Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Đồi Tín Hiệu năm 1968 – Battle of Signal Hill 1968

1 716

Trận Đồi Tín Hiệu năm 1968 – Battle of Signal Hill 1968 là trận đánh giữa đại đội đặc nhiệm viễn thám LRRP thuộc sư đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và quân Bắc Việt ở phía đông núi Re Lao thuộc huyện A Lưới, Huế

Tháng 6 năm 1966, trong trận đánh A Sầu hay còn gọi là trận đánh A Sau, quân Bắc Việt đã tràn ngập căn cứ này và quân Mỹ đã phải bỏ căn cứ. Sau trận đánh đó, quân Bắc Việt đã không chế toàn bộ thung lũng A Sau. Họ bố trí nhiều dàn pháo cao xạ 37mm điều khiển bằng radar cùng nhiều dàn pháo cao xạ 2 nòng 23mm, súng máy 12,7mm, … biến thung lũng A Sầu trở nên khu được phòng ngự dày đặc, thời tiết vùng luôn nhiều mây, mưa rào hạn chế những cuộc oanh kích bằng không quân. Vùng I Chiến Thuật cũng thiếu trực thăng nên gần như không có cuộc hành quân nào đáng kể. Lợi dụng điều đó, quân Bắc Việt tổ chức khu này thành hàng lang vận chuyển lương thực, vũ khí, … từ biên giới Việt Lào vào, tích trữ kho tàng, tổ chức huấn luyện binh sĩ, …

Tháng 1 năm 1968, với diễn biến trận Tết Mậu Thân năm 1968, Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ MACV đã lệnh cho sư đoàn 1 Không Kỵ từ vùng Cao nguyên di chuyển lên phía Bắc để hỗ trợ Thủy Quân Lục Chiến. Đây là sư đoàn có quân số khoảng 20.000 quân và 450 trực thăng và là đơn vị có sức cơ động mạnh nhất lúc bấy giờ. Tại vùng I trong suốt thời gian Tết, sư đoàn liên tiếp đụng trận với quân Giải Phóng.

Ngày 19 tháng 4 năm 1968, tư lệnh sư đoàn 1 là thiếu tướng John J. Tolson, đã mở cuộc hành quân Delaware – Operation Delaware hay còn gọi là cuộc hành quân Lam Son 216 để đánh vào vùng thung lũng A Sầu. Theo kế hoạch, 2 lữ đoàn sẽ tấn công dọc từ bắc xuống Nam của thung lũng, lữ đoàn thứ 3 sẽ đóng ở Khe Sanh để bảo vệ căn cứ và làm lực lượng trừ bị. Để hỗ trợ cuộc hành quân, cần thiết lập 1 điểm cao làm trung tâm Tín Hiệu để phối hợp trung tâm tín hiệu liên lạc ở Camp Evans gần bờ biển Huế và các máy bay trong khu vực. Địa điểm được chọn là phía Đông núi Re Lao có độ cao 1.487m và quân Mỹ đặt tên là Đồi Tín Hiệu – Signal Hill 

Lính Mỹ đang chỉ điểm pháo kích sau trận đồi Tín Hiệu núi Re Lao trong chiến tranh Việt Nam - LRRPs after battle of Signal Hill 1968 directing artillery on enemy trucks in the valley in Vietnam war
Lính Mỹ đang chỉ điểm pháo kích sau trận đồi Tín Hiệu núi Re Lao trong chiến tranh Việt Nam – LRRPs after battle of Signal Hill 1968 directing artillery on enemy trucks in the valley in Vietnam war

Để chuẩn bị trận Đồi Tín Hiệu – battle of Signal Hill nhằm thiết lập trung tấm Tín Hiệu Liên Lạc, đòi hỏi phải có lực lượng đổ bộ từ trực thăng bằng cách thả dây, thiết lập trung tâm, có khả năng phòng ngự và giữ vững nó ngoài tầm yểm trợ của pháo. Để thực hiện, chỉ có lực lượng thuộc Đặc Nhiệm Viễn Thám – long-range reconnaissance patrol (LRRP hay còn gọi là Lurp) và đơn vị được chọn là Đại Đội E thuộc tiểu đoàn 52 LRRP thuộc sư đoàn 1 Không Kỵ

Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1968, trung đội 2 do trung úy Joe Dilger chỉ huy với khoảng 30 người với các trang thiết bị liên lạc tập hợp tại trại Evans nằm phía Đông Bắc của Huế. 5 chiếc trực thăng UH-1 được dùng để vận chuyển trung đội này đến đồi Tín Hiệu cách đó 31km. Do không đủ trực thăng nên phải chia làm 2 đợt để vận chuyển cả trung đội. Chuyến bay mất khoảng 20 phút. 

Toán đầu tiên đến được đỉnh đồi Tín Hiệu, khi đang chuẩn bị đáp ở độ cao 30m, không khí loãng khiến 1 trực thăng mất tải trọng và đâm sầm vào ngọn cây khiến, trung sĩ Larry Curtis và binh nhì  Bill Hand nhảy ra khỏi máy bay kịp lúc, 1 người còn lại tron máy bay bị bất tỉnh, trực thăng bắt đầu chảy xăng. Số binh sĩ đáp được xuống nhanh chóng cứu những người mắc kẹt và dập tắt nguy cơ trực thăng bị rơi phát nổ. Sau đó, họ nhanh chóng phát quang đỉnh đồi, thiết lập phòng thủ. Các trực thăng nhanh chóng quay về để chuyển những toán binh sĩ khác đến. Các hoạt động này đã gây chú ý quân Bắc Việt và họ bắt đầu di chuyển về hướng đồi Tín Hiệu

Ngày 20 tháng 4, đỉnh đồi vẫn chưa phát quang xong, trực thăng chưa thể đáp xuống. Binh sĩ bị thương do trực thăng rơi phải dùng thang dây để di tản về. Đến trưa, quân Bắc Việt bắt đầu lên đến đỉnh đồi, nấp vào các bụi cây và bắt đầu bắn vào toán lính Mỹ. Trung úy Dilger trúng đạn vào ngực xuýt mất mạng, những người còn lại không nhìn thấy quân Bắc Việt ở đâu nên ném lựu đạn và bắn vào các nơi nghi ngờ để ngăn chận quân Bắc Việt áp sát. Người bị thương được cầm máu, tiêm morphin giảm đau nhưng cần di tản. Tuy nhiên, lúc này quân Mỹ thiếu hụt trực thăng trầm trọng. 2 lữ đoàn lãnh nhiệm vụ tấn công thung lũng A Sầu đã sử dụng các trực thăng sẵn có nên lúc này không có chiếc nào yểm trợ cho đồi Tín Hiệu

Chiều ngày 20, việc phát quang cơ bản xong. Tổn thất của trận đồi Tín Hiệu khá nặng, 3 lính Mỹ chết : binh nhì Dick Turbitt , binh nhất Bob Noto, trung sĩ William Lambert, 3 bị thương là binh nhất công binh James MacManus, binh nhì Roy Beer và trung úy Dilger. Sáng ngày 21, trực thăng cứu thương đáp xuống và di chuyển thương binh, 1 toán lính 6 người được đưa đến tăng cường. Chỉ huy toán lính Mỹ là đại úy Gooding cảm thấy không thể phát quang toàn bộ các bụi cây để đề phòng bắn tỉa nên cho những toán lính đi tuần chung quanh đỉnh đồi. Khi đang đi tuần, 1 binh sĩ Bắc Việt đột nhiên đứng dậy từ bụi cây và gọi 1 một người đang đi tuần là một binh sĩ người Thượng do nhầm anh này cũng là đồng đội. Khi phát hiện hiện ra nhầm lẫn thì đã muộn, binh sĩ Thượng đã nâng súng bắn chết người lính Bắc Việt

Ngày 21, đỉnh đồi được thiết lập phòng thủ, một khẩu đội pháo được đưa đến yểm trợ. Thêm 1 trực thăng bị rơi là đè chết một binh sĩ phía dưới, 1 binh sĩ bị thương nặng ở ngực, 1 người khác bị đứt lìa bàn chân

Lính Mỹ đã giữ đồi Tín Hiệu suốt hơn 3 tuần, từ đài Tín Hiệu ở đồi này, lính Mỹ đã có thể phối hợp với đài Tín Hiệu ở Camp Evans cùng các máy bay trong vùng, chỉ điểm oanh kích, cứu nạn các phi công bị rơi, … 

Tuy vậy, trong cuộc hành quân Daleware, dù có hàng trăm cuộc oanh tạc, mạng lưới phòng không của quân Bắc Việt vẫn hiệu quả và bắn rơi 1 chiếc C-130, 1 chiếc CH-54 Skycrane, 2 chiếc CH-47 Chinook và ít nhất 20 trực thăng UH-1 chưa kể những chiếc trực thăng bị tai nạn, … Trong chiếc dịch này, quân Mỹ tổn thất 130 chết và 530 bị thương. Thiệt hại quân Giải Phóng là hơn 800 tử trận,1 xe tăng, 70 xe tải, 2 xe ủi đất, 30 súng phun lửa, hàng nghìn khẩu súng trường, súng máy, hàng chục khẩu súng phòng không. Hàng tấn đạn dược, lương thực, thuốc men, …

 

1 Comment
  1. Ernest Chamberlain says

    Signal Hill (Đồi Tín Hiệu) – or Dong Re Lao Hill or HIll 1487 – was 4,878 ft high and located at YD 406035. It was attacked by a US LRRP on 19 April 1968.
    See the map of battles around the DMZ at: https://www.vietnam.ttu.edu/reports/images.php?img=/images/1770/17700128010.pdf .
    Xin trân trọng cảm ơn!

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex