Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Người ở lại Charlie, trận đánh của Đại tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn 11 Nhảy Dù

77

Đại tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn 11 Nhảy Dù – Người ở lại Charlie và trận đánh trong tiểu thuyết Mùa Hè Đỏ Lửa của tác giả Phan Nhật Nam và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

… là cánh Dù đan bằng tiếc thương vô cùng .

Quả thật , tiếng tăm của cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo VNCH lan ra khắp miền Nam lẫn bên kia vĩ tuyến 17 và cộng đồng người Việt hải ngoại ; có công lao đóng góp không nhỏ của cựu sĩ quan Nhảy Dù nhà văn Phan Nhật Nam và Trung sĩ nhất Chiến Tranh Chính Trị nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, người sáng tác rất nhiều bài hát về các anh lính miền Nam VN , người đã choàng lên vòng Nguyệt Quế cho Quân Đội VNCH .

Có người hỏi : Trong bối cảnh nào mà anh có nhiều chất xúc tác để viết lên nhạc phẩm Người Ở Lại Charlie lại nổi tiếng đến như vậy ?

Trần Thiện Thanh suy nghĩ giây lát rồi trả lời :

Sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 , ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh đang tùng sự tại Cục Tâm Lý Chiến / Tổng Cục CTCT / VNCH . Theo lệnh thượng cấp , anh & các nhạc sĩ trong đơn vị phải sáng tác kịp thời các nhạc phẩm về đề tài chiến tranh để tuyên dương và cổ vũ tinh thần chiến đấu của những người lính QLVNCH anh hùng trong các trận đánh MHĐL 1972 . Thời gian đó anh chưa tìm được cảm hứng cũng như nhân vật .

Tình cờ anh gặp lại người bạn , tức anh Phan Nhật Nam đang công tác trong Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên . Anh Trần Thiện Thanh bày tỏ rằng mình đang tìm ý tưởng để viết . Nhà văn Phan Nhật Nam bèn kể lại diễn biến các trận tử chiến trên cứ điểm quân sự C ( Cải Cách ) hay Charlie C1 , C2 , C3 ( 1 ) không cân sức giữa tiểu đoàn 11 Song Kiếm Trấn Ải với Sư đoàn 320 chính quy Bắc Việt .

Đồi Charlie hay đồi Sạc Ly, đồi Cải Cách vị trí Đại tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tử trận - Người ở lại Charlie và trận đánh trong tiểu thuyết Mùa Hè Đỏ Lửa của tác giả Phan Nhật Nam và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Đồi Charlie hay đồi Sạc Ly, đồi Cải Cách vị trí Đại tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tử trận – Người ở lại Charlie và trận đánh trong tiểu thuyết Mùa Hè Đỏ Lửa của tác giả Phan Nhật Nam và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Đồi Charlie hay đồi Sạc Ly, đồi Cải Cách là điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Địa điểm này nằm ở phía Tây – Tây Bắc sông Pô Kô và che sườn trái của đường số 14. Sư đoàn 320 của thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn được lệnh tấn công căn cứ này. Sư đoàn được yểm trợ mạnh mẽ bởi các Trung Đoàn pháo binh , Phòng Không , Trung Đoàn chiến xa T-54 , Trung Đoàn Đặc Công & rất nhiều loại vũ khí cộng đồng lợi hại , kể cả vũ khí hiện đại mà Liên Xô, Trung Quốc vừa đưa san Việt Nam như : Trọng pháo có gắn đầu đạn delay xuyên phá công sự ngầm kiên cố : 122 mm 5 nòng , 130 mm … sơn pháo 75 mm trực xạ , cao xạ 14,5 mm , 12,7 mm , 37 mm …. Đặc biệt hỏa tiễn vác vai AT-3 Sagger phá lô cốt , chống chiến xa ; hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 lần đầu tiên có mặt tại chiến trường VN , nỗi ám ảnh kinh hoàng trên bầu trời của các Pilot VNCH … và cả một “ rừng súng Cối “ đủ loại bao quanh các ngọn đồi Charlie , mà Bắc Việt với quyết tâm dứt điểm các cứ điểm Cải Cách này bằng mọi giá .

Chuỗi cao độ C này nhìn xuống thung lũng sông Pô- Kơ , phía Đông Nam là thị xã KonTum , Đông Bắc là thị trấn Tân Cảnh ( Bộ Chỉ Huy Tiền Phương sư đoàn 22 BB ), hướng Đông là quốc lộ 14 có căn cứ Võ Định ( BCH nhẹ Lữ Đoàn 2 Dù ) ; vào cuối tháng ba năm 1972 .

Sự kiện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn 2 Dù cho con cái của họ nhảy xuống , thiết lập các “ chốt chặn “ kể trên là từ sự khuyến cáo kèm theo lời hứa hẹn nếu chiến sự lớn nổ ra thì sẽ tăng cường các phi tuần của Không Lực Hoa Kỳ từ phi trường Utapao ( Thái Lan ) bay sang yểm trợ , của Cố Vấn Quân Đoàn II John Paul Vann ( Người đã tử nạn trực thăng phía Nam thị xã Kon-Tum đêm 9 tháng 6 / 1972 ) .

Đồi Charlie là một trong nhiều cứ điểm được Lữ Đoàn 2 Dù phân nhiệm phòng thủ theo hình cánh cung bắt đầu từ hướng Bắc là căn cứ Alpha , Yankee lần xuống Nam là Charlie , Delta , Hotel , Metro , kết thúc là căn cứ Bravo để bảo vệ Tân Cảnh gồm phi trường Phượng Hoàng và bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 22 BB .

Cao điểm Charlie được trấn giữ bởi một tiểu đoàn 11 Nhảy Dù gồm 471 quân nhân trú đóng trên ba ngọn đồi C1, C2, C3. Đồi Charlie  trơ trọi , địa thế thấp , bất lợi hơn so với các cao độ 1513 , 1773 , 1274 … của rặng núi Chu Mom Ray / Big Mamma cùng các cao điểm chung quanh Charlie mà quân Bắc Việt đang chiếm lĩnh . Tại đây họ thiết trí rất nhiều ổ súng phòng không dã chiến ( Bắc Việt gọi là Pháo Phòng Không Tự hành ) , các giàn pháo tầm xa di động , rất lý tưởng để tác xạ đến các cao điểm Charlie .

Cuối tháng 3/1972 , tiểu đoàn 11 Nhảy Dù của trung tá Nguyễn Đình Bảo được phi đoàn trực thăng 235 / SĐ6 KQVNCH thả xuống các cao điểm Charlie . Họ phối trí các đại đội tại các cứ điểm sau đây :

-Cứ điểm C1 cao độ 960 ( mét ) về hướng Bắc cách C2 ( BCH tiểu đoàn ) gần nửa cây số , do đại đội 111 trấn thủ . Trung uý Nguyễn Văn Thinh đại đội trưởng .

-Cứ điểm C3 cao độ 1000 do Ðại đội 113 , đại đội trưởng đại úy Hùng mập . Đóng quân phía bắc , dưới chân đỉnh Yankee , cách bộ chỉ huy Tiểu đoàn gần 3 cây số. Pháo đội D1 ( tiểu đoàn 1 PB Dù ) đóng tại đây .

-Cứ điểm C2 – đồi Charlie cao độ 1020 do Bộ chỉ huy ( T.O.C ) tiểu đoàn 11 trấn đóng . Gồm các đại đội : 110 , 112 , 114 .

Xét về địa thế quân sự , Charlie không giá trị bằng quận Lộc Ninh ( tỉnh Bình Long / QK III ) . Quận tiếp giáp với tỉnh Kratie của Cao Miên , sào huyệt của Trung Ương Cục Miền Nam , nơi đang chỉ huy trực tiếp Chiến dịch Nguyễn Huệ ( Nhóm chữ của VC dùng thay cho Mùa Hè Đỏ Lửa Quân Khu III )

Lộc Ninh cách Sài Gòn 125 km trên QL 13 , cửa ngõ để Bắc Việt tấn công vào lãnh thổ vùng 3 Chiến Thuật . Quận này lọt vào tay Bắc Việt ngày 7/4/1972 . Sau đó hai ngày , chiến xa Bắc Việt có bộ đội tùng thiết đã áp sát và uy hiếp phía Bắc thị xã An Lộc . Trên lý thuyết, nếu Bắc Việt chiếm được tỉnh lỵ An Lộc , thì thủ đô SG cách An Lộc 100 cây số có thể thất thủ trong vòng một tuần lễ ; hoặc An Lộc sẽ là Thủ Đô của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN .

Nếu chiếm được được Charlie , Bắc Việt có thể thoải mái đưa quân từ vùng Ngã Ba Biên Giới để xâm nhập vào Vùng II Chiến Thuật. Từ đó họ có thể tấn công Kon Tum, theo hướng QL 19 tiến xuống vùng Duyên Hải và cắt đôi miền Nam Việt Nam

Một tuần lễ sau ngày 15/4/1972 Charlie tan hàng , Bắc Việt dùng QL 14 phía Bắc tỉnh Kon-Tum để chuyển quân từ mật khu Tam Biên sang , bao gồm sư đoàn 320 và sư đoàn 2 Sao Vàng từ Bình Định lên , có chiến xa , pháo các loại … bao vây và tấn công cường tập vào Tân Cảnh . Trung tướng Ngô Du tư lệnh Quân đoàn II và cố vấn sư đoàn 22 BB khẩn thiết yêu cầu John Paul Vann đưa các Pháo Đài Bay B-52 đến giải tỏa , nhưng J. Vann từ chối .

Trưa ngày 24 / 4/1972 Bắc Việt đã tràn ngập BTL Sư Đoàn 22 . Trước đó , Cố vấn Sư Đoàn được trực thăng của J. Vann cứu thoát , đại tá Lê Đức Đạt – tư lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị xem như mất tích .

Trở lại trận Charlie, Sư Đoàn 320 Bắc Việt mệnh danh Sư đoàn Thép dưới quyền của tướng Hoàng Minh Thảo , tư lệnh mặt trận B3 ( còn gọi là Chiến Trường Tây Nguyên ) đã phải quyết tâm “ nhổ bỏ “ cứ điểm này bằng mọi giá . Sư đoàn 320 đã áp dụng lối tấn công cổ điển : Tiền Pháo Hậu Xung kế thừa từ phía Trung Quốc vốn đã áp dụng trong chiến tranh Triều Tiên năm xưa .

Hoả lực Cao Xạ của quân Bắc Việt tại Charlie quá khủng khiếp . Lưới đạn phòng không đan kín cả vùng chiến sự , gần như là vô hiệu hóa các khu trục cơ , lẫn các hợp đoàn trực thăng Gunship ( võ trang ), Slick ( chuyển quân ) … của Không Quân VNCH bay vào vùng Địa Ngục . Kết quả có nhiều phi cơ đã bị bắn cháy , Pilot & nhân viên phi hành được coi như : Đi Không Ai Tìm Xác Rơi .

Trong trận Charlie, tiểu đoàn của Trung tá Nguyễn Đình Bảo trong hơn nửa tháng cầm cự , phản công ; trừ một vài lần được các phi tuần Khu Trục yểm trợ không kích , Charlie không nhận được bất cứ sự tiếp tế , tăng viện , tản thương nào từ phía KQVN hoặc Không Lực Hoa Kỳ .

Tại chiến trường Charlie, yểm trợ cho tiểu đoàn 11 Nhảy Dù có hỏa lực pháo binh của 5 pháo đội tại 5 căn cứ thuộc tiểu đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù của Thiếu Tá Bùi Đức Lạc , thi nhau yểm trợ hỏa lực tối đa , kịp thời , cùng các Tiền Sát Viên F.O ( Forward Observer ) các đại đội . Họ là những pháo thủ đã cố gắng hết sức có thể với số đạn pháo được cấp phát rất hạn chế , theo kiểu : “ Con nhà nghèo đánh giặc “ . Tuy nhiên, các pháo đội này cũng bị pháo binh Bắc Việt bắn liên tục khiến các pháo thủ phải ẩn trong hầm, khi pháo phía Bắc Việt dừng bắn mới có thể ra bắn yểm trợ Charlie

Ngày 12 /04/1972 trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận tại cứ điểm này . Tiểu đoàn Phó là Thiếu tá Lê Văn Mễ ( Mê Linh ) lên nắm Quyền Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy cuộc phản công …. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tổn thất trên 90 % quân số , cộng thêm sự hy sinh của vị chỉ huy Trung tá Nguyễn Đình Bảo , một trong những sĩ quan Tiểu Đoàn trưởng dày dạn kinh nghiệm trận mạc của Sư Đoàn Nhảy Dù .

Địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

Phan Nhật Nam trao cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa cho Trần Thiện Thanh . Trong bút ký gồm có 4 chương , hai chương sau tác giả viết về mặt trận An Lộc và Trị Thiên . Hai chương đầu anh viết riêng cho cứ điểm Charlie .

Sau khi sách Mùa Hè Đỏ Lửa phát hành , tiếp đó nhạc phẩm Người Ở Lại Charlie ra đời . Cả hai tác phẩm đều trở nên nổi tiếng trong nước . Đi đâu cũng nghe người ta hát Người Ở Lại Charlie và giới mê sách đều tìm đọc Mùa Hè Đỏ Lửa . Người ta đọc Mùa Hè Đỏ Lửa vì tò mò về diễn biến và kết thúc đầy bi tráng của trận chiến Charlie , hơn là thưởng thức văn tài của tác giả . Nhưng khán thính giả khi nghe ca sĩ hát Người Ở Lại Charlie là người ta cảm nhận ngay nét Bi Hùng của những người lính tác chiến , khi những người lính này từng ngày , từng giờ phải chứng kiến và đối diện với chiến tranh một cách tàn nhẫn và đau xót .

Đợi anh về

Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ ,

tấm khăn sô . Bơ vơ người góa phụ cầu được sống trong mơ

Phải nói Bút Ký Chiến Tranh – Mùa Hè Đỏ Lửa và địa danh Charlie là 2 yếu tố khởi đầu tốt đẹp cho những tác phẩm sau này viết về đề tài chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam .

Nói đến Mùa Hè Đỏ Lửa là nghĩ ngay đến Phan Nhật Nam ( Nam Xương ). Nghe Người Ở Lại Charlie là nghĩ đến Trung Tá Nguyễn Đình Bảo và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù . Văn chương của anh ngày càng hay hơn về nội dung cũng như câu chữ . Bằng lối viết văn giản dị nhưng hết sức lôi cuốn người đọc ngay từ những dòng nhập đề :

“ Charlie , tên nghe quá lạ … Quả tình nếu không có trận chiến mùa Hè 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum hay Cải Cách hay C … “  .

Trong sách , anh đề cập khá nhiều chi tiết cuộc đọ sức thư hùng giữa hai bên ; những mẩu đối thoại chứa đầy trăn trở của vị chỉ huy , trung tá Nguyễn Đình Bảo với ban Tham Mưu tiểu đoàn trước những áp lực ngày càng gia tăng của quân Bắc Việt lên Charlie . Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sau khi đọc , rất xúc động và thương tiếc cho Trung Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng 11 Nhảy Dù và những người lính Mũ Đỏ can trường của ông , trong nỗ lực ngăn chặn nhiều sư đoàn Bắc Việt xâm nhập từ biên giới phía tây Cao Nguyên Trung Phần . 

Sau nhiều ngày giao tranh khốc liệt trong tình hình vô cùng bi đát . Quân số hao hụt , rất nhiều thương binh , tử sĩ cần tản thương ; thiếu thốn đủ thứ : C Ration , nước uống , đạn dược , thuốc cứu thương . 1 chọi 6 … những Thiên Thần của Tổng Lãnh Michael đã anh dũng đền nợ sông núi . Hình hài , linh hồn anh Năm Nguyễn Đình Bảo cùng hơn bốn trăm tử sĩ Mũ Đỏ ( 2 ) đã An Nghỉ Đời Đời trên Ngọn Đồi Cảm Tử .

Anh ! Anh ! Hỡi anh ở lại Charlie .

Anh ! Anh ! Hỡi anh giã từ vũ khí .

Từ nguồn cảm xúc mãnh liệt thôi thúc , chỉ thời gian rất ngắn , nhạc sĩ yêu mến Binh Chủng Nhảy Dù Trần Thiện Thanh đã cho ra đời tiếc thương ca bất hủ :

Xin một lần thôi, một lần thôi

Vẫy tay tạ từ Charlie .

Xin một lần nữa, một lần nữa

Vẫy tay chào buồn Anh đi .

Chú thích .

Tác giả cuốn “The Battle Of Charlie “ , cựu thiếu tá Lực Lượng Đặc Biệt John J. Duffy ( Đỗ Phủ ) , cố vấn Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù , người cuối cùng leo lên chiếc Cobra rời khỏi tử địa , ghi lại : “ Trong số 471 quân nhân Nhảy Dù tham chiến trên các ngọn đồi lịch sử chỉ có 37 người thoát khỏi vòng vây “ . Con số này không tính đến số phận các pháo thủ pháo đội D1 & Đề – Lô pháo binh ( T.S.V ) các đại đội . Nếu tin tức này xác thực , có nghĩa là 434 quân nhân của tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã vĩnh viễn nằm lại trên các ngọn đồi Charlie , kể cả cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex