Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P2
Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war là xuất phát từ các căn cứ Không Quân Mỹ nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Không Quân Mỹ đã sử dụng 3 căn cứ không quân ở phía đông Thái Lan và 4 căn cứ gần thủ đô Bankok cách vịnh Thái Lan khoảng 480km. Các căn cứ Không Quân ở phía Tây Thái Lan chỉ cách Hà Nội khoảng 900km
Không quân Mỹ cũng như quân Bắc Việt giả vờ công khai rằng họ không hoạt động ở Lào. Việc giả vờ của Mỹ cũng được phía Liên Xô chấp nhận vì điều này sẽ giúp Liên Xô tránh được cuộc đối đầu với Mỹ trên đất Lào . Điều này là một trong những lý do khiến dân chúng Mỹ cảm thấy rằng chính phủ không trung thực đối với dân chúng
Chính phủ Thái Lan cũng cố gắng giữ cho vai trò của Thái Lan trong cuộc chiến Việt Nam là khá thầm lặng. Các máy bay của Không Quân Mỹ xuất phát từ các căn cứ ở Thái Lan không được phép oanh tạc các mục tiêu ở miền Nam Việt Nam. Các máy bay này giả vờ họ xuất phát từ các căn cứ ở miền Nam Việt Nam để thực hiện các phi vụ oanh tạc trên Lào và miền bắc Việt Nam
Đến năm 1967, khi các phi vụ oanh kích xuất phát từ các căn cứ ở Thái Lan đã khá rõ ràng thì chính phủ Thái Lan mới cho phép các phi vụ của máy bay B-52 từ Thái Lan có thể tiến hành tấn công các mục tiêu trên miền Nam Việt Nam. Cho đến khi đó, các phi công ở Thái Lan không được phép xuất hiện trước báo chí. Ngoại trừ số ít trường hợp, họ được đưa sang Sài Gòn để tiến hành họp báo rằng các phi vụ tấn công miền Bắc Việt Nam được xuất kích từ các căn cứ ở miền Nam Việt Nam. Một số phi công thích việc họp báo, một số khác lại xem đó điều gở sau khi trung tá Robinson Risner – chỉ huy phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 67 sau khi xuất hiện trên tờ báo tạp chí Time đã bị bắn rơi ngày 16 tháng 9 năm 1965 và bị giam ở miền Bắc trong thời gian dài
Không Quân Mỹ không phải hoàn toàn không vui với việc chính quyền Thái Lan không cho phép máy bay từ Thái Lan tiến hành oanh tạc miền Nam Việt Nam. Đó là do chính sách này ngăn ngừa có một lực lượng không quân khác oanh kích miền Bắc Việt Nam và Lào. Đến năm 1968, chính quyền Thái Lan mới cho phép các máy bay từ Thái Lan được phép tấn công miền Nam Việt Nam và vùng I Chiến Thuật. Ngoại trừ phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 36 đóng căn cứ ở Đà Nẵng, ít có máy bay thuộc phi đoàn nào khác mạo hiểm tấn công sâu vào lãnh thổ Bắc Việt
Nhu cầu về Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war của lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu yểm trợ, vượt xa mọi yêu cầu trước đây. Trong số 8 triệu tấn bom đạn được không quân Mỹ sử dụng ở vùng Đông Nam Á, có hơn phân nửa được thả ở miền Nam Việt Nam ở dụng . Lượng bom đạn dùng ở miền Bắc vào khoảng dưới 1 triệu tấn và có khoảng 2 triệu tấn được dùng ở Lào. Mặc dù con số này có vẻ rất ấn tượng khi so với lượng bom đạn mà cả Mỹ và Anh sử dụng trong thế chiến thứ 2 là chưa đến 4 triệu tấn. Tuy nhiên, trong thế chiến thứ 2, phần lớn bom đạn là được sử dụng phía trong và vòng ngoài của thành phố trong khi ở chiến trường Việt Nam, phần lớn bom đạn là được ném trong rừng sâu. Cùng với lượng bom đạn trên là khoảng 8 triệu tấn đạn pháo được pháo binh Mỹ dùng ở Việt Nam
Các cuộc không kích ở Lào và Bắc Việt được thực hiện từ các máy bay xuất phát từ Thái Lan và các máy bay từ các tàu sân bay ở Vịnh Bắc Bộ. Vùng cao nguyên Korat của Thái Lan với các ngọn đồi nhấp nhô trải dài từ phía Bắc của Campuchia đến khu vực sông Mekong và vùng cán chảo Lào và chỉ cách Việt Nam chừng 110km. Không Quân Mỹ đã sử dụng 3 căn cứ không quân ở phía đông Thái Lan và 4 căn cứ gần thủ đô Bankok cách vịnh Thái Lan khoảng 480km. Các căn cứ Không Quân ở phía Tây Thái Lan chỉ cách Hà Nội khoảng 900km. Tùy thuộc mục tiêu và căn cứ xuất phát, các phi vụ xuất phát từ Thái Lan để oanh kích miền Bắc Việt Nam sẽ mất 1-3 giờ bay
Vào thoạt đầu của cuộc chiến, chỉ có 3 sân bay ở Thái Lan có đường băng đủ dài để sử dụng cho các máy bay với đầy đủ vũ khí . Đó là sân bay Don Muang ở phía Bắc thủ đô Bankok, sân bay Takhli nằm phía Bắc của sông Chao Phraya và sân bay Korat nằm ở phía Tây Nam của cao nguyên Korat và cách thủ đô Bankok khoảng 180km hướng Đông Bắc. Cơ sở vật chất ở sân bay Don Muang là tốt nhất, tuy nhiên đây cũng là sân bay của thủ đô Bankok do đó chính quyền Thái Lan tỏ ra khá miễn cưỡng để Không Quân Mỹ hoạt động công khai ở đây. Ngoại trừ số ít máy bay đánh chặn, tiếp dầu và vận tải, chính quyền Thái Lan cũng dùng sân bay này để làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu F-86 của Không Quân Thái Lan
Ở sân bay Takhli và sân bay Korat, nơi đây có đến gần 10.000 binh sĩ Mỹ và hơn 100 máy bay F-105 Thunderchief . Lực lượng này luôn được tái bổ sung do các máy bay F-105 là máy bay ném bom chủ lực trong chiến dịch Sấm Rền – Rolling Thunder campaign và đã có 300 máy bay F-105 bị bắn rơi ở Bắc Việt và Lào. Tổn thất này lẽ ra còn lớn nếu nếu không có lực lượng máy bay yểm trợ. Hai mươi máy bay tác chiến điện tử EB-66 đóng ở căn cứ Takhli được giao nhiệm vụ gây nghẽn điện tử và làm nhiễu các giàn radar từ xa. Các máy bay EB-66 lại quá chậm và khó đương đầu với các hệ thống phòng không cực mạnh ở Bắc Việt
Trong những năm 1950, Không Quân Mỹ tập trung phát triển lực lượng máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Không Quân Chiến Lược Mỹ và Không Quân Chiến Thuật để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển máy bay có thể ném bom hạt nhân . Máy bay F-105 ra đời để phục vụ nhu cầu đó. Thay vì mang bom hạt nhân trong khoang, máy bay F-105 mang các bom quy ước ở cánh. Đôi cánh này khá nhỏ nhằm giúp máy bay F-105 có thể bay gần sát mặt đất với tốc độ cao. Tuy nhiên, ở trần bay cao, các máy bay F-105 lại khá nặng nề và xoay xở kém. Các phi công đã đặt tên lóng cho những máy bay này là “Lead Sled” hoặc “Thud” nghĩa là “những gã nặng nề, cục mịch”
Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P2