Máy bay ném bom B-52 trong chiến tranh Việt Nam – B52 Stratofortress in Vietnam war
Máy bay ném bom B-52 Stratofortress còn được gọi là pháo đài bay B52 được xem như là biểu tượng của vũ khí hủy diệt khủng khiếp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – B-52 Stratofortress in Vietnam war
Không lực Mỹ US Airfoce đưa máy bay B-52 vào phục vụ lần đầu vào năm 1955 trong các đơn vị máy bay ném bom chiến lược tầm xa – Strategic Air Command (SAC). Đây là loại máy bay ném bom hạng nặng tầm xa có thể mang nhiều bom tấn công với chiến thuật ném bom rải thảm, có sức hủy diệt khủng khiếp trên diện rộng
Trong chiến tranh Việt Nam, pháo đài bay B-52 – B-52 Stratofortress in Vietnam war ném bom lần đầu vào ngày 18 tháng 6 năm 1965 tại Bến Cát phía Tây Bắc Sài Gòn nhằm tiêu diệt căn cứ du kích nơi đây. Thường thì pháo đài bay B-52 ít khi bay đơn lẻ mà kết hợp thành đội hình 3 chiếc. Mỗi đợt ném bom như thế có sức hủy diệt toàn bộ trong phạm vi hình hộp với diện tích 1kmx2.5km. Với trung bình quả bom 250Kg thì có 130 quả bom trên 1km2. Quả này cách quả kia 80m. Sức nổ sẽ phá hủy mọi thứ. Máy bay B-52 thường bay cao ở độ cao 9.000 – 12.000m. Ở độ cao này, những người bên dưới mục tiêu thường không thể nhìn thấy hay nghe thấy tiếng máy bay mà chỉ phát hiện khi loạt bom đầu tiên phát nổ. Do tính bất ngờ nên rất khó phòng tránh và cũng rất khó thoát khỏi phạm vị oanh tạc ghê gớm của B-52
Những chiếc máy bay B-52 ném bom trên lãnh thổ Việt Nam là B-52F. Tháng 12 năm 1965, Mỹ tiến hành đợt nâng cấp Big Belly, nâng cấp toàn bộ máy bay B-52D để có thể hoạt động ở điều kiện khí hậu Đông Nam Á và có thể mang theo bom quy ước nhiều hơn với trung bình 108 trái bom với 27.212Kg bom so với 17 tấn bom của B-52F
Các máy bay B-52 thường không xuất phát từ căn cứ ở Việt Nam do điều kiện đường băng và tiếp liệu không đảm bảo cho máy bay B-52 hoạt động. Thoạt đầu, máy bay B-52 Mỹ xuất kích từ căn cứ Kadena AFB ở Okinawa, nhưng cách Việt Nam quá xa nên không hiệu quả. Sau này, B-52 chủ yếu là từ căn cứ đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương, từ căn cứ Utapao trên đất Thái Lan để tiến hành không kích trên lãnh thổ Việt Nam
Có 3 đợt Mỹ huy động máy bay ném bom B-52 dữ dội nhất : đó là lần ném bom yểm trợ trong chiến dịch Niagara – Operation Niagara nhằm yểm trợ cho mặt trận Khe Sanh năm 1968, yểm trợ mặt trận An Lộc năm và chiến trường Gia Lai trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1972
Chiến dịch Niagara – Operation Niagara
Đây là chiến dịch tiến hành từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1968 nhằm yểm trợ cho lực lược Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đóng ở căn cứ Khe Sanh đang bị quân Giải Phóng bao vây.
Từ cuối năm 1967, các tin tình báo cho biết, các sư đoàn 325C, 304th, 320th, và 1 trung đoàn của sư đoàn 324th quân Giải Phóng Việt Nam đang tập hợp quanh căn cứ Khe Sanh nhằm bao vây tiêu diệt căn cứ này với mục đích tạo 1 trận Điện Biên Phủ thứ 2 và nhằm kềm chân quân Mỹ để hỗ trợ cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam là William C. Westmoreland lại muốn dùng cơ hội này để tiêu diệt quân chủ lực của quân Giải Phóng Việt Nam, ông đã cùng thiếu tướng William W. Momyer – Chỉ Huy Trưởng của Không Lực 7th vạch sẵn chiến dịch Niagara là chiến thuật dùng không quân Mỹ yểm trợ tầm gần vào những tọa độ đã định trước, trong đó là vũ khí chủ yếu là những trận ném bom của máy bay B-52
Ngày 21 tháng 1 năm 1968, quân Giải Phóng pháo kích dữ dội căn cứ Khe Sanh, quân Mỹ ở khởi động chiến dịch Niagara, trung bình cứ cách 2 giờ, 3 chiếc máy bay ném bom B52 đến dội bom xung quanh căn cứ xen kẽ là những lần ném bom của những máy bay yểm trợ khác. Các chuyến ném bom được sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ không kích trực tiếp của Thủy Quân Lục Chiến – Marine Direct Air Support Center (DASC) đóng ở căn cứ và từ những chiếc máy bay điều phối không quân forward air control (FAC) đang hoạt động gần căn cứ kết hợp với Radar từ trạm Radar TPQ-10 đóng ở căn cứ và từ trạm Radar Air Force Combat Skyspot MSQ-77 đóng ở gần đó. Hệ thống không lưu Loran sẽ hướng dẫn máy bay đến ném bom đúng mục tiêu trong bất kể điều kiện thời tiết lẫn trong đêm tối
Thoạt đầu, các cuộc ném bom của B-52 bị thiếu tá chỉ huy trưởng căn cứ là David Lownds giới hạn cách 3.5km từ hàng rào phòng ngự. Quân giải phóng đã áp dụng chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh” nhằm áp sát căn cứ để tránh không kích. Về sau, thiếu tướng William W. Momyer – Chỉ Huy Trưởng của Không Lực 7th đã áp dụng chiến thuận mới, cho phép máy bay B-52 ném bom chỉ còn cách căn cứ 800m. Sau trận Khe Sanh, một chiến sĩ quân Giải Phóng cho biết, trung đoàn của anh bị tổn thất hơn 3/4 chỉ trong 1 trận ném bom của máy bay ném bom B-52
Trong suốt chiến dịch, không quân Mỹ đã tiến hành 9.691 phi vụ, ném xuống 14.223 tấn bom, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành 7.098 phi vụ, ném xuống 17.015 tấn bom pháo các loại. Hải quân Mỹ tiến hành 5.337 phi vụ, ném xuống 7.941 tấn bom
Mùa hè đỏ lửa năm 1972
Trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, mặt trận An Lộc bị miền Đông Nam Bộ bị quân Giải Phóng Việt Nam tấn công dữ dội và bao vây. Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay B-52 để yểm trợ với hơn 268 phi vụ chưa kể 12.115 phi vụ của các máy bay khác và chỉ trong ngày 11 tháng 4, có đến 27 chiếc B-52 đến dội hơn 800 tấn bom vào khu vực quân Giải Phóng. Ngày 11-12 tháng 5, quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch ném bom Ánh Hồ Quang – Arc Light. Trong suốt 30 giờ liên tục, cứ cách trung bình 55 phút lại có 1 đợt ném bom B52 để yểm trợ quân phòng thủ Việt Nam Cộng Hòa. Các đợt ném bom dữ dội của B-52 đã gây nhiều thiệt hại cho quân Giải Phóng, giúp quân đội VNCH có thể giữ được An Lộc. Trung tướng Trần Văn Trà sau trận An Lộc đã nhận xét :
“Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu nhiều bất lợi: hành quân gấp; vũ khí, đạn dược thiếu thốn; công tác tiếp vận kém. Địch có hỏa lực áp đảo do Hoa Kỳ hỗ trợ, đặc biệt là máy bay ném bom B-52. Quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này, đồng thời cũng nhận ra sự yếu kém của địch nếu không có sự yểm trợ từ hỏa lực của Hoa Kỳ”
Trong chiến dịch Kontum, chỉ riêng lúc 5h sáng ngày 14 tháng 5 năm 1972. không quân Mỹ đã tiến hành 25 box B-52 thả hơn 3.000 quả bom đủ các loại vào đội hình của Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Diện tích rải thảm của 25 box B-52 là 75 km2.
Trong các cố vấn Mỹ hỗ trợ quân Việt Nam Cộng Hòa ở chiến dịch Kontum, cố vấn John Paul Vann là người đánh giá rất cao vai trò của máy bay ném bom B-52 và thường ưa dùng chúng đến nổi có biệt danh là “Ngài B-52”. Vann cũng có uy tín đối với Bộ Chỉ Huy Mỹ đặc biệt là với Ðại tướng Abrams nên luôn được ưu tiên sử dụng những đợt xuất kích của máy bay ném bom B-52. Trong ngày 28 tháng 5 này, Paul Vann cũng đã được Ðại tướng Abrams cấp hết 25 Box B-52 cho mặt trận Kontum. Sau trận đánh, phía Mỹ đánh giá : “Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến quân Giải Phóng đã thất bại ở trận Kontum là do những đợt ném bom của máy bay ném bom B-52, nhưng quân Giải Phóng đã cố gắng né tránh bằng cách lẩn trốn vào rừng sâu và tấn công ban đêm”
Trong chiến dịch Kontum, các đợt ném bom của máy bay ném bom B-52 gần đến nổi cố vấn Mỹ McKenna đã phải thốt lên : “những quả bom gần đến nỗi tưởng như chúng đến từ trung tâm quả đất, hơi nóng giống như nồi nước sôi của trái đất đang nổ tung”
Trong chiến dịch sấm rền tấn công ném bom miền Bắc hoặc trong đợt ném bom Giáng Sinh năm 1972, thường thì máy bay ném bom B-52 khi xuất kích sẽ có 1 số máy bay khác đi kèm nhằm nhiệm vụ gây nhiễu, chống lại máy bay tiêm kích MIG-19 , MIG-21 của không quân Việt Nam. Tuy trên máy bay B-52 đã có sẵn 9-15 máy gây nhiễu chủ động do người sĩ quan điện tử thường có quân hàm cao nhất trong nhóm 6 phi công và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của máy bay. Máy chủ động gây nhiễu nhằm thu sóng Radar của đối phương và tạo luồng sóng trùng tần số để nhằm gây nhiễu màn hình Radar phòng không của đối phương. Ngoài ra đi kèm B-52 còn có những máy bay gây nhiễu thụ động EB-66 đi kèm rải những đám mây là những tờ giấy kim loại nhỏ khiến trên màn hình Radar phòng không xuất hiện những chấm trắng li ti, che lấp mục tiêu thực. Bên cạnh đó còn có máy bay ném bom cường kích F-105D mang tên lửa chống Radar Shrike, máy bay tiêm kích F-4 bảo vệ chung quanh
Tuy nhiên, các máy bay ném bom B-52 đã gặp lưới phòng không dày đặc với tên lửa SAM-2 và máy bay tiêm kích của quân Giải Phóng Việt Nam được Liên Xô viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật và với sự sáng tạo, dũng cảm, .. kết quả là phía quân Giải Phóng công bố bắn rơi 34 chiếc B-52 trong khi Mỹ thừa nhận rơi 16 chiếc tạo lợi thế cho cuộc đàm phán Hiệp Định Paris năm 1973 buộc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam
Theo công bố phía Mỹ, từ tháng 6 năm 1965 – đến tháng 8 năm 1973, Mỹ mất 29 máy bay B-52 các loại, trong đó 17 chiếc do hỏa lực phòng không và 12 chiếc do hư hỏng trong sử dụng
Do sức ném bom và hủy diệt khủng khiếp như thế, đã tạo ra sự sợ hãi tâm lý cao độ với những người từng trả qua những trận bom B-52. Đặc biệt là khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, nơi tuyến đầu của đường mòn Hồ Chí Minh, do địa hình phức tạp nên quân Giải Phóng Việt Nam không thể bố trí những dàn phòng không hiệu quả và tên “B-52” với những trận ném bom rải thảm thời đó tượng trưng cho sự chết chóc, hủy diệt cao độ và đến nay, đối với Việt Nam, “máy bay ném bom B-52” luôn là biểu tượng của tội ác chiến tranh và là vũ khí hủy diệt ghê rợn nhất của lính Mỹ
B-52 is always the awful weapon !