Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P3

1 223

Trong số các máy bay của không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war , loại máy bay chiến đấu vốn được đánh giá là tốt hơn để đối phó hệ thống phòng không Bắc Việt là kiểu máy bay mới hơn, có sức cơ động tốt hơn và đó chính là các máy bay F-4 Phantom hay máy bay F-4 Con Ma

Máy bay F-4 có tên là Con Ma là do khi bay ở chế độ bình thường, máy bay sẽ tạo ra vệt khói đen có thể thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi sử dụng chế độ đốt sau, máy bay sẽ tránh được việc tạo ra vệt khói đen và giúp máy bay tăng tốc lên rất nhanh. Các máy bay F-4 đã thực hiện hầu hết các phi vụ ném bom vào ban đêm và phi hành đoàn 2 người trên máy bay F-4 rõ ràng là hiệu quả hơn rất nhiều so với phi hành đoàn 1 người trên máy bay F-105. Mặc dù nặng hơn máy bay F-105, nhưng máy bay F-4 Phantom lại có tốc độ leo cao nhanh hơn . Thế nhưng điều này lại phải trả giá bằng việc tốn nhiên liệu hơn và cự ly tác chiến ngắn hơn. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các máy bay F-4 không được chú trọng việc đánh giáp lá cà hay đánh tay đôi trong thiết kế do đó các máy bay F-4 không được lắp súng hay pháo. Các nhà thiết kế của Không Quân thuộc Hải Quân Mỹ đã trang bị vũ khí chính cho các máy bay F-4 là các tên lửa Sparrow với đầu dò Radar để có thể tấn công các mục tiêu từ cự ly xa thường là trên 2km. Đây là tầm mà súng hay pháo không có tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, ở chiến trường miền Bắc Việt Nam, địa hình đồi núi phức tạp khiến tín hiệu dẫn đường bằng Radar trên tên lửa rất dễ bị nhiễu và không chính xác . Trong nhiều trường hợp, nhiều máy bay của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến cùng xuất hiện khiến các phi công buộc phải nhận diện bằng mắt thường và khi đó đã dẫn đến việc cự ly các máy bay đã quá gần và không phù hợp sử dụng tên lửa Sparrow . Mặc dù các máy bay F-4 còn được trang bị tên lửa tầm nhiệt Sidewinder khá hiệu quả ở cự ly gần. Tuy nhiên, các phi công lái máy bay F-4 Phantom cũng cảm thấy đã quá gần mà lại không được trang bị pháo. Cho đến năm 1967, các máy bay F-4 Phantom mới được trang bị pháo và cho đến khi chiến dịch ném bom Sấm Rền – operation  Rolling Thunder kết thúc vào năm 1968, các máy bay F-4 được lắp pháo mới được triển khai đến Đông Nam Á

Trong khi các máy bay F-105 của không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war chỉ có một chổ ngồi thì máy bay F-4 Phantom có hai chổ ngồi và viên phi công phụ thứ 2 sẽ phụ trách radar . Anh ta sẽ cố gắng khóa mục tiêu bằng radar để tên lửa Sparrow có thể bắn trúng mục tiêu. Hải Quân gọi viên phi công ngồi ghế sau là “phi công điều khiển Radar” – ” radar intercept operator”. . Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch Sấm Rền, chẳng có phi công nào thích ngồi ở phía sau nên Không Quân Mỹ sau đó đổi tên gọi phi công phía sau là sĩ quan hệ thống vũ khí – ” weapon system officer ” (WSO). Phi công này không chỉ điều khiển radar của tên lửa mà còn phụ trách hệ thống ném bom chính xác mà sẽ được phát triển ở giai đoạn sau . Thêm một cái tên không chính thức nữa được đặt cho phi công thứ 2 là “Người Ngồi Phía Sau” – ” guy in back ” (GIB) hoặc “backseater” 

Máy bay A-6 Intruder của Không quân Hải Quân Mỹ đang ném bom trong chiến dịch Sấm Rền trong chiến tranh Việt Nam - Us Navy Air Force A-6 Intruder in operation Rolling Thunder in Vietnam war
Máy bay A-6 Intruder của Không quân Hải Quân Mỹ đang ném bom trong chiến dịch Sấm Rền trong chiến tranh Việt Nam – Us Navy Air Force A-6 Intruder in operation Rolling Thunder in Vietnam war

Có một sự thật là các phi công ngồi sau đều xuất thân là các phi công, điều này khiến các phi công trên các máy bay chiến đấu ít có thái độ thù hằn do khi bắn rơi một máy bay địch, công lao đều chia đều cho cả phi công trước và phi công ngồi sau. Việc bắn rơi 5 máy bay địch luôn là một cột mốc quan trọng trong đời phi công do khi đó, anh ta sẽ được gọi là “Ace”. Trong chiến tranh Việt Nam, Ace đầu tiên về bắn rơi máy bay Bắc Việt xuất hiện lần đầu vào năm 1972 và đã có 3 Ace được phong cho phi công ngồi sau của máy máy bay Phantom : Hai người của Không Quân và một người của Hải Quân

Khi chiến dịch Sấm Rền bắt đầu, đã có khoảng 600 máy bay F-105 Thần Sấm và 600 máy bay F-4 Con Ma. Việc sản xuất máy bay F-105 đã ngừng lại, mỗi năm có khoảng 200 máy bay F-4 được sản xuất. Trong khi một phần máy bay F-4 được sử dụng để oanh tạc miền Nam Việt Nam vốn ít nguy hiểm thì máy bay F-105 lại chủ yếu được dùng để ném bom miền Bắc và Lào vốn nguy hiểm hơn nhiều mặc dù máy bay F-105 là cũ và lạc hậu hơn máy bay F-4. Trong chiến dịch Sấm Rền ở miền Bắc, các máy bay F-4 được sử dụng với mục đích chủ yếu là bảo vệ các máy bay F-105 chống lại các máy bay MIG của Bắc Việt. Khi chiến dịch Sấm Rền kết thúc vào năm 1968, số lượng máy bay F-105 bị tổn thất lên đến 50%. Số còn lại được thay bằng máy bay F-4

Khi máy bay F-4 của Không Quân Mỹ lần đầu được triển khai ở Đông Nam Á vào năm 1965, hai sân bay ở Đông Bắc của Thái Lan đã được nối dài thêm . Thời gian đầu, phiên bản trinh sát của máy bay F-4 là RF-4 đóng ở căn cứ Udorn cùng với các máy bay RF-101 và RF-104, sau đó, các máy bay lạc hậu này đều được thay bằng máy bay RF-4 và F-4. Cách sân bay Udorn khoảng 360km về phía Nam là căn cứ Ubon. Đây là căn cứ chính của máy bay F-4 ở Thái Lan. Cách căn cứ Ubon khoảng 350km về phía Đông là căn cứ không quân Đà Nẵng, đây cũng là căn cứ của máy bay F-4 để tấn công Bắc Việt, Lào và Nam Việt Nam. Vào năm 1966, có khoảng 90 máy bay F-4 và 20 máy bay RF-4 ở 3 căn cứ này. Tổng cộng có trên 500 máy bay F-4 và RF-4 mất trên chiến trường Đông Dương, trong đó 2/3 mất ở miền Bắc Việt Nam và Lào

Số lượng lớn máy bay F-4 Phantom và F-105 Thần Sấm mất trên chiến trường Việt Nam là do thiết kế nghèo nàn của 2 mẫu máy bay này. Khi chiến dịch Sấm Rền diễn ra, cả hai mẫu máy bay đều không sử dụng thùng nhiên liệu có tính năng tự hàn khi bị thủng và hệ thống điều khiển thủy lực giúp cân bằng máy bay khi gặp sự cố. Điều này khiến cho khi máy bay bị trúng đạn dù không nặng cũng khiến máy bay bị mất điều khiển hoặc gây cho thùng nhiên liệu phát nổ làm máy bay nổ tung. Nguyên nhân là thùng nhiên liệu có tính năng tự hàn sẽ nặng hơn thùng nhiên liệu thông thường. Do kiểu thiết kế của máy bay vốn đã khá nặng nề nên buộc phải dùng thùng nhiên liệu thông thường

Nhưng phi công của các máy bay bị bắn lại có cơ hội sống sót nhiều hơn. Khoảng 1/3 số phi công được giải cứu ở miền Bắc Việt Nam, phần lớn trong số họ bị chính quyền miền Bắc Việt Nam giam cầm. Phần còn lại được giải cứu ở Lào , nơi đây lưới phòng không ít hơn và dưới đất còn có lực lượng giải cứu của miền Nam Việt Nam, chính phủ Lào, lực lượng giải cứu của Mỹ và cả lực lượng Bắc Việt cùng Pathet Lào

Xem lại từ đầu : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P1

Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P2

Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P4

1 Comment
  1. Ticket- You got a transfer NoSI58. RECEIVE => https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=2dfbc1973bfeb5e247528ece19ea50bd& says

    exb92l

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex