Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm – Christmas bombings 1972 – P9

0 347

Đã có 26 cuộc chạm trán với máy bay MIG-21 của Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh 1972 và không có máy bay B-52 nào bị mất do MIG – Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II in Vietnam war

Chiến thuật được áp dụng

Chiến dịch Linebacker II với các cuộc oanh kích bằng máy bay B-52 đã huy động gần như mọi nguồn lực của Không Quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Chiến thuật áp dụng bao gồm gây nghẽn điện tử bằng máy bay EB-66, gây nhiễu tín hiệu RADAR, áp chế hỏa lực phòng không, chống máy bay MIG bao gồm bay tuần tra MIGCAP (MIG Combat Air Patrol) và bay hộ tống

Ngoài lực lượng Không Quân Mỹ trong chiến dịch Linebacker II, Hải Quân Mỹ cũng đóng góp rất nhiều trong chiến dịch này. Thoạt đầu, Sở Không Quân Chiến Lược Mỹ – SAC đã yêu cầu tăng cường lực lượng gây nhiễu điện tử cho lực lượng chính là Phi Đoàn Đặc Nhiệm số 18 – 18th TFW . Cơ quan SAC yêu cầu phải rải các mảnh kim loại gây loại gây dọc theo hành lang cho mọi mục tiêu để giảm thiểu sự nguy hiểm cho các máy bay. Các mảnh kim loại gây nhiễu là các mảnh kim loại bằng nhôm, hợp kim, … có kích thước nhỏ như hạt bụi , chỉ cỡ 20×20 NM, trọng lượng nhẹ, … Khi được thả từ máy bay sẽ bay trong không khí và tạo ra màn chắn, gây nhiễu và chống lại các tín hiệu radar. Tuy nhiên, việc triển khai gặp nhiều khó khăn do thiếu các máy bay được trang bị thiết bị gây nhiễu và thiếu các mảnh gây nhiễu. Gió mạnh cũng gây ra nhiều khó khăn khi cuốn các mảnh kim loại mỏng gây nhiễu bay xa. Máy bay B-52 bay ở độ cao 10.000m-13.000m, tốc độ gió đo được hơn 50km/h . Việc thiếu máy bay trang bị thiết bị gây nhiễu khiến tốc độ triển khai gây nhiễu ở hành lang kế tiếp không thể triển khai được nhanh. Các dàn radar của hệ thống Red Crown gặp nhiều giới hạn do khoảng cách quá xa. Việc dự đoán tốc độ gió, hướng gió, .. chủ yếu dựa vào trạm Fuchu Air Station đặt tại Nhật Bản để cung cấp cho Không Lực 7 và Không Đoàn Đặc Nhiệm số 18 . Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Linebacker II, tên lửa SAM-2 được phóng lên dữ dội và bắn rơi nhiều máy bay B-52 cho thấy sự chống nhiễu là chưa đủ và cần dự đoán tốc độ gió, hướng gió chính xác hơn

Việc các máy bay B-52 thay đổi chiến thuật đã đơn giản hóa rất nhiều vai trò yểm trợ, đặc biệt trong vai trò thả thiết bị gây nhiễu ở hành lang. Cơ quan Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược – SAC đã yêu cầu sử dụng thiết bị tạo nhiễu là các hạt bụi kim loại có kích thước 20×20 NM để tạo màn chắn và gây nhiễu radar . Thoạt đầu của chiến dịch, các hành lang tiến vào mục tiêu và thoát ra không được rải bụi gây nhiễu mà chỉ sử dụng các biện pháp áp chế điện tử. Về sau, Không Quân Mỹ sử dụng các máy bay F-4 trang bị máy rải ALE-38 để rải bụi kim loại gây nhiễu ở độ cao 2.000-2.700m

Việc áp chế các dàn tên lửa SAM đã được nêu ở chương III . Tuy nhiên, thời tiết thường cản trở các đội săn tên lửa SAM. Hiệu quả của các đội này phụ thuộc vào việc phát hiện các trận địa tên lửa SAM. Các máy bay thuộc đội Iron Hand cần thời tiết tốt và khoảng không tốt phía trên các đám mây ở tầng cao 1.700-2.000m để có phát hiện tên lửa SAM đang lao về phía máy bay . Thoạt đầu, các cơ sở hỗ trợ tên lửa SAM không nằm tranh danh sách mục tiêu do e ngại oanh kích sẽ giết chết các chuyên gia Liên Xô. Tuy nhiên, sau đó danh sách này được chỉnh sửa và được bổ sung thêm vào loại mục tiêu này

Chương trình MIGCAP (Tuần tra và chống máy bay MIG) cũng giống trong chiến dịch Linebacker I nhưng mối nguy hiểm của máy bay MIG đã giảm mạnh trong chiến dịch Linebacker II. Tướng Vogt cho biết :

“Có một mối quan tâm rất lớn đối với máy bay MIG. Nhiều người ở Sở Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược – SAC cho rằng mối nguy hiểm của MIG còn lớn hơn cả mối nguy hiểm của tên lửa SAM. Tuy nhiên điều này sau đó đã chứng tỏ là sai”

Các sân bay và sự bố trí máy bay MIG-21, MIG-17, MIG-19, .. của Bắc Việt trong chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm trong chiến tranh Việt Nam - North Vietnamese MIG-17, MIG-19, MIG-21 fighter jet air bases in Christmas bombings 1972 in Vietnam war
Các sân bay và sự bố trí máy bay MIG-21, MIG-17, MIG-19, .. của Bắc Việt trong chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm trong chiến tranh Việt Nam – North Vietnamese MIG-17, MIG-19, MIG-21 fighter jet air bases in Christmas bombings 1972 in Vietnam war

Đã có 27 cuộc chạm trán với máy bay MIG trong tháng 12 và 26 cuộc trong số đó diễn ra trong Chiến dịch Linebacker IIchiến dịch ném bom Hà NộiHà Nội 12 ngày đêm hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh trong chiến tranh Việt Nam – Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II. Tất cả đều là máy bay MIG-21. Các cuộc oanh kích các sân bay và gây nghẽn điện tử đã làm giảm khả năng xuất kích của máy bay MIG. Chiến thuật của không quân Bắc Việt cũng thay đổi. Trước đây, họ tấn công theo cách thức của phi công Liên Xô nghĩa là tấn công riêng lẻ. Tuy nhiên, trong chiến dịch Linebacker II, chiến thuật này thay đổi và họ tấn công cùng lúc với tên lửa SAM-2. Báo cáo của các phi công Mỹ cho biết :

“Trong giai đoàn đầu của chiến dịch Linebacker II, các máy bay MIG liên tục hướng về phía các máy bay B-52 trong bán kính tấn công của các trận địa tên lửa SAM. Điều đó cho thấy các radar của tên lửa SAM-2 có thể phân biệt mục tiêu là các máy bay B-52 với các máy bay đánh chặn MIG-21 nhanh hơn và nhỏ hơn

Sau giai đoạn Giáng Sinh, chiến thuật của MIG thay đổi. Họ di dời các nhóm máy bay MIG về phía Đông của Điện Biên Phủ để tấn công vào phía sau các máy bay B-52 trước khi B-52 đến khu vực có SAM phòng thủ. Có thể đã có sự bắn nhầm của tên lửa SAM hoặc đã có sự cố khi phối hợp SAM và MIG và phía Bắc Việt đã dần biết rằng khó có thể bắn hạ máy bay B-52 nếu dùng tên lửa SAM-2. Do đó, họ muốn tách rời MIG để có thể dễ dàng phối hợp các trận địa SAM với nhau hơn”

Các chuyên gia của Không Lực 7 cũng báo cáo cho biết, các máy bay MIG đã bay theo đội hình của máy bay B-52 để từ đó báo về mặt đất biết về hướng bay, tốc độ, độ cao, đội hình hộ tống, … của máy bay Mỹ cho phía dưới biết để từ đó có thể phóng tên lửa chính xác”

Lực lượng máy bay MIG-21 là lực lượng đáng gờm. Tuy nhiên, lực lượng này đã suy yếu từ 93 chiếc khi bắt đầu chiến dịch Linebacker I và chỉ còn 39 chiếc sau thành công của chương trình TEABALL

Bài học rút ra

Vào ngày 22 tháng 12, đã diễn ra cuộc họp bàn sau ba ngày tiến hành chiến dịch Linebacker II từ ngày 18-20 . Các chuyên gia phân tích, các đội bay, … đã nêu lên các ý kiến như sau :

Ngày 1 :

Bốn phi vụ MIGCAP cất cánh từ sân bay Udorn đã báo cáo cho biết không phát hiện máy bay MIG nhưng đã bị tên lửa SAM tấn công. Hai chuyến bay Iron Hand áp chế tên lửa đã tấn công các mục tiêu . Các chuyến bay hộ tống và gây nhiễu cho biết bị tên lửa SAM tấn công và bị hỏa lực phòng không AAA . Các chuyến bay này đều diễn ra ở độ cao của những ngày trước đó trong chiến dịch Linebacker là ở độ cao 5.000m – 5.300m

 

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Linebacker IIchiến dịch ném bom Hà NộiHà Nội 12 ngày đêmHa Noi Christmas bombings 1972Operation Linebacker II – P1

Xem lại : Chiến dịch Linebacker IIchiến dịch ném bom Hà NộiHà Nội 12 ngày đêmHa Noi Christmas bombings 1972Operation Linebacker II – P8

Xem tiếp : Chiến dịch Linebacker IIchiến dịch ném bom Hà NộiHà Nội 12 ngày đêmHa Noi Christmas bombings 1972Operation Linebacker II – P10

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex