Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system
Hệ thống phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam – North Vietnam air defense system in Vietnam war được hình thành từ những năm cuối năm 1940 và liên tục phát triển mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system chính thức được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1959. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Bắc Việt đã được hình thành từ những năm cuối thập niên 1940 trong quá trình chống thực dân Pháp và nó ngày càng lớn mạnh và trở thành binh chủng mạnh mẽ
Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, quân du kích đã thành công trong nhiều cuộc chiến trên bộ, tuy nhiên các trận đánh này đều gặp nhiều giới hạn và tổn thất do các cuộc yểm trợ và không kích của máy bay Pháp. Trong thời gian đầu, quân du kích Bắc Việt không có vũ khí phòng không chuyên dụng nên chỉ có thể bắn trả bằng vũ khí cá nhân hoặc nhanh chóng lẩn trốn vào rừng. Để tránh tổn thất từ không quân Pháp, quân du kích thường tổ chức các cuộc tấn công vào ban đêm hoặc tổ chức các cuộc phục kích trên các tuyến đường tiếp tế xuyên qua các cánh rừng. Kết quả là trong nhiều tình huống, Pháp phải vận chuyển tiếp tế, binh sĩ bằng không quân và phải tốn lượng lớn binh sĩ để bảo vệ các sân bay
Năm 1948, quân Pháp thay đổi chiến lược và chuyển sang thế tấn công nhằm giành sự chủ động trên chiến trường. Không Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc oanh tạc lẫn nhiều cuộc đột kích, nhảy dù, … vào khu vực quân Giải Phóng . Các đợt nhảy dù và đột kích được sự yểm trợ của các máy bay Spitfire Mk IX và máy bay ném bom bổ nhào SBD-5 Dauntless cất cánh từ các sân bay trên đất liền và từ tàu sân bay Arromanches
Trong chiến dịch từ ngày 29 tháng 11 năm 1948 đến ngày 4 tháng 1 năm 1949, Không quân Pháp đã tiến hành cuộc ném bom với số lần oanh kích bằng số lượng trong cả năm 1948. Mặc dù huy động lượng lớn quân đội và chi phí tốn kém, chiến dịch đã gần như không thu được kết quả nào đáng kể. Quân Bắc Việt đã tránh đụng trận trực tiếp với quân Nhảy Dù Pháp và lẫn trốn vào rừng và thoát cuộc bao vây
Các báo cáo từ các phi công máy bay Spitfire và SBD-5 Dauntless đều cho biết, họ đã đối mặt với lưới phòng không nguy hiểm. Lươi phòng không Bắc Việt không chỉ từ các súng cá nhân mà còn từ các khẩu pháo 25mm Type-96 của Nhật Bản, các khẩu súng máy 12.7mm Browning M2 và các khẩu pháo Bofor 40mm L/60 phòng không thu được của Pháp. Mặc dù không có máy bay nào bị bắn rơi do quân Bắc Việt chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên, hầu hết các máy bay đều bị trúng đạn. Đến cuối năm 1949, quân Pháp đã mất 3 máy bay và hơn 20 máy bay bị bắn hỏng do trúng đạn phòng không. Một số máy bay bị hỏng nặng và đã đâm sầm xuống đất khi chuẩn bị hạ cánh
Không quân Pháp ở Đông Dương trong thời gian này sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau. Các máy bay Pháp chiến đấu và ném bom chủ lực bao gồm Spitfire Mk.IX và SBD-5 Dauntless. Ngoài ra còn có máy bay Ki-21, Ki-46, Ki-51 và Ki-54 của quân Nhật. Quân Pháp cũng sử dụng máy bay vận tải Ju-52 của quân Đức và C-47 Skytrain của Mỹ vào nhiệm vụ ném bom
Cuối năm 1949, các máy bay của quân Pháp dần được thay thế bằng máy bay P-63C Kingcrobra của Mỹ . Máy bay này được trang bị một khẩu pháo 37mm và 4 súng máy 12.7mm . Máy bay còn mang được 474 Kg bom nên rất được ưa chuộng
Khi Không Quân Pháp được tăng cường thì quân Bắc Việt cũng không ngồi yên. Trước đây, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh và vào năm 1949, sau khi Cách Mạng Trung Quốc thắng lợi và Mao Trạch Đông lên nắm quyền, viện trợ cho chính quyền Việt Minh từ phía Trung Quốc càng được đẩy mạnh. Ngoài viện trợ là các khẩu súng trường cá nhân, súng cối, … các khẩu pháo phòng không 37mm 61-K, súng máy 12.7mm DShK, … ngày càng nhiều
Tháng 1 năm 1950 đã đánh dấu lần đầu tiên một máy bay P-63C KingCobra bị pháo phòng không 37mm bắn hạ ở biên giới Việt Trung . Khi những người lính Bắc Việt tích lũy kinh nghiệm ngày càng nhiều, hiệu quả chiến đấu ngày càng được nâng cao. Trong các đơn vị nhỏ, khi không có pháo phòng không đặc thù, các người lính Bắc Việt được rèn luyện kỹ năng tập trung hỏa lực các khẩu súng máy các loại kết hợp súng trường bắn cùng lúc vào cùng một mục tiêu . Kết quả là các máy bay Pháp phải đối mặt với lưới phòng không ngày càng hoàn thiện và nguy hiểm hơn. Do đó, các máy bay buộc phải vọt lên cao để tránh do đó ném bom không chính xác hoặc phải ném bom từ khoảng cách xa
Vũ khí cá nhân hay súng trường của binh sĩ Bắc Việt hay còn gọi là Việt Minh rất phong phú và đa dạng. Thoạt đầu, các binh sĩ Việt Minh được trang bị súng trường và súng máy của Nhật Bản hay đoạt được của Pháp. Sau khi thiết lập ngoại giao với Liên Xô vào tháng 1 năm 1950, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Minh các vũ khí thu được của Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2. Đạn dược thì do Trung Quốc sản xuất với cỡ đạn 7.62x57mm tiêu chuẩn
Thoạt đầu, Không quân Pháp sử dụng các máy bay F6F Hellcat do các tàu sân bay Mỹ vận chuyển đến Đông Dương. Đây là loại máy bay chiến đấu, ném bom có tốc độ bổ nhào rất cao. Máy bay này cũng rất nhanh nhẹn, rất thích hợp cho công tác yểm trợ trên mặt đất và chống nổi dậy. Để đối phó với lưới phòng không từ phía dưới bắn lên, các phi công được che chắn rất tốt bởi động cơ đặt phía trước với các tấm thép làm mát bằng không khí
Máy bay F6F Hellcat có giá bên ngoài, cho phép mang theo 908Kg vũ khí với bom và các quả rocket cỡ 127mm. Ngoài bom và rocket, máy bay F6F Hellcat còn được trang bị 6 khẩu súng máy 12.7mm, hỏa lực cực mạnh nên rất hiệu quả trong việc yểm trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất
Không quân Pháp cũng trang bị các máy bay ném bom B-26 Invader, các máy bay này được trang bị 2 động cơ cực mạnh, có khả năng mang theo 1.800Kg bom và 8 khẩu súng máy 12.7mm
Ngoài ra, Pháp còn có các máy bay C-119 Flying Boxcar do Mỹ viện trợ. Đây là các máy bay vận tải đa năng, có thể mang theo các quả bom Napalm để yểm trợ bộ binh, vận chuyển lương thực, vũ khí để tiếp tế và còn được sử dụng để thả dù
Tuy nhiên, sau khi một số máy bay bị lưới phòng không Bắc Việt bắn hạ, các máy bay Pháp không còn tự do bay nữa mà phải giới hạn độ cao không được bay dưới tầm 3.000m
Các năm đầu của thập niên 1950, Hải Quân Mỹ bắt đầu loại biên các máy bay F8F Bearcat và chúng được chuyển cho Pháp sử dụng. Các máy bay này mang theo 4 khẩu pháo 20mm và 908Kg bom và sức chiến đấu hơn hẳn loại F6F Hellcat
Trong các nhiệm vụ ném bom tầm xa, Pháp sử dụng các máy bay PB4Y-2 Privateer. Đây là các máy bay được cải biên từ các máy bay ném bom tầm xa B-24 Liberator của Không Quân Mỹ và có khả năng mang theo đến 5.800 Kg bom
Không quân Pháp sở hữu tổng cộng khoảng 300 máy bay chiến đấu, ném bom, … các loại. Đây là lực lượng rất mạnh nếu so với Bắc Việt không có máy bay nào. Tuy nhiên không quân Pháp lại thất bại trong việc đảo ngược tình thế trong cuộc chiến ở Đông Dương
Xem lại : Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P2