Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 và Nguyên nhân – China Sino Vietnam war – P3

0 514

Trước khi chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là – Sino Vietnam war – China Vietnam war, Phó Thủ Tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam có thể xảy ra do Việt Nam chiếm đóng Campuchia và gây ra những căng thẳng trên biên giới Việt-Trung

Tại biên giới phía Bắc, Trung Quốc tổ chức cho người Việt gốc Hoa  vượt biên giới trái phép rồi lại chặn họ lại, gây ra ùn tắc ở biên giới Việt – Trung để dễ bề kích động họ chống lại và hành hung những nhà chức trách Việt Nam ở địa phương. Chỉ riêng trong ngày 28/7/1978, đã có tới 4.000 người bị mắc kẹt tại biên giới do công an Trung Quốc không muốn đón “những khúc ruột ngoài ngàn dặm” khi họ không có giấy nhập cảnh của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, còn công an Việt Nam chỉ đón nhận những người có quốc tịch Việt Nam. Đáng chú ý, trong khi phản ứng với chính sách một quốc tịch của Việt Nam thì Trung Quốc lại có một bước đi trái ngược và dứt khoát liên quan đến Hoa kiều – “đội quân thứ năm” của Trung Quốc ở Đông Nam Á và ở nước ngoài. Hoa kiều được khuyến khích nhập quốc tịch nước sở tại. Trung Quốc thôi nhấn mạnh quan hệ huyết thống giữa cộng đồng người Hoa ở các nước này với lục địa; người Hoa đang sinh sống ở nước ngoài không còn đương nhiên được coi là công dân Trung Quốc; dỡ bỏ các đài phát thanh dành riêng cho cộng đồng người Hoa….

Những chính sách nêu trên nhằm dẹp bớt những nghi kỵ của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc tồn tại lâu đời nay, tranh thủ sự ủng hộ của các nước này khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, chống  “tiểu bá” Việt Nam và “đại bá” Liên Xô. 

Trung Quốc cũng có chính sách phân biệt giữa Việt Nam và Campuchia. Bắc Kinh đã không nói gì ngay cả khi Pol Pot thanh lọc người gốc Hoa. Khi cuộc diệt chủng khởi sự, nhiều người gốc Hoa và dân Campuchia đã chạy trốn sang Việt Nam. Dưới thời Polpot, đồng minh của Trung Quốc, thống trị Campuchia, có tới hơn 200 ngàn Hoa kiều bị Khmer Đỏ bức hại. Song chính quyền Trung Quốc đã không lên án hành động diệt chủng này. Trung Quốc lại lấy việc cứu vớt Khmer Đỏ diệt chủng làm lý do để tấn công Việt Nam.

Trước chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc diễn ra, phía Trung Quốc cáo buộc “đến cuối năm 1978, đã có 200 ngàn Hoa kiều và công dân Việt Nam gốc Hoa bị xua đuổi về Trung Quốc, đã buộc phía Trung Quốc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về các mặt kinh tế và xã hội vv … Các cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao về vấn đề người Hoa bế tắc. Ngày 8/8/1978, Bắc Kinh tố cáo Hà Nội đang vi phạm Thỏa thuận 1955 giữa hai chính phủ về tình trạng Hoa Kiều.

Cần kinh phí hỗ trợ Hoa kiều hồi hương là lý do để lần đầu tiên, tháng 5 năm 1978, Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ (72 trong số 111 công trình viện trợ) không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước. Ngày 29/6/1978 Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.

Người Hoa ở Việt Nam ít nhất cũng trên 20 năm, được tạo điều kiện gia nhập quốc tịch Việt Nam, có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật sở tại. Chính tài liệu của Trung Quốc cũng thừa nhận có bộ phận người Việt gốc Hoa nhưng họ lại đặt yếu tố Hoa Kiều lên cao hơn, đòi hỏi có quyền chi phối quyền lợi của những người này bỏ qua chính quyền địa phương. Bắc Kinh cố tình tạo hình ảnh Hà Nội bài Hoa, vong ơn bội nghĩa trước những giúp đỡ và hy sinh của Trung Quốc. Ngược lại người Việt Nam tức giận vì công việc nội bộ bị can thiệp và sự “phản bội đồng chí” của Trung Quốc khi bắt tay với Mỹ. Việc gần 20 vạn người Việt gốc Hoa đột nhiên bỏ ruộng đồng, nhà máy đi Trung Quốc đã đưa đến cho Việt Nam những khó khăn gấp bội trong cùng thời điểm phải đối phó với những thiệt hại nghiêm trọng do những trận bão, lụt nặng nề nhất ở Việt Nam trong hàng trăm năm qua gây ra cũng như sự cắt đứt viện trợ từ Trung Quốc. Sau chiến tranh biên giới phía Bắc, rất nhiều tù binh bị Việt Nam bắt giữ là người Hoa ở Việt Nam đi Trung Quốc. Họ đã được chọn lựa đưa vào những “sư đoàn sơn cước” chuyên đánh rừng núi, thọc sâu vào hậu phương, hoặc những đơn vị đi trước mở đường, hoặc những đơn vị thám báo, dẫn đường, bắt cóc, ám sát, phá hoại cầu cống, kho tàng của Việt Nam vì đã làm ăn sinh sống lâu đời ở Việt Nam, thông thạo địa hình, phong tục, tập quán, có nhiều cơ sở quen thuộc cũ, có nhiều khả năng nắm được nhiều tin tức, tình hình.

Các nghiên cứu quốc tế khác hướng sự chú ý tới các mục tiêu khác không được viết rõ trong Tuyên bố chiến tranh của Trung Quốc hơn là mục tiêu biên giới lãnh thổ.

Binh sĩ Việt Nam trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 - Vietnamese soldires in China Vietnam war or Sino Vietnam war
Binh sĩ Việt Nam trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Vietnamese soldires in China Vietnam war or Sino Vietnam war

Theo Robert D. Mcfaddenm đó là các nguyên nhân sau:

  1. Việc Cộng sản Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô làm tăng lo sợ cho Trung Quốc.
  2. Việt Nam đánh tư sản mại bản xua đuổi 1,2 triệu người Việt gốc Hoa đã khiến Cộng sản Trung Hoa có lý lẽ tấn công.
  3. Cuộc tranh cãi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  4. Cộng sản Việt Nam xâm lăng Campuchia, một nước đàn em do Cộng sản Trung Hoa đỡ đầu.

Womack lập luận rằng các vấn đề đã dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam bao gồm, “liên minh của Việt Nam với Liên Xô, cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia trong tháng 12 năm 1978, sự ngược đãi và trục xuất người gốc Hoa của Việt Nam, và các tranh cãi về lãnh thổ”.

Như vậy, ngoài mục tiêu biên giới, chúng ta có thể xem xét đến các mục tiêu chính trị, quân sự, kinh tế của cuộc chiến biên giới 1979 mà Trung Quốc hướng tới.

Mục tiêu chính trị là buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot và cải thiện được quan hệ với Mỹ, tạo điều kiện xuất hiện như một cường quốc thế giới, khống chế tại Châu Á và chứng minh Liên Xô không phải là một đồng minh đáng tin cậy.

Bắc Kinh rõ ràng muốn dạy cho Việt Nam một bài học vì đã xâm lược Campuchia, đồng minh của Trung Quốc. Hai ngày sau khi quân tình nguyện Việt Nam vào Phnom Penh, Nhân Dân Nhật báo đăng xã luận cảnh cáo rằng “sự chiếm đoạt Phnom Penh bởi Việt Nam không có nghĩa là kết thúc mà đúng ra là sự khởi đầu chiến tranh”. “Bắc Kinh đã nhìn biến cố đó (Việt Nam đưa quân vào Campuchia) không phải với tư cách giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng, mà nhìn nó như việc hoàn tất sự theo đuổi của Việt Nam từ năm 1930 về một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Hà Nội”. Nhân Dân Nhật báo liên tục đưa ra các bài xã luận: “Hà Nội đang theo đuổi một chính sách bành trướng khu vực, thiết lập một Liên bang Ðông Dương, dưới sự che chở hay đồng lõa của đế quốc xã hội chủ nghĩa Nga Xô”.

Tại họp báo trong chuyến thăm Bangkok tháng 11/1978, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình nói rằng Trung Quốc “sẽ quyết định phương cách đối phó với chính sách bá quyền khu vực của Việt Nam, tùy thuộc vào việc Hà Nội thực hiện đến đâu cuộc xâm lược của nó đối với Campuchia”.

Tại Washington, ngày 31/01/1979, trước khi Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là Sino Vietnam warChina Vietnam war diễn ra, Đặng cảnh báo một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam có thể xảy ra do Việt Nam chiếm đóng Campuchia và gây ra những căng thẳng trên biên giới Việt-Trung. Trên đường về qua Tokyo, Đặng tuyên bố cần phải dạy Việt Nam một bài học. Herbert S. Yee bình luận “Một trong các mục tiêu chính của Trung Quốc rõ ràng là để rút bộ đội Việt Nam ra khỏi Campuchia và Lào  và phân tán mỏng sức mạnh quân sự của Việt Nam, từ đó làm suy yếu năng lực của Việt Nam dồn cho sự bành trướng hơn nữa tại Đông Dương. Phía Trung Quốc hy vọng rằng “với chiến trường bị căng mỏng quá độ, các khu vực hậu phương phòng vệ yếu kém, và việc tiếp liệu của họ bị thiếu thốn”, Việt Nam sẽ bị “sa vào trong một vũng lầy” tại Campuchia.

Xem lại từ đầu : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P1

Xem lại  : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P2

Xem tiếp : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P4

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex