Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận A Sầu – Battle of A Sau – The fall of A Shau 1966

0 356

Trận A Sầu – Battle of A Sau – hay còn gọi là The fall of A Shau 1966 là một trong những trận đánh ác liệt và nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam đã khiến quân Mỹ phải bỏ căn cứ này sau đó

Đây là tài liệu đánh giá sau trận đánh (Project CHECO) của Trung Tâm Đánh Giá Chiến Thuật – Tactical Evaluation Center thuộc Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở Thái Bình Dương (HQ PACAF)

Căn cứ A Sầu hay còn gọi là căn cứ A Shau nằm ở thung lũng A Sầu thuộc vùng I Chiến Thuật. Đây là căn cứ hình tam giác với chiều dài khoảng 180m và các lớp kẽm gai bao bọc. Phía ngoài căn cứ là đường băng dài 750m bên ngoài chu vi phòng thủ để tiện viện tiếp tế. Căn cứ nằm ở đáy thung lũng A Sầu. Vị trí nằm cách Huế 36km hướng Tây Nam và cách biên giới Việt Làm chỉ khoảng 4km. Do nằm ở vị trí chiến lược nên căn cứ này rất quan trọng trong việc giám sát và chống các cuộc thâm nhập từ phía Bắc xuyên qua biên giới Việt Lào vào miền Nam Việt Nam

Ngày 5 tháng 3 năm 1966, 2 binh sĩ Bắc Việt đào ngũ đã tìm đến trại A Sầu và cho biết trại A Sầu sẽ bị tấn công vào ngày 11 hoặc 12 tháng 3 . Hai binh sĩ này cũng cho biết đơn vị tấn công là sư đoàn 325 hiện đang đóng quân ở thung lũng Sầu. Họ cũng cho biết vị trí tọa độ của Bộ Chỉ Huy sư đoàn 325 Quân Giải Phóng, vị trí của tiểu đoàn 6, tiểu đoàn 8 và vị trí của kho gạo. Các vị trí này sau đó đều bị Không Quân Mỹ cho oanh kích dữ dội. Để đề phòng tấn công, ngày 7 tháng 3 năm 1966, căn cứ A Sầu được tăng cường thêm 7 binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng đặc biệt, 149 binh sĩ người Nùng và 9 phiên dịch viên. Lực lượng này sẽ tăn cườn thêm lực lượn hiện có ở trại gồm 10 binh sĩ Mỹ và 210 binh sĩ thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG

Trận A SầuBattle of A Sau bắt đầu vào 2h sáng ngày 9 tháng 3, căn cứ A Sầu bị tấn công bằng súng cối, súng không giật 75mm và súng tự động. Sau cuộc tấn công ban đầu, căn cứ đã có 2 lính Mỹ thiệt mạng và 30 bị thương . Phía binh sĩ người Việt có 8 chết và 30 bị thương. Cuộc tấn công đã khiến dãy khu tiếp tế bị hư hỏng nặng. Khi trời sáng, cuộc tấn công chấm dứt, các binh sĩ phòng thủ đã cho sửa chữa lại căn cứ và tăng cường phòng thủ

Trong cuộc tấn công ban đêm, không quân Mỹ không thể yểm trợ do thời tiết quá xấu. Để đề phòng cuộc tấn công tiếp theo, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I đã yêu cầu TQLC Mỹ chuẩn bị một đơn vị sẵn sàng để có thể không vận chi viện cho căn cứ A Sầu khi điều kiện thời tiết cho phép. Cùng lúc đó, 2 đại đội binh sĩ Nùng với 1 tại Đà Nẵng và 1 tại Huế cũng đã được lệnh chuẩn bị sẵn sàng để chờ thời tiết tốt sẽ không vận đến A Sầu. Lệnh không vận được ban hành lúc 09:08 nhưng thời tiết vẫn quá xấu nên cuộc không vận bị hủy bỏ

Vị trí sư đoàn 325 Quân Giải Phóng và trận đánh A Sầu ở căn cứ đặc biệt A Sầu năm 1966 trong chiến tranh Việt Nam – NVA 325th division position in the battle of A Sau or battle of A Shau, the fall o A Shau in Vietnam war 1966
Vị trí sư đoàn 325 Quân Giải Phóng và trận đánh A Sầu ở căn cứ đặc biệt A Sầu năm 1966 trong chiến tranh Việt Nam – NVA 325th division position in the battle of A Sau or battle of A Shau, the fall o A Shau in Vietnam war 1966

Lúc 11h20 ngày 9 tháng 3, một máy bay C-47 được gửi đến chi viện hỏa lực cho căn cứ A Sầu. Phi hành đoàn vừa trải qua chuyến bay đêm trước và đang ngủ thì đã được gọi dậy để tiến hành phi vụ . Phi công chính là đại úy Willard M. Collins được lực lượng bên dưới báo rằng tình huống đang rất nguy cấp và sắp bị tràn ngập . Trần bay đang là 110m nhưng đại úy Collins và phi công phụ là thiếu úy Delbert R. Peterson vẫn quyết định bay vào trận địa để yểm trợ trong điều kiện quan sát bằng mắt thường để yểm trợ chính xác hơn . Trong lượt yểm trợ đầu tiên, đại úy Collins đã bắn yểm trợ chính xác, ở lần lượn yểm trợ thứ 2, máy bay bị trúng đạn ở cánh bên bên phải và sau đó cả động cơ bên trái cũng dừng hoạt động. Máy bay đâm sầm xuống ngọn đồi gần trại A Sầu . Một nhân viên phi hành đoàn là trung sĩ Foster bị gẫy cả 2 chân. Phi hành đoàn tổ chức phòng thủ chung quanh chiếc máy bay bị bắn rơi. Quân Giải Phóng ập đến tấn công. Sau 15 phút chiến đấu, họ đã chống trả cả 2 đợt tấn công nhưng đại úy Willard M. Collins cùng trung sĩ Foster là người bị thương gãy 2 chân đều bị giết chết

Lần tấn công thứ 3 diễn ra khi một trực thăng HH-43 được gửi đến để cứu phi hành đoàn. Thiếu úy Delbert R. Peterson dùng khẩu súng máy 12.7mm cùng 1 khẩu M16, 1 khẩu súng lục để thay nhau bắn cầm chân để trực thăng có thể đáp xuống và đã cứu được 3 nhân viên đội bay. Quân Giải Phóng bắn quá rát khiến trực thăng phải cất cánh để lại Peterson cùng 2 xác phi hành đoàn là đại úy Willard M. Collins cùng trung sĩ Foster

Khi chiếc AC-47 bị rơi, 2 chiếc A-1 Skyraider do thiếu tá Bernard F. Fisher chỉ huy thuộc phi đội Biệt Kích 1 số – 1st Air Commando Squadron ở Pleiku được gửi đến tiếp cứu . Thiếu tá Fisher phát hiện hướng Đông Bắc không có lưới phòng không tiến vào thung lũng từ phía Đông Bắc. Trần bay lúc này khoảng 170m. Do được lệnh phá hủy chiếc AC-47 nên Thiếu tá Fisher giao nhiệm vụ này cho chiếc A-1 Skyraider bay kèm còn mình thì không kích yểm trợ căn cứ. Nắm được tình hình rằng quân Quân Giải vẫn quá đông, ông hướng dẫn 1 đội bay 2 chiếc A-1 khác không kích cách căn cứ khoảng 800m. Ông cũng yêu cầu 1 chiếc trực thăng CH-3C tiến đến để tải thương. Chiếc A-1 Skyraider liên tục lượn vòng bên trên xạ kích xuống mặt đất để kềm chế lưới đạn phòng không để yểm trợ 2 chiếc máy bay C-123 thả dù tiếp tế thuốc men và đạn dược. Kết quả, có khoảng 300kg đạn dược, thiết bị y tế được thả xuống

Thêm 2 chiếc máy bay ném bom B-57 được đưa đến yểm trợ và cũng bay vào từ hướng của Fisher phát hiện. Máy bay B-57 oanh tạc chung quanh căn cứ và khu vực có chiếc AC-47 bị rơi. Lúc này chiếc A-1 Skyraider của Fisher sắp cạn nhiên liệu . Chiếc AC-47 bị trúng bom nổ và bom Napalm trực tiếp và bị phá phá hủy vào khoảng 16h50, thêm 2 chiếc A-1H của Không Quân VNCH cũng bay đến yểm trợ trận A Sầu – Battle of A Shau hay còn gọi là Battle of A Sau

Trong suốt ngày 9 tháng 3 , dù trời còn sáng nhưng thời tiết khá xấu nên chỉ có 29 phi xuất yểm trợ căn cứ A Sầu bao gồm 17 của Không Quân Mỹ, 10 của Thủy Quân Lục Chiến và 2 của không quân VNCH . Căn cứ A Sầu được giữ vững. Lực lượng bên dưới biết rằng thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng các cuộc không kích yểm trợ và trận đánh A Sầu vẫn sẽ còn tiếp diễn nên ra sức sửa chữa chiến hào, hầm ngầm để tăng cường phòng thủ

Lúc 2h ngày 10 tháng 3, quân Giải Phóng lại tấn công. Pháo kích được bắn dữ dội để yểm trợ quân Giải Phóng. Do lấy vị trí tác xạ từ đêm trước nên pháo của quân Giải Phóng bắn rất chính xác . Lúc 3h35, lực lượng mặt đất gọi cho chiếc C-123 đang bay thả pháo sáng bên trên cho biết căn cứ đang nguy cấp. Quân Giải Phóng ào ạt tấn công từ hướng bờ tường phía Nam căn cứ bất chấp lưới thép kẽm gai và đạn phòng thủ bắn ra . Trước khi trời sáng, quân Giải Phóng phá vỡ lưới phòng thủ phía Nam và xâm nhập vào căn cứ nhưng bị đẩy lùi . Tình thế của quân Mỹ cùng các binh sĩ người Thượng CIDG trong trận đánh A Sầu – Battle of A Shau hay còn gọi là Battle of A Sau rất tuyệt vọng, họ buộc phải rút lên phía Bắc căn cứ nhằm chờ trời sáng và không kích yểm trợ khi thời tiết cho phép. 

Hai chiếc C-123 và 1 chiếc AC-47 quần thảo bên trên thả pháo sáng yểm trợ suốt đêm . Từ 5h15 đến 6h30, Radar đã hướng dẫn các máy bay tiến hành 19 phi xuất yểm trợ căn cứ. Lúc 7h05, 1 chiếc A-4 của Thủy Quân Lục Chiến được báo cáo mất tích khi đang tiến hành yểm trợ

Lúc 7h30, sư đoàn 1 Bộ Binh VNCH cùng Đài Kiểm Soát Không Lưu Tiền Phương cho biết mất liên lạc với căn cứ A Sầu. Thời tiết vẫn rất xấu, mây rất thấp và dày đặc, các cuộc ném bom hỗ trợ vẫn được tiến hành. Lúc này mây rất dày và thấp với độ cao 70m-2300m. Đến 08h07, đã bắt được liên lạc lại với lực lượng ở căn cứ A Sầu. Phía dưới cho biết vẫn đang giữ được phía Bắc căn cứ và các cuộc ném bom đã đẩy lùi được quân Giải Phóng . Quân Giải phóng đã chiếm được bờ tường phía Nam và phân nửa bờ tường phía Đông. 

Xem tiếp : Trận A Sầu năm 1966Battle of A Shau 1966 – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex