tháng 2 và tháng 3, đã có đến 20% lượng người từng ủng hộ cuộc chiến chuyển sang phe phản chiến . Cách tốt nhất để tránh tình trạng này gây hậu quả trầm trọng hơn đó là đóng cửa căn cứ Khe Sanh
Việc giải thích nguyên nhân vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army withdraw from Khe Sanh base đến nay vẫn không có gì rõ ràng và đầy đủ. Như đã nói trên, tình hình chung quanh căn cứ Khe Sanh trước và sau cuộc bao vây là gần giống nhau và không thay đổi nhiều. Vào tháng 5 năm 1968, tin tức tình báo cho biết 5 trung đoàn Bắc Việt vẫn đang đóng chung quanh Khe Sanh. Theo viên chỉ huy sư đoàn 3 TQLC thì tình thế ở Khe Sanh giống như cuối năm 1967 khi tướng Westmoreland ra lệnh tăng viện cho Khe Sanh
Một nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng, Bắc Việt sẵn sàng chấp nhận đánh đổi một tổn thất lớn về quân sự để lấy một chiến thắng về chính trị. Tướng Westmoreland lại có suy nghĩ khác. Ông cho rằng nếu một viên tướng Phương Tây mà có tổn thất lớn đến vậy như đối với tướng Võ Nguyên Giáp ở Khe Sanh thì viên tướng đó không thể giữ được chức chỉ huy trong vài tuần. Tướng Westmoreland tiếp tục đưa các tỉ lệ tổn thất và cho rằng tổn thất của tướng Giáp ở Khe Sanh lớn hơn hẳn so với Pháp ở Điện Biên Phủ mà phía Bắc Việt luôn so sánh 2 trận với nhau và ví trận Khe Sanh là trận Điện Biên Phủ thứ 2
Quyết định rút bỏ Khe Sanh có thể được xem là rút lui chiến thuật hơn là bị ép buộc rút lui do quân sự . Các binh sĩ TQLC vẫn sẵn sàng tiếp tục phòng thủ căn cứ Khe Sanh và các ngọn đồi chung quanh . Một viên chỉ huy pháo binh nói :
“Tôi đã ở Khe Sanh từ tháng 12 năm 1967 cho đến tháng 4 năm 1968 khi vòng vây chính thức được phá vỡ. Chẳng có điều gì cho thấy là chúng tôi bị đánh bại và tôi chẳng có ý nghĩ rằng căn cứ sẽ bị đóng cửa. Đơn vị TQLC đã thông báo chúng tôi rằng sẽ tiếp tục ở lại cho đến khi một đơn vị súng cối đến thay thế chúng tôi. Sau khi đơn vị đó đến, chúng tôi được di chuyển đến phía đông căn cứ và tiếp tục chống lại Việt Cộng”
Tinh thần chiến đấu của TQLC ở Khe Sanh vẫn rất cao giống như tình thế ở cuộc chiến Triều Tiên . Các đơn vị tình báo của trung đoàn 26 TQLC biết rõ các cách thức mà quân Bắc Việt đã áp dụng tại trận đánh Điện Biên Phủ. Thoạt đầu, TQLC ở Khe Sanh đã không để quân Bắc Việt áp sát căn cứ và các đơn vị pháo binh được lệnh bắn tập trung để phá hủy các chiến hào để không cho áp đến gần. Khi đường không bắt đầu gặp khó khăn và các đơn vị pháo binh không thể duy trì lượng đạn bắn tối đa cần thiết để đơn giản hơn trong việc xác định vị trí và tiêu diệt Quân Giải Phóng
Do quân Giải Phóng không sử dụng tỉ lệ tổn thất như lính Mỹ nên chúng ta sẽ dùng tiêu chuẩn khác để đánh giá ai chiếm được ưu thế hơn sau trận đánh. Sau khi lính Mỹ rút quân về nước, tháng 5 năm 1973, có các báo cáo cho biết quân Giải Phóng đã gửi hàng nghìn binh sĩ và nhân công đến căn cứ Khe Sanh để xây dựng lại nơi này thành trung tâm tiếp tế cho các tỉnh phía Nam. Bắc Việt cũng cho xây dựng các tuyến đường để có thể nối liền từ thung lũng A Sầu đến Đà Nẵng. Họ cũng đã trang bị hàng chục dàn tên lửa phòng không SAM cũng như các đơn vị pháo phòng không chung quanh đây
Mặc dù chiến tranh quy ước là điều Mỹ mong muốn, tuy nhiên cuộc chiến Việt Nam lại là cuộc chiến không có mặt trận do quân Mỹ và VNCH phải căng mình phòng thủ trải dài suốt cả biên giới phía Bắc lẫn biên giới phía Tây. Kết quả là tướng Westmoreland đã phải mở các cuộc càn quét Tìm và Diệt để lùng sục đối phương . Tướng Westmoreland luôn quan niệm rằng : “Một vị tướng không thể có bất kỳ chiến thắng nào nếu chỉ ngồi im chờ đối phương đến”. Đó cũng là lý do ông sử dụng căn cứ Khe Sanh để làm cục nam châm hút QGP đến để tiêu diệt bằng các cuộc oanh tạc của máy bay B-52
Trong khi Bắc Việt tuyên bố đã chiến thắng ở trận Khe Sanh và đã lập lại chiến thắng ở Điện Biên Phủ thì tướng Westmoreland lại đánh giá rằng đó là “trận Điện Biên Phủ đảo ngược”. Nhiều nhà quân sự cũng bày tỏ khó hiểu vì sao Bắc Việt lại triển khai quá nhiều binh sĩ ở đây thay vị tham chiến trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968 trong khi lực lượng tham chiến chủ yếu là du kích và Việt Cộng. Bắc Việt tuyên bố người Mỹ đã không thắng ở trận Khe Sanh và buộc phải rút lui để tránh bị tiêu diệt và “chiến thắng Khe Sanh là thất bại cay đắng của người Mỹ cả về quân sự lẫn chính trị”
Hai tháng sau trận Khe Sanh, tướng Westmoreland đã về Mỹ nắm chức Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ và tướng Creighton Williams Abrams lên thay thế. Tướng Abrams cũng thừa nhận, việc chiếm lại Huế sẽ phải tốn thời gian hơn rất nhiều nếu quân Bắc Việt triển khai 3 sư đoàn đang ở Khe Sanh đến tham chiến ở Huế
Việc giải thích nguyên nhân vì sao Bắc Việt không đưa binh sĩ ở Khe Sanh tham chiến ở Tết Mậu Thân có thể lý giải bằng cách rằng Bắc Việt đang chơi ván cờ nước đôi. Nếu Bắc Việt chiếm được Khe Sanh, điều đó sẽ tốt cho họ. Nếu họ không chiếm được, thì họ cũng có thể chia nhỏ được lực lượn và gây sự chú ý của quân Mỹ và VNCH ở vùng I Chiến Thuật để từ đó giành được lợi thế trong trận Tết Mậu Thân. Năm 1969, quân Mỹ đã thu được tài liệu của Việt Cộng, trong đó ghi nhận rằng quân Bắc Việt sẵn sàng để chiếm giữ Khe Sanh nhưng với một giới hạn tổn thất có thể chịu đựng được . Mục tiêu chính là gây thiệt hại cho quân Mỹ càng nhiều càng tốt và cô lập quân Mỹ ở khu vực biên giới
Một giả thuyết khác rằng trận Khe Sanh chỉ là đòn nghi binh để kéo quân Mỹ ra vùng biên giới xa xôi. Tuy nhiên giả thuyết này bị thiếu tướng Rathvon M. Tompkins – chỉ huy trưởng sư đoàn 3 TQLC phản ác khi ông cho rằng Bắc Việt thật sự muốn đánh chiếm Khe Sanh khi chỉ có 2 trung đoàn TQLC ở đây mà đối mặt với ít nhất là 3-4 sư đoàn bắc Việt
Khi so dân số Bắc Việt với tổn thất trong cuộc đối đầu với người Mỹ đã cho thấy tỉ lệ % tương đương với tỉ lệ % một số quốc gia đã gặp phải trong chiến tranh thế giới thứ I. Nhà sử học Ronald Spector cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ tổn thất so với quân Mỹ tham chiến trong nửa năm đầu của năm 1968 đã vượt tổn thất mà quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Trong trận đánh Khe Sanh, quân Mỹ chẳng thu được lợi gì ngoài việc đã tiêu diệt lượng lớn quân Giải Phóng. Việc Mỹ rút quân khỏi căn cứ Khe Sanh và đóng cửa căn cứ này là một quyết định nhạy cảm. Cho dù cho đến nay, nhiều chuyên gia quân sự kết luận rằng Mỹ chưa từng thua trong bất cứ trận đánh nào Việt Nam nhưng vẫn có nhiều điều tranh cãi khi đặt trận đánh Khe Sanh vào hàng mục trận đánh mà Mỹ chiến thắng
Còn nhà quân sự Thomas Ricks đánh giá : “Trận đánh Khe Sanh đã trở thành dấu ấn trong tâm trí người Mỹ như là sự hy sinh vô bổ, là kết quả của chiến thuật tồi tệ và đã làm giảm giá trị của những nỗ lực của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”
Xem lại : Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? – P3