Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P12

0 355

Phần 12 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Tại sao không có một Hiệp Định Geneve thứ hai?

Câu hỏi thứ hai nhiều người đặt ra là vì sao, thay vì chấp nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại, Mỹ không ký một Hiệp Định chia đôi Miền Nam như Hiệp Định Genève hồi 1954? Ít nhất, Miền Nam còn có một biên giới rõ ràng, vẫn hơn là ‘’giải pháp da beo’’ (gọi như vậy vì quân đội Bắc Việt đóng rải rắc khắp nơi như những đốm khoang trên da beo). Nếu chia đôi một lần nữ a, biên giới Miền Nam sẽ nhỏ hẹp hơn nhiều, một phần lớn đã có bờ biển bao bọc nên vấn đề biên phòng tương đối dễ dàng hơn là giữ một biên giới dài gần 700 dậm (1.100 cây số)

Trả lời câu này cũng dễ. Có lần chúng tôi hỏi một Tướng lãnh Hoa Kỳ (nay đã về hưu) tại sao như vậy ? Không cần suy nghĩ, ông ta trả lời ngay: ‘’Ấy chết, Mỹ vào thì có bốn Quân Khu, chiến đấu 10 năm với trên nửa triệu quân, lúc ra đi lại chỉ còn có hai Quân Khu hay sao?’’ Chẳng lẽ giống như Pháp hồi 1954, sau khi bại trận ở Điện Biên Phủ? Ông cho rằng Mỹ sẽ mất mặt nếu phải đi tới giải pháp chia đôi lãnh thổ Miền Nam một lần nữa.

Để có một Hiệp Định: Điều đình trong gian dối.

Thời gian qua nhanh, chẳng mấy lúc lại đã tới bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ. Khi ra ứng cử lần đầu (1968), ông Nixon đã hứa là sẽ giải quyết chiến tranh Việt Nam một cách tốt đẹp và với danh dự (giống như lập trường ông John Kerry về chiến tranh Iraq trong kỳ bầu cử năm 2004). Nếu đến lúc vận động tái cử mà chiến tranh vẫn chưa chấm dứt thì làm sao ăn nói với nhân dân cho được?. Vì không thành công trong việc điều đình với Bắc Việt, Nixon-Kissinger quay sang điều đình với Miền Nam, nhưng là điều đình trong gian dối.

Ngày 17 tháng Tám, 1972, vào lúc sắp có Đại Hội đảng Cộng Hòa ở Miami (22 tháng Tám) để đề cử ứng viên Tổng Thống, phái đoàn Kissinger tới Sài Gòn thảo luận. Màn bi kịch 1968 lại tái diễn. Nhưng lần này thủ lãnh không phải là Johnson mà là Nixon, đạo diễn không phải Bunker mà là Kissinger. Đặc biệt là áp lực từ phía Nixon lại đảo ngược 180 độ, không phải khuyên ông Thiệu chống dối đàm phán mà là nên chấp nhận ngay kết quả của đàm phán. Không phải đừng di Paris mà phải đi Paris ngay để ký kết. Kissinger bắt đầu thuyết phục ông Thiệu với luận điệu rằng Hiệp Định này rất tốt cho Miền Nam vì nó sẽ xoa dịu những chống đối chiến tranh, giúp chính phủ Mỹ tiếp tục yểm trợ Miền Nam.

Thế nhưng, đã có nhiều dấu hiệ u cho thấy sự gian dối của Kissinger, nên ông Thiệu chống đối mạnh mẽ. Đặc biệt là về việc Hoa Kỳ đã thay đổi hẳn lập trường về vấn đề rút quân.

Lại theo đường cũ, ông không chịu chấp nhận bản dự thảo Hiệp Định.

Vài ngày sau khi Đại Hội Cộng Hòa tái đề cử Nixon ra nhiệm kỳ hai, Nixon đã vào thế mạnh hơn. Ông thuyết phục ông Thiệu một cách lâm ly thống thiết:

The White House

Ngày 31 tháng Tám, 1972.

Thưa Tổng Thống,

Bước vào giai đoạn tế nhị hiện nay của cuộc thương thuyết, tôi muốn quả quyết với Ngài một lần nữa, nhân danh bản thân tôi và một cách dứt khoát về nền tảng sắt đá của lập trường Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đã không kiên trì từ bao lâu nay, với sự hy sinh của bao nhiêu mạng sống người Mỹ, để thay đổi lập trường vào mấy tháng chót của năm 1972. Lúc này đây chúng tôi sẽ không làm điều gì mà ba năm r ưỡi trước đây, chúng tôi đã từ chối không làm. Nhân dân Mỹ biết rằng Hoa Kỳ không thể mua được hòa bình hay danh dự, hoặc chuộc lại được những hy sinh của mình với cái giá phải trả là bỏ rơi một Đồng Minh dũng cảm. Điều này tôi không thể làm và sẽ không bao giờ làm…

Nhưng nếu ta muốn thành công trong chặng đường cuối cùng của cuộc hành trình lâu dài này, ta phải hoàn toàn tin nhiệm lẫn nhau…

Trân trọng

Richard Nixon

Tất cả những thư từ ông Nixon viết cho ông Thiệu là do Kissinger soạn thảo. Trong thư này, lời lẽ có vẻ tâm huyết: Bỏ rơi một Đồng Minh là điều mà ‘’tôi không thể làm và sẽ không bao giờ làm’’. Tuy nhiên, ông Thiệu vẫn tin rằng Nixon-Kissinger chỉ muốn có chữ ký của Việt Nam Cộng Hòa vào bản Hiệp Định để Mỹ tháo lui cho đẹp. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, ngày 26 tháng Chín 1972, ông còn cho phía Mỹ biết rằng ông ‘’ sẽ công khai minh xác trước công luận để biện hộ quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa’’. 

Không được! Ông Nixon đang ra tranh cử nhiệm kỳ hai và ngày bầu cử Tổng Thống đã gần kề. Nếu có gì trục trặc về hòa bình là nguy to. Hồi 1968, chính Nixon đã xúi Sài Gòn gây ra trục trặc đó để đánh bại Humphrey. Bây giờ Nixon đã có kinh nghiệm bản thân, đâu để xảy ra như vậy được. Thuyết phục mãi không thành công, cuối cùng Nixon lại dùng đến áp lực. Nhưng để cho áp lực có hiệu quả, trước hết là phải áp đảo tinh thần ông Thiệu: Đảo chánh.

White House

Ngày sáu tháng 10.1972

Thưa Tổng Thống,

 Tôi yêu cầu Ngài áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968…

Trân trọng

Richard Nixon

Biến cố năm 1963 là đảo chánh và ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Còn biến cố 1968 ? Nixon đã nhắc khéo tới sự việc xảy ra sau cuộc bầu cử năm 1968 (ông Thiệu tháu cáy giúp Nixon thắng cử) làm chính phủ Johnson phẫn nộ, định lật đổ ông Trước khi Nixon nhậm chức vào tháng Giêng 1969 (xem Chương I). Hồi đó, Nixon và Kissinger nghe biết, đã cực lực phản đối và cứu được ông Thiệu. Bây giờ lại đến chính họ theo con đường này . Về việc cứu ông Thiệu năm 1969, sau này Kissinger còn tế nhị nhắc tới trong một bức thư ông gửi cho ông Thiệu vào đầu năm 1980: ‘’Giá như ý định của Tổng Thống Nixon và của tôi là phản bội Ngài, thì chúng tôi đã có thể làm như thế hồi đầu năm 1969 rồi’’. 

Trở lại áp lực để ký Hiệp Định Paris, ngày 21 tháng 10.1972, hai chuyên viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là Roger Morris và Tony Lake viết cho Kissinger một phúc trình, trong đó có nói tới các phương cách lật đổ ông Thiệu. Sau này Morris xác nhận: ‘’Tôi bảo Tony rằng hai đứa mình phải cho Henry (Kissinger) hiểu rõ là ta sẵn sàng thanh toán Thiệu’’ 

Đòn phép từ Tòa Bạch Ốc tới Dinh Độc Lập chiến lược của Nixon-Kissinger đối với Việt Nam Cộng Hòa để đòi hỏi phải chấp nhận Hiệp Định được gọi là ‘’cái gậy và củ cà rốt’’. Như người cái trên lưng con lừa, một tay cầm cái gậy và tay kia, củ cà rốt. Nếu lừa không chịu đi, đã có cái roi; nếu ngoan ngoãn đi thẳng thì có củ cà rốt lủng lẳng trực mắt:

White House

Ngày 16 tháng 10.1972

Thưa Tổng Thống,

Riêng đối với tôi thì điều khoản quan trọng nhất của Hiệp Định, ngoài những khía cạnh quân sự của nó, là chính phủ Ngài, quân lực và những định ch ế chính trị của Việt Nam Cộng Hòa sẽ còn nguyên vẹn sau khi cuộc ngưng bắn được tôn trọng. Trong thời kỳ tiếp theo sau đình chiến, Ngài có thể hoàn toàn an tâm là chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Chính phủ của Ngài sự yểm trợ đầy đủ nhất, kể cả viện trợ kinh tế và bất cứ viện trợ quân sự nào phù hợp với những điều khoản đình chiến của Hiệp Định này.

  • định của chúng tôi là quyết tâm tôn trọng những điều khoản trong Hiệp Định và những thỏa thuận ký kết với Hà Nội, và tôi biết đó cũng là thái độ của chính phủ Ngài. Chúng tôi đòi phải có đi có lại, và đã cảnh giác cho cả họ lẫn các Đồng Minh chủ chốt của họ biết rõ như thế. Tôi xin cam kết với Ngài rằng bất cứ một sự bội tín nào về phía họ cũng sẽ bị chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có những hậu quả trầm trọng nhất.

Trân trọng Richard Nixon

Ký thư xong, Nixon lại còn viết tay thêm:

‘’Tiến Sĩ Kissinger, Tướng Haig và tôi đã bàn bạc rất kỹ về đề nghị (hòa bình) này. Tôi tin chắc ràng đó là giải pháp tốt nhất chúng ta có thể đạt được, và cũng là giải pháp đáp ứng được điều kiện tuyệt đối của tôi, là Việt Nam Cộng Hòa phải được tồn tại là một quốc gia tự do…’’ (ký tắt) RN.

Độc giả lưu ý là ở đoạn này, chính Tổng Thống Nixon đã gạch chân dưới chữ tuyệt đối.

Đó là củ cà rốt trong thông điệp do chính Kissinger mang sang Sài Gòn đưa cho ông Thiệu. Những cuộc tranh luận giữa hai bên tại Dinh Độc Lập lúc đó đã diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Phía Việt Nam Cộng Hòa nhất định không chấp nhận bản dự thảo Hiệp Định.

Hết Phần 12 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P11

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P13

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex