Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P5
Thái Lan đã trở thành nơi nghỉ ngơi, giải trí, … cho các binh sĩ chiến đấu trên mặt đất lẫn các phi công của không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war
Đối với những nhân viên không phải đội bay, thời hạn 1 năm cũng không dễ chịu mấy. Những binh sĩ được triển khai ở Thái Lan sẽ có cuộc sống bình thản hơn nhiều so với ở miền Nam Việt Nam. Các căn cứ ở Việt Nam thường xuyên là mục tiêu các vụ phóng rocket, pháo cối và các vụ tấn công do đặc công. Các căn cứ ở Thái Lan chỉ bị tấn công vài lần bằng đặc công và lần đầu tiên tận vào năm 1968. Bankok thật sự là nơi nghỉ ngơi cho các tuần nghĩ dưỡng đối với các binh sĩ ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên bù lại, các binh sĩ ở Thái Lan không được hưởng chương trình nghỉ dưỡng này. Đội bay ở Thái Lan thì được hưởng chương trình này nhưng các phi vụ cất cánh từ Thái Lan thì nguy hiểm hơn nhiều so với cất cánh từ Việt Nam
Việc mở rộng sân bay ở Thái Lan vào giai đoạn 1965-1966 khiến việc bố trí binh sĩ ngày càng nhiều và các binh sĩ ngày càng thấy căn thẳng hơn. Điều kiện sống cũng kém hơn so với các năm trước. Một số công trình, nhà ở, hầm ngầm, … gặp trục trặc do một số vật liệu không thích hợp thời tiết nóng vùng Đông Nam Á. Một đàn dê đông đảo được nuôi ở căn cứ Takhli để giữ cho cỏ không mọc được đã khiến chung quanh bốc mùi nồng nặc, cuối cùng phải thay bằng máy cắt cỏ. Năm 1967, một sĩ quan từ Lầu Năm Góc đến thăm căn cứ Takhli và một số căn cứ khác đã báo cáo rằng :
“Các vị chỉ huy các phi đoàn giành nhiều thời gian và sự quan tâm vào việc phát triển căn cứ hơn là quan tâm đến chiến trường”
Các hồ bơi được xây dựng từ rất sớm. Các quán bar là nơi để các binh sĩ giải tỏa căng thẳng sau các trận đánh. Ngoài căn cứ, gái mại dâm không phải điều xa lạ. Các trung tâm y tế của mỗi căn cứ đã điều trị một nghìn trường hợp bệnh lây lan qua đường tình dục mỗi năm. Đàn ông Mỹ và phụ nữ Thái ngày càng phát triển mối quan hệ lẫn nhau. Chính phủ Thái Lan đã khéo léo khai thác mối quan hệ với người Mỹ nhưng không lệ thuộc vào Mỹ. Trong thế kỷ 19, vua Siam của Thái Lan đã chèo chống Thái Lan đứng vững và độc lập dù nằm giữa Miến Điện của Anh và Đông Dương của Pháp. Cùng với chính sách cải tạo ruộng đất, nền độc lập với phương Tây của Thái Lan đã giúp nước này miễn nhiễm được sự tấn công của chủ nghĩa Cộng Sản
Vùng nghèo khổ và vùng dễ bị ảnh hưởng nhất chính là vùng cao nguyên Korat, nơi mà quân Mỹ đã bắt đầu đổ tiền vào tái thiết. Mặt khác, những người theo chủ nghĩa Cộng Sản bắt đầu khai thác sự mọc lên của các căn cứ Không Quân Mỹ với các dân chúng còn nghèo khổ vốn có mối quan hệ thân thiết với Lào. Tuy nhiên, nhiều người Lào lại sống ở Thái Lan hơn là ở Lào. Phong trào Cộng Sản thu được nhiều thành công ở vùng Lào, Campuchia, Việt Nam nhưng lại không đạt được gì nhiều ở Thái Lan. Những đặc công bị bắt trong các vụ tấn công căn cứ Thái Lan đều là người Việt Nam
Do Thái Lan rất vững chắc trước sự lan tỏa chủ nghĩa Cộng Sản do đó Mỹ không cần quá nghiêm ngặt và áp đặt các khuôn mẫu với chính phủ Thái Lan. Thực ra, những viện trợ quân sự từ những năm 1950 đã giúp vai trò quân đội Thái Lan trở nên khá mạnh trong chính phủ. Thống chế Sarit Thanarat chết năm 1963, ông để lại 1 vợ và hơn 50 vợ nhỏ. Ghế thủ tướng của ông được tướng Thanom Kittikachorn kế nhiệm và tiếp tục thi hành chính sách hợp tác với chính phủ Mỹ và chuẩn bị lực lượng chiến đấu trên bộ để đề phòng sự xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản. Không quân Thái Lan ngược lại , khá nhỏ bé và không đóng vai trò nhiều trong kế hoạch của tướng Kittikachorn
Lực lượng Không Quân Mỹ hiện diện ở Thái Lan đã khiến dịch vụ kinh tế bên ngoài các căn cứ Mỹ phát triển lớn mạnh. Cuối năm 1966, có 34.000 quân Mỹ đóng ở Thái Lan, trong đó có 26.000 người thuộc Không Quân.Vị chỉ huy Cơ Quan Viện Trợ Quân Sự Mỹ ở Thái Lan – U.S. Military Assistance Command, Thailand là thiếu tướng Richard G. Stilwell . Vị tướng này thật ra không phải là con trai hay cháu trai của vị tướng lừng danh Joseph W. Stilwell vốn là chỉ huy mặt trận Trung Quốc- Miến Điện – Ấn Độ trong thế chiến thứ 2
Vị Đại Sứ Mỹ ở Thái Lan là ông Graham A. Martin chịu trách nhiệm liên lạc với chính phủ Thái Lan của tướng Thanom. Ông Martin vốn đã phục vụ trong Không Quân Mỹ trong thế chiến thứ 2. Không Quân Mỹ đã biệt phái đại tá Roland K. McCoskrie để hỗ trợ đại sứ Martin
Dù đại tá McCoskrie cùng đại sứ Martin rất nỗ lực, nhưng kết quả của Không Quân Mỹ tại Thái Lan rất thất vọng. Tháng 1 năm 1966, Không Quân Mỹ đã phái thiếu tướng Charles R. Bond, Jr., đến căn cứ Udorn để đánh giá tình hình. Tướng Bond từng là thành viên của đội bay Phi Hổ của thiếu tướng Claire L. Chennault tại Trung Quốc trong thế chiến thứ 2. Tướng Bond đã bắn rơi 9 máy bay Nhật. Tướng Bond sẽ nhận lệnh từ trung tướng Joseph H. Moore – không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war. Lực lượng không quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam được gọi là sư đoàn không quân số 2 và đến mùa xuân năm 1966 được đổi tên thành Không Lực 7 – Seventh Air Force
Do chính phủ Thái Lan luôn giả danh rằng không liên quan đến cuộc chiến Việt Nam. Không Quân Mỹ đã cử các nhân viên dưới quyền tướng Bond đến đơn vị Không Lực Số 13 – Thirteenth Air Force ở Philippines. Do đó, tướng Bond trên danh nghĩa là Phó Chỉ Huy Không Lực Số 13 và cả Không Lực 7
Do ban chỉ huy của tướng Bond liên lạc trực tiếp đến các phi đoàn tại căn cứ Không Quân ở Thái Lan, tướng Bond đã làm một trong những công việc lạ lùng nhất của Không Quân Mỹ. Khi tướng Bond liên lạc với đại sứ Mỹ ở Thái Lan, Lào và tướng Stilwell về các phi vụ tác chiến của không quân, ông thường gặp nhiều bất đồng hơn là sự hợp tác. Tướng Stilwell không xem trọng vai trò của tướng Bond. Tướng Stilwell thường phàn nàn rằng, bản thân ông lẫn đại sứ Martin, lẫn tướng Thanom của chính phủ Thái Lan được bàn bạc về sự bổ nhiệm của tướng Bond. Thực ra, đại sứ Martint trong lần đến Washington để bàn bạc kế hoạch đã thống nhất với Tham Mưu Trưởng Không Quân là tướng John P. McConnell về việc bổ nhiệm tướng Bond. Do đó, khi gặp mặt tướng Stilwell, ông chỉ vỗ vào tay tướng Stilwell mà không đề cập gì về các yêu cầu về cách thức liên lạc giữa Không Quân Mỹ và đại sứ quán khi có các kế hoạch xuất kích
Vài tháng sau khi gửi tướng Bond đến Thái Lan, Bộ Tham Mưu của Không Quân Mỹ lại cử trung tướng William W. Momyer đến Việt Nam thay tướng Moore nắm quyền chỉ huy của Không Lực 7 ở chiến trường Việt Nam. Tướng John P. McConnell tiến hành các thay đổi này dựa theo lời khuyên của tướng Elwood R. “Pete” Quesada đã về hưu. Tướng Quesada là chỉ huy lực lượng chiến đấu cơ lừng danh trong thế chiến thứ 2 và là vị chỉ huy đầu tiên của Cơ Quan Chỉ Huy Không Quân Chiến Thuật sau thế chiến. Dù sau khi về hưu, tướng Quesada vẫn ủng hộ vai trò của chiến đấu cơ trong thời kỳ Không Quân Mỹ chịu ảnh hưởng của Sở Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược vốn ưu tiên vai trò của máy bay ném bom chiến lược và tên lửa
Xem lại từ đầu : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P1
Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P4
Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P6