Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – Cease-fire to capitulation in Vietnam war
Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – From cease-fire to capitulation in Vietnam war là tài liệu của đại tá Le Gro thuộc trung tâm lịch sử quân sự của Quân Đội Hoa Kỳ biên soạn
Đại tá Le Gro từng giữ chức vụ Phó Tham Mưu Trưởng phụ trách các chiến dịch của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1964-1965, giám đốc bộ phận Châu Á tại trường Đại Học Quân Đội Mỹ giai đoạn 1969-1971 , ông cũng là sĩ quan cao cấp của cơ quan Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam – MACV mà sau này đổi thành Phái Bộ Quân Sự Mỹ – US Defense Attache Office (DAO) giai đoạn 1972-1975
Trong bản tiếng Anh, tác giả là dùng từ Việt Cộng để chỉ quân chiến đấu ở miền Nam, tôi xin dùng từ Quân Giải Phóng. Tác giả cũng dùng North Vietnamese để chỉ quân từ miền Bắc đưa vào, tôi xin dịch là quân Bắc Việt. Mong các đọc giả thông cảm
PHẦN 1
TRƯỚC LỆNH NGỪNG BẮN
Chiến dịch Nguyễn Huệ
Chiến dịch Nguyễn Huệ khiến cả hai bên đều tổn thất nặng nề về nhân lực lẫn trang thiết bị vũ khí. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 30 tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 6. Có 3 khu vực bị tấn công chính. Ngay dưới khu phi quân sự, quân Bắc Việt với 3 sư đoàn bộ binh cùng các trung đoàn độc lập, thiết giáp, pháo binh, … đã tấn công với mục tiêu chính là Quảng Trị và Huế. Ở khu vực cao nguyên, quân Giải Phóng với các đơn vị tăng phái tấn công Kontum. Ở phía Nam, giữa Sài Gòn và Campuchia, quân Giải Phóng với 3 sư đoàn cùng xe tăng đã tấn công Bình Long – An Lộc
Đến giữa mùa Hè, với tổn thất lên đến hàng nghìn người và giành được khá nhiều lãnh thổ, quân Bắc Việt đã giành được nhiều lợi thế. Khu Phi Quân Sự nằm ngay dưới vĩ tuyến 17 vốn chia miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã không còn tác dụng. Quân Bắc Việt bây giờ đã có thể di chuyển từ Đồng Hới, Quảng Bình đến Quảng Trị hoặc từ vùng biên giới Campuchia với Khe Sanh đi dọc theo Quốc Lộ 9 về đến Đông Hà. Phía Tây của Quảng Trị bây giờ đã hoàn toàn trống trải và quân Giải Phóng có thể tiến thẳng đến mặt trận B-3 ở Kontum. B-3 là tên của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Bắc Việt đặt tên cho khu vực Cao Nguyên
Sau thành công giai đoạn đầu ở Kontum, quân Giải Phóng đã giành quyền kiểm soát ở phía Bắc và Tây của tỉnh Kontum. Từ các khu vực này, hành lang tiếp tế tiếp tục được đẩy mạnh xuống phía Nam đến vùng Đức Cơ và tiếp tục đi xuống đến tỉnh Bình Long. Quân đội VNCH bị thiệt hại nặng vẫn cố sức trì hoãn các cuộc tấn công của quân Bắc Việt cho đến tận cuối năm 1972
Chiến dịch Nguyễn Huệ ở phía Nam kết thúc với vòng vây An Lộc . Quân Giải Phóng đã giành quyền kiểm soát phần lớn tỉnh Bình Long ngoại trừ An Lộc và khu vực Chơn Thành nằm trên Quốc Lộ 13. Dù rất cố gắng, phía VNCH chỉ có thể giữ được đường tiếp tế theo QL 13 đến phía Bắc của căn cứ của sư đoàn 5 bộ binh là Lai Khê. Còn đoạn Chơn Thành, An Lộc, … hoàn toàn phụ thuộc vào đường hàng không
Chiến dịch Nguyễn Huệ của quân Giải Phóng không chú trọng nhiều đến vùng IV chiến thuật. Cuộc chiến ở đây chỉ bùng nổ nhưng không lớn vào đầu tháng 3 khi sư đoàn 1 Bắc Việt từ biên giới Campuchia tấn công vào hướng Châu Đốc. Các hướng tấn công khác cũng được tiến hành ở tỉnh Chương Thiện và Kiên Giang . Đến giữa tháng 4, quân VNCH đã tái chiếm lại các vùng này. Tổn thất của VNCH là 400 binh sĩ tử trận và hơn 3.000 bị thương. Chiến lược của quân Giải Phóng trong chiến dịch này là huy động lượng lớn binh sĩ và thiết giáp, áp dụng chiến thuật tấn công quy mô lớn dọc theo các tuyến đường biên giới phía Bắc và phía Tây của miền Nam Việt Nam nhằm cố gắng giành quyền kiểm soát càng nhiều vùng lãnh thổ càng tốt.
Cuộc phản công
Kế hoạch của Trung Ương Cục Miền Nam – COSVN là quân Giải Phóng sẽ trước tiên chiếm Bình Long và An Lộc , sau đó sẽ tiến về đánh chiếm tỉnh Bình Dương và Sài Gòn. Được sự yểm trợ của Không Quân Mỹ, quân đội VNCH đã chặn được đà tấn công của quân Giải Phóng nhưng An Lộc vẫn bị bao vây
Ở trận Kontum, quân Giải Phóng đã khống chế một phần thị trấn này, cuộc chiến bên trong thị trấn này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến giữa tháng 6 năm 1972 . Vào đầu tháng 7, quân VNCH đã mở lại con đường QL 14 từ Komtum đến Pleiku để người dân có thể chạy nạn. Ở phía Bắc của QL 14 từ Võ Định đi Dak Pek, quân Giải Phóng vẫn khống chế mọi con đường ở đây. Hướng đi của QL 19 đi Bình Định vẫn thỉnh thoảng bị pháo kích và ngăn chận
Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, sư đoàn 1 Bắc Việt lại mở cuộc tấn công mới vào thị trấn Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang nhưng bị các đơn vị Biệt Động Quân thuộc Biệt Khu 44 Chiến Thuật đẩy lùi. Biệt Khu 44 Chiến Thuật – 44th Special Tactical Zone là khu vực Đồng Tháp Mười ở phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam – Campuchia .
Cùng lúc đó, sư đoàn 5 Bắc Việt tràn ra từ tỉnh Prey Veng ở Campuchia để tấn công vào hướng Mộc Hóa thuộc tỉnh Kiến Tường và thị trấn Tuyên Bình. Nhưng tại đây, sư đoàn 5 Bắc Việt bị sư đoàn 7 VNCH chận đánh khiến bị thiệt hại nặng và phải rút về lại Campuchia vào giữa tháng 6
Ngày 4 tháng 7 năm 1972, 2 tiểu đoàn VNCH bị phục kích và bị thiệt hại nặng ở phía bắc khu vực sông Mekong. Cùng lúc đó, 5 trung đoàn Bắc Việt hoạt động ở khu vực 470 – 470 Base Area liên tục tấn công dọc theo QL 14 cũng như tuyến đường 29 giữa Mộc Hóa và Cai Lậy . Đến tháng 10, các lực lượng này phân thành các toán quân nhỏ để khống chế các khu vực rộng lớn nhưng dần dần bị quân VNCH đánh bại. Quân VNCH tung ra 2 cuộc phản công lớn. Chiến dịch đầu tiên từ ngày 2-9 tháng 10 dọc theo QL 4 nối Cần Thơ và Sài Gòn, chiến dịch thứ 2 từ ngày 26 tháng 10 với các cuộc lùng sục trải dài trên đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả là quân Giải Phóng ở vùng IV Chiến Thuật bị suy yếu nghiêm trọng
Ở vùng I Chiến Thuật, quân VNCH đã tái chiếm lại được Quảng Trị vào ngày 28 tháng 6 sau 81 ngày đêm chiến đấu khốc liệt. Ngày 15 tháng 9, TQLC VNCH đã tái chiếm lại được cổ thành Quảng Trị
Vào cuối năm 1972, quân VNCH bắt đầu tiến quân lên phía Bắc Quảng Trị. Ở phía Tây của Quảng Trị, quân VNCH tái chiếm lại căn cứ Anne. Với việc tái chiếm lại căn cứ Bastoge, vành đai phòng thủ Huế đã được củng cố, đèo Hải Vân cũng đã được đảm bảo an toàn
Cán cân quân sự vào tháng 12 năm 1972
Vùng I Chiến Thuật
Vùng I Chiến Thuật do Quân Đoàn I đảm nhiệm với 5 tỉnh phía Bắc của miền Nam Việt Nam. Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn I đặt tại Đà Nẵng. Phía Bắc của đèo Hải Vân là tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên do sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn TQLC và sư đoàn Dù phòng thủ. Đối mặt với họ là Quân Khu Thừa Thiên và mặt trận B-5. Phía Nam của Đèo Hải Vân, lực lượng VNCH bao gồm sư đoàn 3 bộ binh phòng thủ tỉnh Quảng Nam và phía Bắc tỉnh Quảng Tín, sư đoàn 2 Bộ Binh phòng thủ tỉnh Quảng Tín và tỉnh Quảng Ngãi. Đối mặt sẽ là các đơn vị thuộc Quân Khu 5 Bắc Việt
Xem tiếp : Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – Cease-fire to capitulation in Vietnam war – P2
Sài Gòn từ ngừng bắn đến đầu hàng – From cease-fire to capitulation in Vietnam war