Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P8
Trận đánh Phước Long – Battle of Phuoc Long báo hiệu sự việc Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, khi quân đội VNCH không còn quân trừ bị để tăng viện cho Phước Long
Ngày 3 tháng 1 năm 1975, tình hình ở Phước Long vẫn không thay đổi, quân Giải Phóng vẫn gây áp lực mạnh ở phía Nam thị trấn. Tuyến phòng thủ của VNCH ngày càng phải co cụm lùi dần về phía chợ, khu hành chính và phi trường. Các khẩu pháo của quân đội Sài Gòn đều bị phá hủy do các đợt pháo kích lên đến 2.000 trái đủ loại bắn vào trong thị trấn. Phía Sài Gòn đã cho thả dù tiếp tế 20 tấn đạn dược ở phía Bắc thị trấn và cuộc thả dù đã thành công. Tuy nhiên, quân Giải Phóng đã tập trung pháo kích ác liệt khiến cho việc thu gom các dù diếp tế gặp nhiều khó khăn. Lượng binh sĩ bị thương nặng cần di tản lên đến hơn 300 người.
Ngày 4 tháng 1, Bộ Tổng Tham Mưu dự định sẽ cho trực thăng đổ bộ lực lượng Liên Đoàn 81 Nhảy Dù gồm 2 đại đội và khi trực thăng quay về sẽ cho di tản thương binh. Các binh sĩ thuộc Liên Đoàn 81 đã tập trung sẵn ở Biên Hòa. Địa điểm đổ bộ dự kiến ở một một vùng trũng ở khu vực các ngọn đồi nằm ở phía Bắc của Khu Hành Chính Phước Long. Các đợt mưa và các đám mây đã làm trị trệ các chuyến bay. Quân Giải Phóng vẫn liên tục pháo kích vào thị trấn. Khu Trung Tâm Chỉ Huy quân sự Phước Long bị pháo ác liệt và bị phá hủy. Phó Chỉ Huy Phước Long bị tử trận. Chỉ Huy Trưởng chi khu Phước Bình là trung tá Xuân bị thương nặng. Lúc này các xe tăng của quân Giải Phóng đã áp sát phía Tây và phía Nam của thị trấn Phước Long. Liên lạc giữa chi khu Phước Long và Quân Đoàn III chỉ còn 1 kênh do trung tâm liên lạc đã bị phá hủy
Ngày 5 tháng 1, lúc 8h, chỉ có 6 phi xuất của máy bay chiến thuật oanh kích để yểm trợ bãi đáp cho các trực thăng UH-1 đổ bộ 1 đại đội với 120 binh sĩ thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù xuống phía Đông của thị trấn Phước Long. Ngay khi đáp xuống, đại đội này đã bắt liên lạc với lực lượng đồn trú và giữ mặt phía Đông của thị trấn
Lúc 11h, một đợt trực thăng khác đáp xuống và đổ bộ thêm 1 đại đội của Liên Đoàn 81 cùng bộ chỉ huy Liên Đoàn xuống phía Bắc của thị trấn. Tổng cộng đợt chi viện này có 250 binh sĩ. Pháo phòng không cùng các đợt pháo kích liên tục bắn vào bãi đáp. Thiệt hại của Liên Đoàn 81 trong đợt đổ bộ rất nhẹ, chỉ có hơn 10 binh sĩ thiệt mạng, 1 số trực thăng trúng đạn nhưng không rơi chiếc nào. Tuy nhiên do hỏa lực quá ác liệt nên không trực thăng nào kịp tải thương như kế hoạch
Vào lúc này, tình hình trận Phước Long – battle of Phuoc Long ngày càng nguy cấp, các xe tăng Quân Giải Phóng đã phá vỡ các chốt phòng thủ của lực lượng Địa Phương Quân ở khu hậu cần và bắt đầu tiến vào thị trấn. Các binh sĩ đặc công của quân Giải Phóng đi theo xe tăng và chiếm lĩnh nhiều vị trí. Khu Chỉ Huy Hành Chính của thị trấn đã bị phá hủy và Bộ Chỉ Huy tỉnh Phước Long cùng bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 đã sử dụng Tòa Thị Trấn tỉnh để thiết lập bộ chỉ huy mới. Cuộc tấn công của quân Giải Phóng bị đẩy lùi, Liên đoàn 81 đã phóng cuộc phản công nhằm tái chiếm các vị trí bị mất, đặc biệt là khu hậu cần. Mặc dù chiến đấu dũng cảm, nhưng lực lượng quá mỏng, cuộc phản công bị thất bại, tổn thất của Liên Đoàn 81 lên đến 50%
Trong trận đánh Phước Long mà nhiều người cho rằng là dấu hiệu báo trước Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, các khẩu súng chống tăng M72 đã gần như không xuyên thủng nổi giáp xe tăng T-54 do các xe tăng của Quân Giải Phóng đã được gia cố lớp giáp 2 bên sườn. Ngoài ra, các xe tăng T-54 khi lâm trận chỉ đổ rất ít nhiên liệu để đề phòng bị bắn thủng và bốc cháy. Vũ khí duy nhất hiệu quả để chống xe tăng là các khẩu pháo không giật 90mm
Lúc 21h ngày 5 tháng 1, lực lượng Liên Đoàn 81 báo cáo cho biết tình thế tuyệt vọng ở thị trấn Phước Long, các khu vực chung quanh đều gần như mất liên lạc. Lực lượng Địa Phương Quân gần như vỡ trận trước sự tấn công của xe tăng quân Giải Phóng. Liên đoàn 81 tổ chức phòng tuyến mới quanh khu Tòa Hành Chính thị trấn đã đổ nát và quanh khu Tòa Thị Chính. Trong đêm ngày 5 rạng ngày 6, quân Giải Phóng đã pháo kích hơn 1.000 quả vào khu thị trấn
Sáng ngày 6 tháng 1, quân Giải Phóng với xe tăng lại mở cuộc tấn công mới, trận chiến diễn ra dữ dội . Đến 23h, liên lạc với bộ chỉ huy Phước Long bị mất, đến 24 giờ, Liên Đoàn 81 báo cáo đã phải phân tán và thoát ra thị trấn Phước Long
Ngày 7 tháng 1, Liên Đoàn 81 báo cáo, bộ chỉ huy cùng khoảng 50 binh sĩ còn sống sót đang ở phía Bắc của thị trấn Phước Long, một nhóm binh sĩ khác đang tập trung ở phía Đông Bắc của QL 14. Từ ngày 9 đến ngày 15, bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 đã tổ chức các cuộc tìm kiếm và di tản . Quân Đoàn II cũng hỗ trợ các cuộc tìm kiếm. Sau 6 ngày tìm để giải cứu các binh sĩ còn sống, đã có 121 binh sĩ Liên Đoàn 81 được giải cứu bằng trực thăng. Các nhóm khác bao gồm dân thường, Dân Vệ, Địa Phương Quân, … cùng binh sĩ tiểu đoàn 2 trung đoàn 7, … cũng tìm cách di tản và được giải cứu. Đã có hơn 1.000 người được giải cứu và về được Sài Gòn. Tuy nhiên, Tỉnh trưởng Phước Long, chi khu trưởng Phước Bình, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 cùng 3.000 binh sĩ đều đã tử trận hoặc bị bắt làm tù binh
Cùng với cuộc tấn công vào Phước Long, quân Giải Phóng cũng mở cuộc tấn công vào phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu vực Hoài Đức – Tánh Linh tỉnh Bình Tuy nhằm mục đích ngăn không quân Quân Đoàn III đủ sức chi viện cho Phước Long. Việc quân Giải Phóng thành công trong việc đánh chiếm Phước Long đã cụ thể hóa các nỗ lực mà họ đã bỏ ra vì từ năm 1974, quân Giải Phóng đã tràn ngập các vị trí phòng thủ và các chốt tiền tiêu của tuyến phòng thủ thị trấn này và khi trận chiến nổ ra thì thị trận này gần như đã bị cô lập hoàn toàn. Kết quả của trận đánh này đã có thể nhìn thấy từ trước khi đối mặt với 2 sư đoàn quân Bắc Việt cùng các đơn vị tăng phái gồm pháo binh, thiết giáp , … thì chi khu Phước Long thì có các lực lượng Địa Phương Quân, vào những phút cuối cùng mới có thêm 1 tiểu đoàn chính quy. Việc tổ chức tuyến phòng thủ cũng không hiệu quả. Viên tỉnh trưởng đã không chỉ huy tốt lực lượng của ông và Quân Đoàn III cũng không đủ sức chi viện cho Phước Long
Trái lại, Quân Giải Phóng đã có nhiều ưu thế hơn hẳn. Ngoài áp đảo về quân số thì vũ khí và thiết bị của họ cũng vượt trội. Xe tăng T-54 của họ đã được cải tiến lớp giáp hai bên sườn để có thể chống lại các vũ khí chống tăng. Trước đây, trước khi bắt đầu các trận đánh, lực lượng đặc công của họ thường tìm cách xâm nhập để tiến hành các cuộc đột kích, gây rối loạn ,… thì trong trận Phước Long, họ không cần làm điều đó mà ung dung cưỡi xe tăng để tấn công vào thị trấn
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P7
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P9