Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P26

0 433

Phần 26 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Xét cho kỹ thì mô hình này không hấp dẫn như ta tưởng. Ngoài ra, còn một điều kiện khác nữa: Quốc gia nhận viện trợ phải mua hàng của Pháp. Bởi vậy, trong thực tế, chính mấy ông chủ ngân hàng tư mới là người chấp hành viện trợ. Theo nguyên tắc, họ đã có một nửa quyền quyết định rồi, chỉ cần sắp xếp với chính phủ của họ và xoay xở chút đỉnh ‘’cà phê, cà pháo’’ với phía nhậ n viện trợ, bằng cách này hay cách khác, thế là xong rồi. Số tiền Pháp cho Việt Nam Cộng Hòa vay sau cùng là 130 triệu quan Pháp (khoảng 26 triệu đô la). Lúc thi hành, bộ Kế hoạch muốn dùng khoản tiền này vào chương trình canh nông, chế biến, để giải quyết thất nghiệp. Đặc biệt là các công trình nạo vét kênh rạch sình lầy như khu Thị Nghè, cầu Công Lý, hồ nước Than Thở Đà lạt. Thế nhưng, phía Pháp lại cứ áp lực mua máy nhiệt điện, hệ thống phát sóng tối tân cho đài truy ền hình, điện thoại, xe đạp Peugeot. Miền Nam còn biết bao nhiêu ưu tiên khác, một miếng khi đói bằng gói khi no, đồng tiền quý giá, làm sao mà lại nhập truyền hình, điện thoại được? Vì phía Việt Nam không đồng ý, nên viện trợ bị khứng lại. Thế là Đạ i Sứ Merillon vào đặt ngay vấn đề với Tổng Thống là nếu viện trợ có sẵn còn không thi hành được thì làm sao nói đến viện trợ năm tới?. ‘’Anh liệu dàn xếp xúc tiến mọi việc cho ổn thỏa, lúc này mình đang cần từng đồng xu’’, ông Thiệu gọi tôi vào dặn.

Nước giàu có Á Châu

Sau Pháp là Nhật. Tuy thể thức cho vay của Nhật bớt chặt chẽ hơn, và là cho vay dài hạn, nhẹ lãi, nhưng Nhật cũng đòi phải mua hàng hóa của Nhật. Họ muốn dùng một phần tiền viện trợ để giúp ‘’nhập cảng thương m ại’’, nói trắng ra là gồm cả các loại hàng không cần thiết. Sài Gòn đã có cái biệt hiệu báo chí ngoại Quốc gọi là Hondaville, bây giờ chắc phải nhập thêm đồ phụ tùng cho xe Honda. Trong một bữa chiêu đãi tại Tokyo, quan chức Bộ Ngoại Giao, Tài Chánh còn nói tới thủy điện Đa Nhim, cần được làm lớn lên. Khi tôi trình bày là tình hình an ninh chưa cho phép vì dây dẫn điện bị cắt luôn luôn, họ bác đi ngay. ‘’Nế u bây giờ xăng nhớt đắt, máy nhiệt điện làm sao đủ nhiên liệu mà phát điện? Vậy các anh phải đặt ưu tiên cho thủy điện. Và nếu cho ưu tiên rồi thì việc tăng an ninh cho tuyến tải điện phải được giải quyết’’.

Các nguồn viện trợ song phương khác

Viện trợ của các nước khác cũng chỉ nhỏ giọt, dăm ba triệu đô la và hướng về viện trợ nhân đạo như y tế, giáo dục. Trong các nguồn này, chỉ có triển vọng sẽ vay được của hai quốc gia một số tiền tương đối lớn: Đó là nguồn cho vay từ Iran và Saudi Arabia. Nguồn tài chính từ Saudi Arabia hết sức đặc biệt và sẽ được đề cập tới ở cuối chương này (và Chương 12). Nguồn từ Iran khoảng 100 triệu là do Quốc Vương Shah đề nghị giúp đỡ. Iran có thể cho Việt Nam Cộng Hòa vay ngay khoản tiền để yểm trợ nhập cảng hàng hóa. Chính phủ Iran cho biết là nếu Việt Nam Cộng Hòa không có khả năng hoàn trả bằng tiền bạc thì có thể trả bằng sản phẩm, thí dụ như rau cỏ, hoa quả Đà Lạt. Phía Việt Nam cứ đi thu mua, rửa sạch, đóng vào giỏ tre, giỏ mây, sẽ có máy bay vận tải bay thẳng từ Teheran, Iran sang Đà Lạt hằng tuần để chở về. Sân bay Liên Khương ở Đà Lạt sẽ được sửa chữa lại. Kế toán sổ sách theo giá quốc tế, không có vấn đề gì. Đây là một sáng kiến rất tốt, nhưng nó đòi thời gian để tổ chức, phát triển sản xuất, thu mua, nới rộng sân bay, không thể thi hành ngày một ngày hai được.

Cũng vẫn chỉ có Mỹ

Xoay mấy thì xoay, đi vay đã là khó khăn. Có vay được lại khó nuốt. Như vậy, ngay trước m ắt, cũng vẫn chỉ còn trông nhờ viện trợ Mỹ. Nhưng lúc trông mong nhất lại là lúc ít hy vọng nhất: Quốc Hội Hoa Kỳ đã thắt cái túi tiền nhập cảng lại gần chật rồi: Ngân sách viện trợ nhập cảng CIP cho Miền Nam tài khóa 1975/76 chỉ vỏn vẹn 145 triệu! Và đây cũng chỉ là con số danh nghĩa. Nếu điều chỉ nh theo lạm phát mà tính ra mãi lực thật của nó thì là dưới 70 triệu. Đồng thời, viện trợ thực phẩm bị cắt từ 165 triệu tài khóa 1971/72, xuống 46 triệu, chỉ còn một phần tư.

Đến chuyện này thì coi như cạn kiệt. Bầu không khí mỗi khi họp hành để bàn định về kinh tế sao nó u buồn thế . Nhưng lo thì để trong lòng. Vào thời điểm đó, chớ có đem những tin tức chi tiết về viện trợ kinh tế ra mà công bố. Những số liệu so sánh như trên đây phải được giữ kín. Đang lúc mọi người lo ngại về tình hình quân viện, nếu lại phổ biến tình hình đen tối về kinh viện, chắc chắn là quân, dân còn hoang mang hơn nữa.

Tia sáng phụt tắt

Sau cùng, vào cuối năm 1974, một tia sáng lóe lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Sau al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho Miền Nam vay một số tiền mấy trăm triệu đô la.

Thật là cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn, lãi suất nhẹ. Khi nào Miền Nam đào lên được dầu lử a thì mới phải trả. Điều kiệ n viện trợ nhẹ nhàng, thủ tục thi hành đơn giản. Ký xong là có tiền ngay (hay cho vay bằng dầu lửa). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá thiếu những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.

Nhưng đúng là ‘’họa vô đơn chí’’. Những cái r ủi ro nó bay theo nhau mà đến. Đang lúc sửa soạn đàm phán chi tiết với chính phủ Saudi để sớm có giải ngân thì đùng một cái, Vua Faisal bị chính cháu mình sát hại.

Chính phủ Miền Nam chưng hửng, Tổng Thống Thiệu gửi điện chia buồn cùng Hoàng Gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của Ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Hoàng Gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã hứa.

Thế nhưng, trong lúc tang gia bố i rối, tình hình Quốc nội xáo trộn, Hoàng Gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện nước khác.

Vua Faisal đã nằm xuống ngày 25 tháng Ba 1975, vào đúng ngày Quân Lực Cộng Hòa rút lui khỏi Cố Đô Hoàng Triều Huế.

Hết Phần 26 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P25

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P27 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex