Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers – P3

1 608

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – Phần 3

2. Đề xuất Tạm quản không thành công

Cùng thời, ý tưởng của Tổng thống về cơ quan tạm quản sau chiến tranh đối với các vùng lãnh thổ thuộc địa như một bước trung gian để tiến tới quyền tự trị đã được một số nhóm liên ngành và quốc tế nghiên cứu, nhưng nghiên cứu hời hợt. Để chống lại sự nhạy cảm của Anh, Hoa Kỳ ban đầu chỉ tìm kiếm một tuyên bố muốn được giải phóng từ các thuộc địa có sức mạnh, và Mỹ sẽ cung cấp sự giám hộ bên cạnh chính quyền tự trị của các dân tộc thuộc địa. Tuyên bố như vậy sẽ phù hợp với Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, trong đó Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cùng đồng ý rằng, trong số “các nguyên tắc chung … mà họ đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới”. Trong Hiến chương có điều khoản nói rằng:

“. . . họ tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà người dân sẽ sinh sống; và họ mong muốn thấy các quyền chủ quyền và quyền tự quản được phục hồi cho những dân tộc đã bị tước đoạt một cách cưỡng bức. . . .”

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers cũng cho biết vào tháng 11/1942, Bộ trưởng Ngoại giao Hull đệ trình lên Tổng thống bản dự thảo tuyên bố Mỹ-Anh được đề xuất mang tên “Hiến chương Đại Tây Dương và nền độc lập quốc gia”, được Tổng thống phê duyệt. Tuy nhiên, trước khi dự thảo này có thể được đưa ra cho người Anh kí kết, phía Anh đã đệ trình một đề xuất phản đối, một tuyên bố nhấn mạnh trách nhiệm của các quyền hạn “cha mẹ” trong việc phát triển chính quyền tự trị của người bản xứ và tránh việc chuyển giao cho cơ quan tạm quản. Các cuộc thảo luận Anh-Mỹ sau đó vào tháng 3/1943 nhằm giải quyết cả hai dự thảo, nhưng vấp phải sự phản đối của Bộ trưởng Ngoại giao (Anh) Eden. Bộ trưởng Hull viết lại trong hồi ký của mình rằng Eden không thể tin rằng từ “độc lập” sẽ được làm cho rõ ràng để hài lòng tất cả các chính phủ:

“. . . Bộ trưởng Ngoại giao nước Anh thẳng thắn nói là ông ấy không thích dự thảo của chúng tôi lắm. Ông nói rằng chính từ “độc lập” đã làm ông khó khăn, ông phải nghĩ đến hệ thống Đế chế Anh, hệ thống được xây dựng trên nền tảng chế độ Dominion và thuộc địa.

Ông chỉ ra rằng dưới hệ thống Đế chế Anh, có nhiều mức độ tự trị khác nhau, có nơi thì áp dụng chế độ Dominion; có nơi như Malta, hoàn toàn tự trị; và các khu vực lạc hậu không bao giờ có khả năng có chính phủ riêng. Ông nói thêm rằng ở Úc và New Zealand cũng có các tài sản thuộc địa mà Anh sẽ không muốn loại bỏ khỏi thẩm quyền giám sát của mình.

Trên bàn thảo luận, Mỹ còn không thể đưa ra một chính sách chung với Vương quốc Anh, chứ đừng nói đến việc đi đến một hiệp định về vấn đề thuộc địa tại hội nghị Dumbarton Oaks năm 1944. Đến tháng 3/1945, khúc mắc này vẫn còn tiếp diễn bởi các cuộc tranh luận trong Chính phủ Hoa Kỳ về tình trạng sau chiến tranh của các hòn đảo ở Thái Bình Dương mới chiếm được từ phát xít Nhật: đại khái là, Bộ Chiến tranh và Hải quân thì muốn giữ lại những vũng đất này dưới sự kiểm soát của Mỹ như căn cứ quân sự, trong khi Chính quyền và các bộ khác muốn trao lại cho cơ quan tạm quản.

3. Quyết định trao lại Đông Dương cho Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius, được Tổng thống Roosevelt phê duyệt, đã ra một tuyên bố vào ngày 3/4/1945, nói rằng, do kết quả của các cuộc thảo luận quốc tế tại Yalta về khái niệm tạm quản, Hoa Kỳ cảm thấy rằng cơ cấu tạm quản sau chiến tranh:

“…nên được thiết kế để cho phép đặt những lãnh thổ bị kẻ thù chiếm đoạt trong cuộc chiến tranh đặt dưới cơ chế tạm quản sau cuộc chiến, và chờ thỏa thuận đến một ngày nào đó những lãnh thổ này muốn tự nguyện đưa vào cơ chế tạm quản.”

Do đó, Đông Dương dường như là sẽ để Pháp định đoạt.

Kể từ khi Tổng thống Roosevelt qua đời ngày 12/4/1945, chính sách của Hoa Kỳ đối với các thuộc địa của các đồng minh, và đối với Đông Dương nói riêng, đã bị xáo trộn:

– Người Anh vẫn e ngại rằng có thể Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm một cơ chế tạm quản khác làm ảnh hưởng đến Khối Thịnh Vượng Chung.

– Người Pháp phản đối việc Hoa Kỳ tiếp tục từ chối cung cấp phương tiện vận tải chiến lược cho lực lượng của họ, bực bội trước sự hỗ trợ quá ít ỏi của Hoa Kỳ đối với các lực lượng Pháp ở Đông Dương, và hết sức nghi ngờ rằng Hoa Kỳ – có thể hợp tác với Trung Quốc – có ý định ngăn chặn Pháp giành lại quyền kiểm soát Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam : Lực lượng dân sự chiến đấu hay Biệt Động Quân Biên Phòng - The Pentagon Papers about Vietnam war : ARVN CIDG
Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam : Lực lượng dân sự chiến đấu hay Biệt Động Quân Biên Phòng – The Pentagon Papers about Vietnam war : ARVN CIDG

B. TRUMAN VÀ CÂU CHUYỆN TIẾP QUẢN ĐÔNG DƯƠNG, 1945

Trong vòng một tháng sau khi Tổng thống Truman nhậm chức, người Pháp đã nêu chủ đề về Đông Dương tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco, Ngoại trưởng Stettinius đã báo lại cuộc trò chuyện sau đây với Washington:

“… Đông Dương đã được đề cập trong một Cuộc trò chuyện gần đây mà tôi có trao đổi với 2 người Pháp, Bidault và Bonnet. Họ nói là Chính phủ Pháp đã diễn giải việc khôi phục chủ quyền của Pháp bao gồm cả Đông Dương trong tuyên bố năm 1942, nhưng báo chí ở Mỹ vẫn tiếp tục ngụ ý rằng một tình trạng đặc biệt sẽ dành cho thuộc địa này. Tôi liền nói khá rõ với Bidault là báo chí có nói gì đi nữa thì tuyên bố chính thức của chính phủ Mỹ không hề có ý chất vấn về chủ quyền của Pháp, dù chỉ là ngụ ý. Còn về dư luận Mỹ, thì có một số ý kiến lên án các chính sách và cách làm của chính phủ Pháp ở Đông Dương. Bidault nghe nói vậy thì có vẻ nhẹ nhõm và liền đánh điện về Paris nói rằng ông đã có được sự đảm bảo về việc chúng ta công nhận chủ quyền của Pháp đối với khu vực này.”

Đầu tháng 6 năm 1945, Bộ Ngoại giao báo cho Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc biết về các cuộc thảo luận đang được tiến hành trong Chính phủ Mỹ, và các cuộc thảo luận của Mỹ với các đồng minh về chính sách của Mỹ đối với Đông Dương. Nội dung như sau:

“… phái đoàn Hoa Kỳ đã nhấn mạnh về sự cần thiết của việc cung cấp một biện pháp tiến bộ cho chính quyền tự trị của tất cả các dân tộc thuộc địa để cuối cùng đi đến độc lập, hoặc sự kết hợp của họ trong một số hình thức liên hiệp (federation) tùy theo hoàn cảnh và khả năng của các dân tộc đảm nhận những trách nhiệm này. Những quyết định như vậy sẽ cản trở việc thành lập cơ quan tạm quản ở Đông Dương trừ khi có sự đồng ý của Chính phủ Pháp. Mà Chính phủ Pháp thì khó đồng ý. Tuy nhiên, ý định của Tổng thống, là vào một thời điểm thích hợp nào đó, sẽ yêu cầu Chính phủ Pháp đưa ra một số dấu hiệu tích cực về ý định của Pháp đối với việc thiết lập các quyền tự do dân sự và gia tăng các biện pháp tự trị ở Đông Dương trước khi đưa ra các tuyên bố sâu hơn về chính sách.”

Hiến chương Liên Hiệp Quốc (ngày 26/6/1945) có một “Tuyên bố về các lãnh thổ không có chính quyền tự trị”:

Điều 73

“Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm hoặc đảm đương trách nhiệm quản trị những lãnh thổ mà nhân dân chưa hoàn toàn tự quản trị được, thừa nhận nguyên tắc đặt quyền lợi của nhân dân các lãnh thổ lên hàng đầu. Các quốc gia thành viên ấy nhận lấy nghĩa vụ như một sứ mệnh thiêng liêng giúp các lãnh thổ đó được phồn vinh trong khuôn khổ của hệ thống hoà bình và an ninh quốc tế do Hiến chương này định ra. Để đạt được mục đích ấy, các quốc gia thành viên cần phải:

a. Đảm bảo sự tiến bộ chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển giáo dục, đồng thời tôn trọng nền văn hoá của nhân dân các lãnh thổ ấy, đối xử công bằng với họ và che chở họ chống lại những sự lạm quyền.

b. Phát triển khả năng tự trị của họ, chú ý đến những nguyện vọng chính trị của nhân dân và giúp đỡ họ phát triển dần dần những thiết chế chính trị, tự do của họ trong chừng mực thích hợp với những điều kiện riêng biệt trong từng vùng lãnh thổ và của nhân dân các lãnh thổ thích hợp với trình độ tiến hoá khác nhau của họ.”

Tuy nhiên, một lần nữa, những cân nhắc về quân sự đã chi phối chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Dương. Tướng de Gaulle đã nhiều lần đề nghị viện trợ cho Pháp ở Đông Dương, và Tổng thống Trumand đã đáp lại là sẽ giao những vấn đề đó cho các chỉ huy quân sự của mình. Tại Hội nghị Potsdam (tháng 7/1945), Bộ Tổng Tham mưu Liên hợp của phe Đồng Minh quyết định rằng Đông Dương ở phía nam vĩ tuyến 16 độ Bắc giao lại cho Bộ Tư lệnh Đông Nam Á dưới quyền Đô đốc Mountbatten (Anh). Dựa trên quyết định này, các chỉ thị đã được ban hành rằng các lực lượng Nhật Bản nằm ở phía bắc của giới tuyến đó sẽ được giải giáp bởi quân của Tưởng Giới Thạch, và ở phía nam để cho Đô đốc Mountbatten; Theo chỉ thị này, các lực lượng Trung Quốc tiến vào miền bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 1945, trong khi một lực lượng đặc nhiệm nhỏ của Anh đổ bộ vào Sài Gòn. Rắc rối chính trị gần như ngay lập tức xảy ra, trong khi phe Tưởng chuẩn bị chấp nhận chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, thì người Anh từ chối làm điều tương tự ở Sài Gòn, và trì hoãn để chờ người Pháp tới ngay từ đầu.

Xem lại từ đầu : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P1

Xem lại : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P2

Xem tiếp : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P4

1 Comment
  1. Tetevidwit says

    I suggest you to try to look in google.com about Vietnam war, and you will find there all answers.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex