Không Quân trong trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh – P2
Không Quân của Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 quá yếu ớt và không thể so bì với Không Quân Mỹ trong trận Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh
Tướng Henri Navarre nắm quyền chỉ huy quân đội Pháp ở Viễn Đông từ ngày 28 tháng 5 năm 1953, ông đa vạch ra kế hoạch Navarre – Navarre Plan để nhằm đánh bại quân Việt Minh. Trong kế hoạch này, ông nhấn mạnh chi tiết chuyển từ vị thế phòng thủ sang tấn công. Theo đại tá Revol – tổng tham mưu trưởng của Navarre, kế hoạch này sẽ bù đắp cho sự thiếu thốn về quân số và sự cơ động do sẽ giành phần chủ động hơn. Ngoài ra, quân Pháp sẽ phát triển chiến tranh du kích để chống lại Việt Minh. Pháp bắt đầu phát triển các liên đoàn biệt kích hay liên đoàn Commando . Đây là các đơn vị người dân tộc Thái được Pháp huấn luyện và do các sĩ quan Pháp chỉ huy, các đơn vị này sẽ hoạt động ở các vùng sau lưng các đơn vị Việt Minh . Thoạt đầu, các đơn vị này quá yếu để có thể gây áp lực lên vùng hậu cứ, tuy nhiên họ cũng đã chứng tỏ giá trị khi cung cấp nhiều thông tin tình báo về các hoạt động của Việt Minh
Hai mục tiêu chính của kế hoạch Navarre đó là : đánh bại các lực lượng chủ lực Việt Minh và lọa bỏ các mối nguy hại về chiến tranh du kích ở khu vực người Pháp kiểm soát.
Để thực hiện 2 mục tiêu trên, ngày 14 tháng 10 năm 1953, Pháp mở chiến dịch Seagull để lùng diệt quân chủ lực của tướng Giáp ở khu vực đồng bằng phía Nam của Hà Nội. Quân Pháp huy động 6 Liên Đoàn Cơ Động được tăng cường bởi lực lượng xe tăng và các đơn vị đổ bộ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sư đoàn 320 Việt Minh. Tuy nhiên, tướng Giáp đã ra lệnh cho đơn vị này tránh đối đầu với quân Pháp. Kết quả là quân Pháp thắng trận này nhưng thất bại trong mục tiêu chính là tiêu diệt sư đoàn 320
Quân Pháp thất bại trong việc lôi kéo quân Việt Minh tham chiến ở khu vực không phải sở trường của họ. Do đó, tướng Navarre bắt đầu cho quân Pháp truy lùng quân Việt Minh ở chính khu vực của Việt Minh kiểm soát
Ngày 28 tháng 11 năm 1953, tin tức tình báo cho biết quân Việt Minh bắt đầu di chuyển lực lượng lớn quân chủ lực sang phía Lào. Cần lưu ý rằng vào tháng 10 năm 1953, Lào đã ký hiệp định hỗ trợ phòng thủ với Pháp – Mutual Defense Treaty. Để ngăn chận quân Việt Minh tiến sang Lào, tướng Navarre đã thiết lập căn cứ quân sự ở Điện Biên Phủ . Việc thiết lập căn cứ Điện Biên Phủ nhằm 4 mục tiêu chính :
- Ngăn chận quân Việt Minh tiến sang Lào
- Căn cứ này sẽ hỗ trợ các hoạt động biệt kích sau lưng quân Việt Minh
- Ngăn chận dòng tiếp viện từ Trung Quốc đưa sang
- Sẽ thu hút các lực lượng Việt Minh từ vùng đồng bằng về để bảo vệ hậu cứ
Ngày 20 tháng 11, quân Pháp tổ chức chiến dịch Castor cho binh sĩ nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ. Tướng Giáp phản ứng bằng cách điều động 4 sư đoàn tiến về Điện Biên Phủ để chống Pháp và thế là hình thành thế trận Điện Biên Phủ
Chương IV :
Vòng vây Điện Biên Phủ
Với chiến dịch Castor, quân Pháp đa chiếm đóng Điện Biên Phủ và bắt đầu xây dựng và củng cố căn cứ này. Thoạt đầu, chỉ có 1 số ít đơn vị Pháp đóng quân ở đây. Ở căn cứ này, quân Pháp chia thành 5 cụm phòng thủ chính và được đặt tên : Isabelle (Hồng Cúm), Gabrielle (Độc Lập), Beatrice (Him Lam), Hugerette và Claudine . Vòng vây Điện Biên Phủ được chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 bắt đầu ngày 13 tháng 3
- Giai đoạn 1 bắt đầu ngày 30 tháng 3
- Giai đoạn lấn chiếm
- Giai đoạn cuối
Giai đoạn 1
Vào đầu tháng 3 , sư đoàn 308 Việt Minh đã di chuyển từ Lào về phía vùng Điện Biên Phủ. Ngày 11 tháng 3, quân Việt Minh bắt đầu mở cuộc tấn công vào tuyến phòng thủ của quân Pháp nhưng bị đẩy lùi. Máy bay Pháp oanh tạc dữ dội và hỗ trợ tuyến phòng thủ bằng bom Napalm nhưng quân Việt Minh đã khiến người Pháp sửng sốt khi giăng lưới phòng không bằng pháo phòng không 37mm lần đầu xuất hiện. Họ cũng cho thấy họ đã có pháo dã chiến để yểm trợ cuộc tấn công này. Các chuyến bay trinh sát cho thấy nhiều đoàn vận tải tiếp tế từ biên giới Trung Quốc đang tiến về vùng Điện Biên Phủ
Ngày 12 tháng 3, cả hai bên chỉ pháo kích vào nhau. Ngày 13 tháng 3, quân Việt Minh tấn công căn cứ Gabrielle và Beatrice . Cuộc tấn công được mở đầu bằng cuộc pháo kích dữ dội. Cùng lúc đó, hàng loạt cuộc tấn công khác diễn ra ở các cứ điểm khác để kềm chân quân Pháp không cho cứu căn cứ Gabrielle (Căn cứ Độc Lập) và căn cứ Beatrice (Căn cứ Him Lam)
Trong cuộc tấn công căn cứ Beatrice (Căn cứ Him Lam), quân Pháp kháng cự ác liệt, quân Giải Phóng đã bị đẩy lùi 4 lần, các công sự người Pháp lần lượt bị phá hủy bởi pháo và các cuộc tấn công trước đó. Đến lần thứ 5, quân Pháp không còn đủ sức kháng cự và bị tràn ngập. Pháp mất cứ điểm Him Lam
Trong trận đánh căn cứ Gabrielle (Căn cứ Độc Lập) , quân Việt Minh tấn công và bị đẩy lùi, họ tập hợp và củng cố lại. Tối ngày 14, pháo binh Việt Minh bắn cấp tập và dữ dội, quân Việt Minh lại mở cuộc tấn công mới, quân Pháp chống cự tuyệt vọng và bị mất hàng loạt công sự phòng thủ, quân Việt Minh vẫn chưa chiếm được toàn bộ cứ điểm. Ngày 15, quân Pháp mở cuộc phản công, mục tiêu của cuộc phản công là tăng cường viện binh cho cứ điểm Độc Lập tuy nhiên, sau khi xem xét và nhận thấy cứ điểm này không còn có thể phòng thủ nổi nên đã cho rút lui khỏi cứ điểm này
Sau khi mất cứ điểm Him Lam và cứ điểm Độc Lập, pháo binh Việt Minh đã có thể tiến gần hơn và liên tục pháo kích vào cứ điểm trung tâm. Máy bay Pháp liên tục xuất kích để dội bom các vị trí đặt pháo. Tuy nhiên, sương mù dày đặc và các khẩu pháo được đặt trong các hốc núi nên máy bay oanh kích không hiệu quả. Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954 – Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954 và Không Quân trong trận Khe Sanh 1968 – Air Power in battle of Khe Sanh 1968 . Ngoài ra, lực lượng phòng không dày đặc khiến không quân Pháp bị thiệt hại nặng. Chỉ trong ngày 11 đến ngày 15, Pháp đã tổn thất 12 máy bay.
Ngày 15 cũng là ngày kết thúc giai đoạn 1 của trận đánh Điện Biên Phủ . Việc mất 2 cứ điểm Him Lam và Động Lập khiến quân Việt Minh chỉ còn cách căn cứ trung tâm chỉ tầm 1.500m. Dù vậy, tổn thất Pháp vẫn ở mức chấp nhận được khi so sánh thiệt hại nặng của quân Việt Minh khi tấn công trực diện vào cứ điểm Pháp. Quân Pháp đánh giá rằng với việc tấn công thẳng vào các cứ điểm, quân của tướng Giáp sẽ không thể chịu được những tổn thất nặng như thế và tướng Giáp sẽ phải từ bỏ lối đánh này
Giai đoạn 2
Quân Pháp đã suy luận đúng, trong trận đánh Điện Biên Phủ – Battle of Dien Bien Phu, các tổn thất lớn trong trận đánh cứ điểm Gabrielle và Beatrice đã buộc tướng Giáp tạm dừng cuộc tấn công và tổ chức lại. Quân Pháp cũng cho tăng cường cho căn cứ Điện Biên Phủ bằng cách cho các máy bay, vận chuyển các đơn vị nhảy dù để tiếp tế cho căn cứ. Để ngăn chận, quân Việt Minh đã tổ chức lối đánh mới, đó là liên tục pháo kích vào khu sân bay khiến các máy bay không còn hạ cánh được và từ lúc này, căn cứ Điện Biên Phủ chỉ còn được tiếp tế bằng cách thả dù
Xem lại : Không Quân trong trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh – P1