
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù – ARVN Airbone Ranger : Tàn Cơn Binh Lửa – đại úy VNCH Lê Đắc Lực – P12
Đến ngày 12 tháng 6 năm 1972 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù – ARVN Airbone Ranger : Tàn Cơn Binh Lửa – đại úy VNCH Lê Đắc Lực được lệnh tái chiếm đồi Đồng Long. Vận mạng của An Lộc cũng sẽ tùy thuộc vào sự thành bại trong trận huyết chiến này.
Trên hướng phòng ngự của Đại Đôi 2, hai chiếc T.54 trúng mìn tan xác tại chỗ, hai chiếc còn lại đằng sau, quay mũi xe bỏ chạy lạc hướng, cũng đã bị các đơn vị Bộ Binh của Trung Đoàn 8, Sư Đoàn 5 triệt hạ. Trước thất bại này, khả năng chiến đấu của chúng không còn, các chiến sĩ Biệt Cách dù đã leo lên đứng trên chiến hào, trên các xe tăng địch hoan hô chiến thắng của mình vang dội cả một vùng trời mù mịt khói lửa, đạn bom.
2. Đuổi chuột…
Địch sau các cuộc tấn công qui mô, áp đảo, chúng không còn khả năng tấn công lớn nữa, vì thế các Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù được lệnh “đuổi chuột từng nhà”, quét sạch địch khỏi Thành Phố. Việt cọng tháo lui, đang ẩn núp trong các nhà dân bỏ hoang, chúng chiếm cứ một vài cao điểm để bắn sẻ vào binh lính chúng ta. Ngoài ra, không ít cán binh Việt cọng, sau khi đơn vị chúng bị đánh tan tác, bị đánh đuổi ra khỏi Thành Phố, chúng bị kẹt lại nên cũng lẩn trốn trong nhà dân, chưa biết cách tấn thối như thế nào. Tuy nhiên, vũ khí chúng vẫn còn trong tay, còn có thể gây nguy hiểm cho binh sĩ của chúng ta.
Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn lệnh cho các Đại Đội Trưởng phải nhanh chóng trừ khử toàn bộ bọn chúng. Sở trường chuyên nghiệp của Biệt Cách Dù bắt đầu đem ra tái sử dụng. Các Toán, chờ trời vừa sụp tối là triển khai đội hình, “đục tường” tiến từ nhà nầy qua nhà khác, tiêu diệt địch từng tên một bằng vũ khí cá nhân là dao găm, lựu đạn. Trong trường hợp nầy, lựu đạn là loại vũ khí đắc dụng nhất, “đục tường” chỉ là một cách nói. Việt cọng bắn phá Thành Phố một cách bừa bãi, không phân biệt mục tiêu quân sự hay nhà ở của dân chúng, nên hầu hết nhà cửa đều bị sập hoặc hư nát. Nhờ vậy, các Chiến sĩ Biệt Cách Dù đã lợi dụng những bức tường nứt đổ, những vách tôn, vách lá rách nát, để tiến từ nhà nầy qua nhà khác. Lần hồi, nội vi Thành Phố không còn bóng dáng địch. Chúng chỉ còn cầm cự vòng ngoài, thỉnh thoảng pháo kích đạn cối vu vơ vào Thành Phố để cầm chừng.
Mục tiêu còn lại cuối cùng là Đồi Đồng Long. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công tái chiếm Đồi Đồn Long, trong lúc khai triển đội hình khi đến gần chân đồi với đầy dẫy cây rừng hoang dại, các Chiến Sĩ Đại Đội 2 thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù – 81st Airbone Ranger đã phát hiện một căn hầm, nằm khuất lấp dưới những tấm ván gỗ và những cỏ cây xác xơ vì bom đạn,. Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Rất thận trọng, họ chưa vội nổ súng hay tung lựu đạn mà chỉ phát lời kêu gọi đầu hàng, đồng thời cấp báo ngay về Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn ra lệnh Đại Úy Sơn cho Binh sĩ quan sát kỹ càng, có thể là địch quân mà cũng có thể là đồng bào, nhưng bất kể họ là ai, với hơn hai tháng chiến trận xảy ra nơi đây, không lương thực, nước uống, thì đâu còn sức đề kháng để chống cự, phải tìm mọi cách đưa họ ra khỏi căn hầm đó. Và thật không thể tưởng tượng được, chỉ vài ba phút sau đó, có hai em bé gái khoảng chừng 6, 7 tuổi bò ra, trên người chỉ còn những mảnh vải rách nát, tả tơi che thân, đất bùn, ghét bẩn bám đen xì trên thân thể khô cằn, còm cỏi, chỉ còn da bọc xương, hai mắt sâu hoắm trên một khuôn mặt hốc hác, ngây dại, thờ thẩn, giọng nói khàn đục, thiểu não, nhìn hai bé chẳng khác gì hai bộ xương biết đi, thật quá đổi thương tâm, đau lòng, không ai có thể cầm được nước mắt.
Trung Tá Chỉ Huy Trưởng đã mang hai bé về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và giao cho Ban Quân Y của Bác Sĩ Nguyễn Thành Châu khám nghiệm, chữa trị, chăm sóc cho đến khi hai bé tạm bình phục và hai bé đã kể lại mọi sự việc như sau: “Hai cháu tên là Hà Thị Loan và Hà Thị Nở, con của Trung Sĩ Hà Văn Hiến, phục vụ tại Tiểu Khu. Khi Việt cọng tấn công, pháo kích vào An Lộc, Mẹ cỏng em trai 4 tuổi và đắt hai cháu chạy giặc, thì bất ngờ Mẹ bị trúng đạn pháo chết ngay tại chổ, em trai bị thương nặng ở chân. Chúng cháu liền cỏng em trai chạy xuống ẩn trú trong một cái hầm kế cận chân đồi Đồng Long, trong đêm hôm đó Em trai cháu chết, qúa khó khăn để chôn cất, nên chúng cháu để xác Em trai nằm bên cạnh cho đến thối rửa chỉ còn bộ xương. Chúng cháu trốn ở đó suốt hơn hai tháng, lúc đầu may nhờ có một số cơm gạo sấy của ai bỏ lại đã ăn dần, về sau ăn sống luôn mấy con gà con lạc mẹ đang trốn chung trong hầm. Cạn kiệt lương thực, đói qúa ban đêm khi không còn nghe tiếng đạn pháo kích, thì mò ra khỏi hầm kiếm rau cỏ mà ăn. May nhờ đến ngày hôm nay được các bác tìm thấy mà cứu sống các cháu”.
Trong năm 1973, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã đưa hai Cháu Loan và Nở lên Đài Truyền Hình Sài Gòn, để kể lại bao nổi gian khổ, đói khát hãi hùng, kinh hoàng trong hơn hai tháng ẩn trốn ở An Lộc. Đến năm 1974, hai Cháu đã được một người Mỹ nhận làm con nuôi, và hiện nay đang định cư tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
3. Tái Chiếm Đồi Đồng Long
Đến ngày 12 tháng 6 năm 1972. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tái chiếm Đồi Đồng Long. Đây là một trận đánh sinh tử, quyết liệt cuối cùng mà Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã được cấp trên tin tưởng giao phó. Vận mạng của An Lộc cũng sẽ tùy thuộc vào sự thành bại trong trận huyết chiến này.
Đích thân Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn đã điều động Đại Đội 2 và Đại Đội 3 chia làm hai cánh, Đại Đội 3 do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy, sẽ tiến quân từ hướng Đông và Đại Đội 2 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy, phối hợp cùng hai Toán Thám Sát do Thiếu Úy Lê Văn Lợi chỉ huy, sẽ tiến quân từ hướng Nam, tất cả lợi dụng vào nửa đêm trời tối, âm thầm, kín đáo bò sát lên đỉnh đồi, nằm ém quân tại chỗ, đợi cho đến khi trời vừa hừng sáng, sau khẩu lệnh xung phong của Đại Úy Sơn, tất cả đã đồng loạt nổ
súng xối xả, tấn công vào các pháo tháp, hầm trú ẩn của địch quân, bọn địch dù đông, công sự phòng thủ vững chắc, nhưng quá bất ngờ, không kịp trở tay trước lối đánh thần tốc, táo bạo của Biệt Cách Dù, nên một số đã bị sát hại, số còn lại vừa định thần đã phản ứng chống trả, nhưng không ngăn cản được quyết tâm tái chiếm đồi Đồng Long của các Chiến sĩ Biệt Cách Nhảy Dù, cuối cùng chúng cũng đã bị tiêu diệt, hay đã phải buông súng đầu hàng.
Hai Toán Thám Sát đã không chậm trễ, khai triển đội hình công hãm và thanh toán cứ điểm cuối cùng của địch trên chóp đỉnh, bốn tên địch quân ngoan cố cầm cự trong tuyệt vọng, để rồi phải phơi thây thảm khốc. Thiếu Úy Lợi và các Toán viên đã mừng rơi nước mắt, cùng cầm Quốc Kỳ Việt Nam Cọng Hòa cắm xuống ngay trên đỉnh Đồi Đồng Long.
Lá Cờ Vàng ba sọc đỏ lại bắt đầu ngạo nghễ tung bay trước gió, giữa bầu trời một màu trong xanh pha trộn những tia sáng rực rỡ của ánh bình minh, đánh dấu cho một ngày mới, một ngày mà An Lộc, Bình Long đã sạch bóng quân thù, một ngày mà Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III đã ra tuyên bố: “Thành Phố Bình Long, An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa”.
Trước chiến thắng vang dội, hiển hách của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh khi đến thị sát chiến trường An Lộc, đã thừa lệnh Tổng Thống và Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, gắn cấp bậc Đại Tá đặc cách tại mặt trận cho Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Cùng lúc đó, Tướng tử thủ Lê Văn Hưng đã không tiếc lời khen ngợi và hầu hết các đơn vị tham chiến tại Bình Long đều vui mừng, bày tỏ lòng cảm phục đối với các Chiến sĩ 81 Biệt Cách Dù đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt quân thù, dành lại những phần đất đã lọt vào tay bọn chúng.
Xem lại từ đầu : Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù – ARVN 81st Airbone Ranger : Tàn Cơn Binh Lửa – Hồi ký đại úy VNCH Lê Đắc Lực – P1
Xem lại : Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù – ARVN 81st Airbone Ranger : Tàn Cơn Binh Lửa – Hồi ký đại úy VNCH Lê Đắc Lực – P11
Xem tiếp : Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù – ARVN 81st Airbone Ranger : Tàn Cơn Binh Lửa – Hồi ký đại úy VNCH Lê Đắc Lực – P13
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.