Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P3

0 60

Lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war , Bộ Tổng Chỉ Huy của lực lượng Nam Triều Tiên đóng tại Nha Trang. Tại đây cũng là Bộ Chỉ Huy của Lực Lượng Dã Chiến số 1 – I Field Force

Mặc dù cả hai phía Mỹ và Đại Hàn không cùng thống nhất hoàn toàn các thỏa thuận trên, ngày 19 tháng 8 năm 1965, Hội Đồng Quốc Gia Nam Triều Tiên cũng đã thông qua việc triển khai lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war . Việc triển khai quân bao gồm sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên (Capital division / Tiger division) thiếu 1 trung đoàn và lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến – Lữ đoàn Rồng Xanh Nam Triều Tiên / Lữ đoàn Thanh Long ( Blue Dragon marine brigade ) sẽ bao gồm 3 giai đoạn : đợt 1 vào ngày 29 tháng 9 năm 1965 , đợt 2 vào ngày 14 tháng 10 năm 1965 , đợt 3 vào ngày 29 tháng 10 năm 1965

Việc triển khai sư đoàn Mãnh Hổ, lữ đoàn Rồng Xanh cùng các nhóm hỗ trợ với tổng quân số 18.212 đã hoàn tất vào tháng 11 năm 1965

Phía Mỹ và Đại Hàn cũng đã đạt thỏa thuận các điều khoản chính sau :

1- Lực lượng Mỹ và lực lượng Đại Hàn sẽ không bị giảm bớt trên bán đảo Triều Tiên mà không báo trước

2-Chương Trình Viện Trợ Quân Sự cho Nam Triều Tiên – Korean Military Assistance Program sẽ tăng thêm 7 triệu Usd để trang bị thêm 3 sư đoàn dự bị

3- Quân đội Nam Triều Tiên sẽ được hiện đại hóa về hỏa lực, sự cơ động và thông tin liên lạc

4- Mỹ sẽ cung cấp trang thiết bị vũ khí, hậu cần, vận tải, … cũng như trả lương cho binh sĩ Nam Triều Tiên, tiền thuê người Việt phục vụ hậu cứ, tiền hỗ trợ binh sĩ Nam Triều Tiên bị thương tật, tử trận, …

Tổng Chỉ Huy Quân Đội Mỹ tại Việt Nam – tướng Westmoreland cũng cam kết sẽ cung cấp cơ sở vật chất, các hỗ trợ và đãi ngộ cho lính Nam Triều Tiên tương tự lính Mỹ và các đồng minh khác

Thoạt đầu, lực lượng lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam thuộc sư đoàn Mãnh Hổ dự kiến được triển khai ở khu vực Chu Lai, Tam Kỳ và Quảng Ngãi thuộc Vùng I Chiến Thuật . Lực lượng Nam Triều Tiên sẽ phối hợp tác chiến cùng Lực Lượng Dã Chiến Thủy Quân Lục Chiến số 3 – III Marine Amphibious Force và dự kiến sẽ có thêm vài lực lượng thuộc các quốc gia khác để hình thành Quân Đoàn Quốc Tế thuộc Thế Giới Tự Do Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó bị bãi bỏ

Lực lượng thuộc Lữ đoàn Rồng Xanh Nam Triều Tiên thoạt đầu dự kiến được triển khai ở Cam Ranh . Tuy nhiên, ngay sau khi đến đây không lâu, lữ đoàn này được đẩy lên thị trấn Tuy Hòa do nơi này bị áp lực nặng nề từ phía trung đoàn 95 Bắc Việt 

Sư đoàn Mãnh Hổ được triển khai ở khu vực cách Quy Nhơn 10km về phía Tây . Từ đây, sư đoàn này có thể bảo vệ thị trấn Quy Nhơn, khống chế đường QL 19 đi An Khê, bảo vệ tuyến đường QL 1 

Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1966, chính phủ miền Nam Việt Nam tiếp tục đề nghị chính phủ Nam Triều Tiên hỗ trợ và ngày 30 tháng 3 năm 1966, Hội Đồng Quốc Gia Nam Triều Tiên đã đồng ý gửi sư đoàn 9 bộ binh Ngựa Trắng – sư đoàn Bạch Mã (White Horse division) và các toán lính đầu tiên của sư đoàn này được triển khai đến Việt Nam vào tháng 4 năm 1966, nâng tổng số quân đội Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam lên con số 44.897 người

Sư đoàn Ngựa Trắng hoàn tất việc triển khai quân đến Việt Nam trong giai đoạn ngày 5 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1966 và đặt Tổng Hành Dinh ở Ninh Hòa , giao lộ giữa QL 1 và Quốc Lộ 21 . Trung đoàn 28 của sư đoàn 9 đóng căn cứ ở Tuy Hòa, trung đoàn 29 đóng ở Ninh Hòa gần Bộ Chỉ Huy sư đoàn và trung đoàn 30 đóng quân bảo vệ Cam Ranh . Vùng tác chiến của sư đoàn này sẽ bao gồm khu vực dọc Quốc Lộ 1, từ Tuy Hòa lên Quy Nhơn và từ Tuy Hòa xuống Phan Rang 

Đến năm 1967, thêm 1 tiểu đoàn TQLC Nam Triều Tiên cùng 1 số đơn vị hỗ trợ được đưa đến Việt Nam 

VẤN ĐỀ CHỈ HUY

Ngày 23 tháng 10 năm 1966, tướng Westmoreland đã họp bàn về việc chỉ huy tác chiến cùng tướng Chae Myung Shin – chỉ huy lực lượng Nam Triều Tiên ở Việt Nam cùng tướng Cao Văn Viên – Tham Mưu Trưởng quân đội Nam Việt Nam. Sau đó, tướng Westmoreland đã thông báo cho đô đốc Sharp – Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương rằng một văn bản ký kết chính thức về vấn đề Mỹ sẽ chỉ huy 3 lực lượng là không cần thiết vì điều này sẽ khiến chính phủ Nam Triều Tiên sẽ bị xem là lính đánh thuê và tướng Chae lẫn chính phủ Nam Triều Tiên đều gần như đồng ý để Mỹ chỉ huy

Tướng Westmoreland đặt quyền chỉ huy các chiến dịch quân sự cho Bộ Chỉ Huy lực lượng Đặc Nhiệm Mỹ hoặc Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Dã Chiến Mỹ. Một số sĩ quan Nam Triều Tiên cũng tham gia Bộ Chỉ Huy này và đóng vai trò liên lạc với các đơn vị Nam Triều Tiên. Khi đó, bộ chỉ huy này có thể trực tiếp điều động các đơn vị Mỹ lẫn Nam Triều Tiên tham gia chiến dịch

Một lý do khác về việc lính Nam Triều Tiên tham chiến ở Việt Nam không muốn công khai dưới quyền chỉ huy của Mỹ theo văn bản chính thức, đó là vì sĩ diện quốc gia. Ngoài ra, Mỹ đã hỗ trợ Nam Triều Tiên nhiều năm từ cuộc chiến Triều Tiên cho đến nay và Nam Triều Tiên cho rằng cuộc chiến Việt Nam là cơ hội để Nam Triều Tiên thể hiện rằng họ đã trưởng thành và đã có khả năng tác chiến mà không cần cố vấn Mỹ đi kèm hoặc phải chiến đấu cùng sự hiện diện của quân Mỹ trên chiến trường

CÁC TIẾN TRIỂN BƯỚC ĐẦU

Dù Nam Triều Tiên và Việt Nam đều là phía Đông của Châu Á và cùng tương đồng 1 số về văn hóa nhưng ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn. Tướng Chae của Nam Triều Tiên đã có nhiều cố gắng để Nam Triều Tiên và Việt Nam xít lại gần nhau chẳng hạn các binh sĩ Nam Triều Tiên cũng thường đi chùa và thường xây dựng, sửa chữa, .. cho các ngôi nhà của dân Việt Nam bị chiến tranh tàn phá

Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên đóng quân ở Quy Nhơn và dần dần triển khai lên các vùng ruộng lúa phía Bắc Quy Nhơn và dần kiểm soát khu vực từ Quy Nhơn đến vùng núi Phù Cát. Các du kích nhận ra rằng các lính Nam Triều Tiên không phải là mục tiêu dễ đánh bằng lối đánh du kích thông thường. Họ dần dần mất khả năng kiểm soát khu vực . Khi áp dụng các biện pháp chế ngự và muốn đánh bật du kích ra khỏi vùng, lính Nam Triều Tiên đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn đối với dân chúng bằng cách đẩy hết người dân ra khỏi các khu vực để du kích mất sự tiếp tế

Đến tháng 6 năm 1966, sư đoàn Mãnh Hổ đã kiểm soát hoàn toàn khu vực phía Bắc Quy Nhơn và kéo dài đến vùng núi Phù Cát, họ cũng kiểm soát tuyến đường Quốc Lộ 19 kéo dài đến An Khê. Ở phía Nam, sư đoàn đã kiểm soát các khu vực dọc Quốc Lộ 1 và các nhóm trinh sát của sư đoàn cũng hoạt động đến vùng giáp ranh tỉnh Bình Định và Phú Yên

Lữ đoàn 2 Rồng Xanh Nam Triều Tiên đến Cam Ranh vào giai đoạn tháng 9-10 năm 1965. Tuy nhiên đến tháng 10 , lữ đoàn này được thuyên chuyển đến Tuy Hòa nhằm giải tỏa áp lực ở khu vực này đang bị trung đoàn 95 Bắc Việt uy hiếp nặng nề. Đây là khu vực trù phú, đông dân cư, mỗi năm có khả năng thu hoạch 60.000-70.000 tấn gạo. Tuy nhiên, khu vực này không được phòng vệ tốt và thường xuyên bị trung đoàn 95 Bắc Việt uy hiếp. Họ dễ dàng thu gom gạo ở đây và chuyển lên tiếp tế cho các đơn vị Bắc Việt đóng quân ở vùng Cao Nguyên và Lào

Bộ Tổng Chỉ Huy của lực lượng Nam Triều Tiên đóng tại Nha Trang. Vào cuối năm 1965, tướng Chae được thăng chức làm Tổng Chỉ Huy Quân Đội Nam Triều Tiên tại Việt Nam. Cam Ranh cũng cũng là nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Lực Lượng Dã Chiến số 1 – I Field Force . Cả hai lực lượng Mỹ và Nam Triều Tiên đã thường xuyên phối hợp hoạt động quân sự cũng như chia sẽ các tin tức tình báo

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa lực lượng Mỹ, Nam Triều Tiên và quân đội Nam Việt Nam chính là lập kế hoạch tác chiến trong tương lai. Chỉ huy Quân Đoàn II thuộc vùng II Chiến Thuật là tướng Vĩnh Lộc, chỉ huy của Lực Lượng Dã Chiến số 1 là tướng Larsen và chỉ huy lực lượng Nam Triều Tiên là tướng Chae . Mỗi 6 tháng , 3 tướng này đều gặp nhau họp bàn kế hoạch tác chiến, vấn đề tiếp liệu, vũ khí, … Cả 3 tướng này đều dành cho nhau sự tôn trọng và không gặp nhiều khúc mắc về kế hoạch và mỗi bên đều có khu vực mà mình chịu trách nhiệm hoạt động

Xem lại từ đầu : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war 

Xem lại : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P2

Xem tiếp : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P4

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex