Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P23

0 619

Phần 23 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Ảnh hưởng tới ‘’Việt Nam hóa’’

Cú sốc dầu lửa còn ảnh hưởng tới mặt quân sự: Làm mất đi phần lớn những kết quả của chương trình ‘’Việt Nam hóa’’.

Trong kế hoạch giải kết vai trò chiến đấu của Hoa Kỳ (De-Americanization of the war) tại chiến trường Miền Nam, một chương trình gọi là ‘’Việt Nam hóa ’’ bắt đầu được thực hiện vào giữa năm 1969. Chương trình này giúp canh tân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước 1968, khả năng tác chiến của Quân Lực Cộng Hòa hết sức giới hạn. Người lính Miền Nam chỉ đủ lực trang bị phần nhiều là súng Garrand M1đã quá cổ vì dùng từ thế chiến II. Sau Tết Mậu Thân mới có súng M-16, tương đương với AK-47 quân đội Bắc Việt đã dùng từ trước.

Chiến xa M-48 và đại pháo 155 ly cũng chỉ được trang bị sau khi Bắc Việt đưa vào Miền Nam chiến xa T-54 và đại pháo 130 ly. 

Chương Trình Việt Hóa này hết sức cần thiết để giúp Miền Nam đi đến chỗ tự bảo vệ lấy mình. Tuy nhiên nó có nhược điểm là việc canh tân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại được phỏng theo mô hình Quân Đội Mỹ. Đó là đánh giặc kiểu nhà giàu. Theo mô hình này, Quân Lực Việt Nam tiếp tục dựa vào hai yếu tố chính là hỏa lực và di động tính (fire power and mobility). Và như vậy, về hỏa lực, luôn cần bom đạn và về di động tính, luôn cần xăng nhớt cho trực thăng. Đó là chưa kể những vật liệu bảo trì đại pháo, thiết giáp, oanh tạc cơ và trực thăng. Từ cuối 1973, giá bom, đạn, xăng nhớt tăng lên vùn vụt. Thế là cả hỏa lực cả di động tính đều bị giảm (xem Chương 9).

Ở đây còn phải kể tới số quân dụng quan trọng (đáng giá 750 triệu đô la) mà Hoa Kỳ chuyển giao cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một chương trình gọi là EnhanceEnhance Plus vào cuối năm 1972. Số lượng chuyển giao là để bù đắp phần nào những tổn thất do Bắc Việt tấn công năm đó (‘’Mùa hè đỏ lửa’’). Tuy nhiên, như Tướng John Murray, viên chỉ huy cơ quan DAO ở Sài Gòn, đã bình luận:

‘’Ai cũng tưởng tin về vụ chuyển giao quân dụng cho Việt Nam Cộng Hòa. Thật ra đó chỉ là những quân dụng hư hỏng hoặc cũ kỹ, lỗi thời. Phần lớn là đồ thặng dư, đòi hỏi phải bảo trì quá nhiều’’.

Với cú sốc dầu lửa, giá đồ phụ tùng cần thiết trở nên quá đắt, Việt Nam Cộng Hòa không đủ tiền mua vật liệu bảo trì, nhiều quân cụ phải nằm ụ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải ôm chúng như của nợ [9]. Đầu năm 1975, trong một buổi họp viện trợ tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu ví von sự kiện này như có một xe Cadillac mà không mua được một cái bougie để thay thì chiếc xe chỉ là đống sắt, lại còn phải canh giữ cho khỏi mất trộm.

Mùa Thu năm 1973 đã đến với nhân dân Miền Nam như một cơn ác mộng. Bên ngoài thì cứ cho là hậu chiến, nhưng bên trong thì rõ ràng là tiền chiến: Sửa soạn cho một cuộc khủng hoảng đang ẩn hiện cuối chân trời.

Chẳng dính líu gì tới Do Thái, Ả Rập, thế mà khi con cháu dòng họ nhà Abraham nó choảng nhau, con cháu Lạc Long lại bị cú đấm xây xẩm mặt mày.

Làm thế nào để bớt lệ thuộc?

Từ trên cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long hiền hòa chả y xuống đồng bằng Nam Bộ, và mỗi khi ‘’nước sông dâng lên’’, lại có ‘’cá lội vô bờ ’’. Về sản xuất, nó giúp cho Miền Nam trù phú, tưới nước cho vựa thóc của cả nước. Thế nhưng, về chuyên chở nó lại gây nên một ách tắc vì chiều ngang con sông rộng mênh mông, có chỗ lên tới nửa cây số. Vận chuyển thóc gạo, hành khách, bằng phà qua sông thật là khó khăn. Từ mấy năm rồi, Chính phủ đã có kế hoạch xây một cây cầu lớn qua sông để khai thông tắc nghẽn.

Nhưng sao mãi không thấy khởi sự?

Một hôm trong buổi họp với Bộ Công Chánh, chúng tôi có hỏi lý do gì mà chưa xây được chiếc cầu? Nhiều vấn đề như kỹ thuật, ngân sách, an ninh được viện dẫn để giải thích. Sau cùng, một nhân viên tại bộ phát biểu: ‘’Thưa ông, mặc dầu cây cầu mang tên ‘’Mỹ Thuận’’ nhưng Mỹ có bao giờ thuận đâu mà xây’’. Câu nói do một thanh niên trẻ tuổi đã tóm gọn sự lệ thuộc của nền kinh tế Miền Nam thời đó.

Khi chiến tranh leo thang, kinh tế khó phát triển, nhiều lãnh vực lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân từ ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, tới vận chuyển, xây cất, phần rất quan trọng được đáp ứng từ ‘’viện trợ Mỹ’’ (xem Chương 19).

Vì lệ thuộc vào viện trợ quá nhiều như vậy, nền kinh tế Miền Nam tất phải gắn liền với những gì xảy ra cho nền kinh tế Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ khó khăn là sẽ có áp lực giảm viện trợ cho Miền Nam.

Đúng như Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Schlesinger tiên đoán, khi chiến tranh Trung Đông bùng nổ và Mỹ bắt đầu lập cầu không vận tiếp cứu Do Thái, là có vấn đề ngay. Những thành viên Ả Rập trong Tổ Chức các Nước Xuất Cảng Dầu Hỏa OPEC quyết định giảm sản xuất tới chuyện làm cho giá dầu thô tăng gấp bốn lần. Và chỉ trong vòng mấy ngày, các nước Abu Dhabi, Libya, Saudi Arabia, Algeria và Kuwait lại áp dụng lá bài cấm vận (embargo), cùng nhau đồng loạt cắt đứt xuất cảng dầu sang Mỹ.

Khủng hoảng dầu lửa và kinh tế Mỹ

Khí giới dàn khoan thật là bén nhạy. Vào mùa Đông rồi mà xăng nhớt, dầu khí bỗng trở nên đắt đỏ, khan hi ếm. Chính phủ phải áp dụng những biện pháp khắt khe. Ngoài những biện pháp kinh tế, tài chính như thuế má, lãi suất, tín dụng có tính cách động lực để thúc đẩy sản xuất, Chính phủ Nixon còn khích lệ phát triển các nguồn năng lượng khác như mặt trời, sức gió, than củi. Ngay trước mắt, Tổng Thống Nixon đem ra một loạt chính sách nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ [1]: Độ sưởi trong tất cả các cao ốc chính phủ Liên Bang xuống từ trên 70 độ xuống 65-68 độ, khuyến khích đi xe chung (car-pool), ấn định tốc độ lái xe 55 dậm một giờ, đổi giờ lại thành giờ mùa Hè (daylight-saving time ), cấm bán xăng ngày Chúa Nhật, giảm thiểu dùng đèn chiếu sáng ban đêm và tuyên bố sẽ cắt giảm 15% số cung dầu.

Chưa bao giờ phải dùng những biện pháp như thế này.

Lòng người dân bất mãn, hoang mang. Nhiều trạm xăng chỉ cho mỗi xe mua năm đồng. Xe nọ nối xe kia sắp hàng mua xăng. Người nào lẩn thẩn, mua xong rồi mà cứ đếm mấy đồng xu để trả tiền, hay đã ngồi vào xe rồi mà cứ tà tà sắp xếp, chưa chịu lái đi ngay là bị mọi người bóp còi inh ỏi. Để làm gương tiết kiệm xăng nhớt, số bóng đèn trang hoàng cây Giáng Sinh sau Tòa Bạch Ốc năm đó còn bị giảm 80%. Để thuyết phục nhân dân, chính Tổng Thống Nixon và phu nhân đã bay sang California bằng hàng không dân sự thay vì dùng Air-force One [2].

Theo lịch sử kinh tế, khi có lạm phát cao thì thường có nhiều công ăn việc làm. Nhưng từ trận Yom Kippur thì lại sinh ra một tình huống mới. Kinh tế học gọi nó là ‘’lạm phát đình trệ’’ (stagflation): Giá cả tăng lại kéo thất nghiệp lên theo.

Lạm phát đang từ 3.2% (1972), lên 6.2%, (1973) tăng gần gấp đôi rồi lên trên 9%, gần gấp ba (1974). Đang khi đó thất nghiệp lan tràn. Trong thời gian từ cuối 1973 tới 1975, thất nghiệp tăng từ 5% tới 8,5%. Ở mức này, gần tám triệu người Mỹ thất nghiệp.

Hết Phần 23 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P22

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P24

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex