Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers – P7

0 319

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers about Vietnam war – Phần 7

Tướng Leclerc đã được phái đi để xem xét tình hình quân sự, và trở về đề xuất một giải pháp chính trị. Marius Moutet của đảng Xã hội đã được phái đi để tìm hiểu về triển vọng chính trị, và trở lại với kết luận rằng chỉ có một giải pháp quân sự là đầy hứa hẹn. Giống như Đô đốc d’Argenlieu, Moutet tin rằng không thể có cuộc đàm phán với Hồ Chí Minh. Ông đã viết về “sự vỡ mộng nặng nề của các thỏa thuận không thể đưa vào hiệu lực…” và ông tuyên bố:

“Chúng ta không còn có thể nói về một hiệp định tự do giữa Pháp và Việt Nam…

Trước bất kỳ cuộc đàm phán nào ngày nay, cần phải có một quyết định quân sự. Tôi lấy làm tiếc, nhưng người Việt Nam không thể không bị trừng phạt với điều điên rồ họ đã gây ra.”

Tư tưởng của các chính trị gia đang nắm quyền tại Paris thì khác với các tướng lĩnh. Thủ tướng Ramadier – một người theo chủ nghĩa xã hội, nói về hòa bình ở Việt Nam và tuyên bố rằng chính phủ của ông ủng hộ độc lập và thống nhất cho Việt Nam:

“Độc lập trong Liên hiệp Pháp và thống nhất ba miền, nếu người An Nam mong muốn.”

Tuy nhiên, đồng thời, chính phủ của ông cho phép Đô đốc d’Argenlieli phát động một chiến dịch quân sự có quy mô lớn với mục đích trừng phạt.

Ngay từ rất sớm trong cuộc chiến, người Pháp đã dấy lên viễn cảnh về âm mưu của Cộng sản ở Việt Nam. Đô đốc d’Argenlieu ở Sài Gòn kêu gọi các cường quốc phương tây đưa ra chính sách quốc tế chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, bắt đầu từ Việt Nam. Trong cuộc tranh luận của Quốc hội vào tháng 3/1947, một đại biểu cánh hữu đã đưa ra cáo buộc rằng bạo lực ở Việt Nam đã được chỉ đạo từ Moscow:

“Chủ nghĩa dân tộc ở Đông Dương là chiêu bài, để đi đến cái kết là chủ nghĩa đế quốc Liên Xô.”

Cả chính phủ và người dân Pháp đều không chú ý đến tuyên bố của Tướng Leclerc vào tháng Giêng năm 1947:

“Chủ nghĩa chống cộng sẽ là một công cụ vô dụng khi vấn đề chủ nghĩa dân tộc vẫn chưa được giải quyết.”

Về phần mình, Hồ Chí Minh đã nhiều lần đưa ra lời kêu gọi hòa bình với Pháp, thậm chí còn đề nghị tự rút quân:

“Khi Pháp công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam, chúng tôi sẽ lui về làng của mình, vì chúng tôi không có tham vọng quyền lực hay danh vọng.”

Tháng 2/1947, người Pháp đề nghị với Hồ điều khoản đầu hàng vô điều kiện. Hồ thẳng thừng từ chối những điều này, hỏi đại diện của Pháp “Nếu ông ở vị trí của tôi, ông có chấp nhận không? … Trong Liên Hiệp Pháp không có chỗ cho những kẻ hèn nhát. Nếu tôi chấp nhận các điều kiện này, tôi sẽ là kẻ hèn nhát”. Ngày 1/3/1947, Hồ lại kêu gọi chính phủ Pháp và nhân dân Pháp:

“Một lần nữa, chúng tôi long trọng tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn thống nhất và độc lập trong Liên Hiệp Pháp, và chúng tôi cam kết tôn trọng các lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp… Nếu Pháp chấm dứt sự thù địch ngay lập tức, thì rất nhiều sinh mạng và tài sản sẽ không bị mất đi, tình hữu nghị và niềm tin sẽ được thiết lập lại.”

Nhưng người Pháp lúc này đã không còn quan tâm mấy đến những đàm phán. Thủ tướng Ramadier đã tuyên bố vào tháng 3/1947, rằng:

“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người Pháp, của người nước ngoài, của những người bạn Đông Dương của chúng ta, những người tin tưởng vào quyền tự do của Pháp. Điều cần thiết là chúng ta phải rút các đơn vị đồn trú của mình, thiết lập lại các liên lạc thiết yếu, đảm bảo sự an toàn của các nhóm dân cư đã trú ẩn với chúng ta. Điều đó chúng ta đã làm.”

Ramadier và các bộ trưởng của ông đã nói nhiều lần vào mùa xuân năm 1947 về việc sắp kết thúc “giai đoạn quân sự” của cuộc khủng hoảng, và bắt đầu “giai đoạn xây dựng”, trong đó có lẽ hỗ trợ kinh tế và chính trị sẽ thay thế cho hoạt động quân sự; nhưng chỉ là sự mong đợi và thất vọng. Đệ tứ Cộng hòa nhận ra lực lượng quân sự của họ không có khả năng kiểm soát những đường dây liên lạc chính ở Việt Nam, và giải pháp quân sự đã làm hao tổn toàn bộ nguồn lực của Liên Hiệp Pháp. Tháng 3/1947, một bộ phận quân tiếp viện cho Quân đoàn Viễn chinh Pháp, được điều động đến Việt Nam theo khuyến nghị của Tướng Leclerc, trên đường đi đã phải chuyển hướng sang Madagascar để dập tắt một cuộc nổi dậy.

Theo Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers, đến mùa hè năm 1947, Chính phủ Pháp nhận thức được rằng tình hình Đông Dương đang đi vào bế tắc. Thất bại trong nỗ lực buộc phải đưa ra một quyết định quân sự, nó đã chuyển sang một giải pháp chính trị, theo gợi ý của Tướng Leclerc. Nhưng một lần nữa những ý kiến của Đô đốc d’Argenlieu lại có sức nặng. Vào tháng 1/1947, d’Argenlieu đã viết:

“Nếu chúng ta xem xét vấn đề một cách cơ bản, chúng ta sẽ hỏi liệu rằng mô hình chính quyền có hoàng đế cũ có thể đạt được sự chính danh… Sự trở lại của Hoàng đế Bảo Đại có lẽ sẽ trấn an tất cả những ai đã chống lại Việt Minh, những người lo sợ họ sẽ bị buộc tội phản quốc.”

Người Pháp muốn thương lượng để có một giải pháp chính trị với những người Việt Quốc gia. Và họ chọn Bảo Đại, không chọn Hồ Chí Minh.

Các phái viên của Pháp đặt ra với Bảo Đại những điều khoản không khác gì Pháp đã đàm phán với Hồ Chí Minh ngày 6/3/1946: thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp, hỗ trợ Bảo Đại thành lập một chính phủ thay thế VNDCCH của Hồ Chí Minh. Với sự khuyến khích của Pháp, một nhóm người Việt Quốc gia thành lập một đảng phái chính trị chủ trương đặt Bảo Đại vào vị trí đứng đầu một bộ máy hành chính của Việt Nam không thuộc Việt Minh. Lúc đầu, Bảo Đại lảng tránh và hoài nghi, nhưng cuối cùng tin chắc rằng tình hình của Pháp ở Đông Dương đã đến mức tuyệt vọng nên họ phải tuân theo những cam kết đã đàm phán với ông. Bảo Đại dường như cũng tin rằng ông có thể thu hút sự ủng hộ và viện trợ vật chất của Mỹ – quan điểm này có thể phần nào xuất phát từ một bài báo trên tạp chí Life năm 1947 của William C. Bullitt, ông là cựu đại sứ Mỹ ở Pháp có nhiều ảnh hưởng, ông tán thành Bảo Đại là một giải pháp cho tình thế khó xử của Pháp.

Sau đó, Pháp tiến hành kí kết với Bảo Đại một loạt các thỏa thuận, nhìn bề ngoài mỗi thỏa thuận đó đã đưa Bảo Đại đến gần hơn với quyền tự chủ thực sự cho Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến tháng 2/1950, Quốc hội Pháp mới công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

(Bản dịch của Nam Đào do Admin chientranhvietnam chỉnh sửa và bổ sung)

Xem từ đầu : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P1

Xem lại : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P6

Xem tiếp : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P8

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex