Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P2
Cuối những năm của thập niên 1950, với sự viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system đã được tăng cường mạnh mẽ.
Mùa xuân năm 1953, Việt Minh bắt đầu di chuyển quân và hướng về vùng Thượng Lào, Pháp phản ứng bằng cách thiết lập căn cứ quân sự ở khu vực Điện Biên Phủ với 15.000 quân, có sân bay yểm trợ để cắt đường tiếp viện sang Lào.
Tháng 3 năm 1954, trận Điện Biên Phủ diễn ra, đây là trận đánh quyết định và dẫn đến sự chấm dứt sự cai trị của người Pháp ở Đông Dương. Trong trận này, Việt Minh đã triển khai hơn 50 khẩu pháo phòng không 37mm cùng hàng nghìn khẩu súng máy 12.7mm để đối phó không quân Pháp
Khi trận đánh diễn ra, Việt Minh đã tổ chức ác hoạt động phá hoại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội và sân bay Cát Bi ở Hải Phòng. Điều này cũng làm suy yếu khả năng của không quân Pháp. Các nỗ lực tiếp tế cho căn cứ Điện Biên Phủ đều thất bại do Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system . Sau khi có nhiều máy bay bị bắn hạ và bị bắn hỏng, cuối cùng, Pháp chỉ còn cách tiếp tế bằng cách thả dù. Tuy nhiên do các máy bay buộc phải bay cao để tránh đạn phòng không nên lượng dù thả xuống không chính xác, chỉ có khoảng 50% đến được quân Pháp bên dưới.
Trong suốt trận đánh Điện Biên Phủ, các phi công Pháp đã không thể tiếp tế, chi viện hiệu quả cho lực lượng bên dưới của Pháp. Tổn thất của không quân Pháp rất nặng nề với 63 máy bay bị bắn hạ và phá hủy, 167 máy bay khác bị hư hỏng
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, căn cứ Điện Biên Phủ đầu hàng. 10.863 binh sĩ Pháp và Việt Nam đã đầu hàng. Toàn bộ trang thiết bị ở căn cứ Điện Biên Phủ bị thu giữ hoặc phá hủy. Quân Pháp ở Đông Dương đã bị giáng một đòn mạnh mẽ, họ tổn thất nặng nề về nhân lực và phương tiện vũ khí. Thêm vào đó, thất bại ở Điện Biên Phủ còn làm gây mất thể diện và uy tín của Pháp trên phương diện quốc tế. Thất bại ở Điện Biên Phủ được ví như trận Stalingard đã buộc Pháp tiến hành đàm phán hòa bình và rút quân khỏi Việt Nam.
Sau hiệp định Geneva, Việt Nam bị chia làm 2 phần với ranh giới là vĩ tuyến 17 với quân đội Bắc Việt ở phía Bắc và lực lượng Liên Hiệp Pháp ở phía Nam. Mục tiêu là tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 để sáp nhập 2 vùng . Tháng 10 năm 1955, phía miền Nam tuyên bố từ chối cuộc bầu cử và hiệp định Geneva bị hủy bỏ
Cuối những năm của thập niên 1950, với sự viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system đã được tăng cường mạnh mẽ. Các khẩu pháo phòng không 85mm – 100mm với sự dẫn bắn bằng radar cùng hệ thống đèn quét xuất hiện dày đặc chung quanh Hà Nội. Tổng số pháo phòng không 37mm-100mm của quân đội Bắc Việt đã vượt con số 1.000 khẩu. Các trang bị của các đơn vị quân đội chính quy Bắc Việt đều tương đồng và giống với các đơn vị Liên Xô và Trung Quốc. Để nâng cao hiệu quả chiến đấu, vào cuối những năm 1950, nhiều nhóm cán bộ, binh sĩ Bắc Việt đã được gửi sang Trung Quốc và Liên Xô để đào tạo. Đồng thời, quân đội Bắc Việt bắt đầu xây dựng các đường bay, các nhà kho, hầm chứa máy bay, nhà xưởng sửa chữa máy bay, kho xăng dầu…
Đầu những năm 1960, Bắc Việt đã vận hành một số trạm radar P-12 và radar P-30 do Liên Xô cung cấp. Năm 1964, ngoại ô Hà Nội đã có 2 trung tâm huấn luyện, tại đây, các cố vấn quân sự Liên Xô huấn luyện kỹ thuật tác chiến phòng không và tác chiến trên không
Xem lại : Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P1