Trận Tết Mậu Thân 1968 và phỏng vấn tướng Frederick C. Weyand
Trong trận Tết Mậu Thân 1968, tướng Frederick Calrton Weyand lúc này là chỉ huy lực lượng dã chiến số 2 chịu trách nhiệm về việc bảo vệ vùng III chiến thuật gồm 11 tỉnh chung quanh Sài Gòn
Bài phỏng vấn sau do đại tá Harry G. Summers thực hiện vào năm 1988 đã phỏng vấn tướng Frederick C. Weyand về trận Tết Mậu Thân 1968 và các diễn biến chung quanh trận đánh này
Đại tá Harry G. Summers : Trong trận Tết Mậu Thân 1968, ông lúc này là chỉ huy lực lượng dã chiến số 2 và được xem như là người đã có công làm thất bại âm mưu của quân GP trong việc chiếm Sài Gòn, ông đã được cảnh báo về cuộc tấn công này ?
Tướng Frederick C. Weyand : Không hề có có cảnh báo gì cả. Nhưng chúng tôi biết có điều gì đó sắp diễn ra, lực lượng tình báo của Mỹ trong thời gian này không đủ chất lượng để dự đoán chính xác rằng quân GP sắp chuẩn bị điều gì. Từng là một sĩ quan tình báo nên tôi thừa nhận, lực lượng tình báo yếu kém là một khuyết điểm to lớn trong cuộc chiến Việt Nam. Dù gì thì tình báo của Mỹ đã xâm nhập được điện đài của quân Giải Phóng và biết được họ đang di chuyển lực lượng về Sài Gòn và tôi đã cho dừng cuộc hành quân cấp sư đoàn ở phía Bắc vùng III Chiến Thuật khoảng 180km hướng Bắc Sài Gòn và điều đó thực sự là điều may mắn. Nếu quân đội vẫn di chuyển lên phía Bắc như cũ , quân Giải Phóng đã thực sự thành công ở Sài Gòn
Đại tá Summers : Và ông còn có những hành động nào khác ?
Tướng Frederick Calrton Weyand : Dựa theo tin tức tình báo, tôi đã cho bố trí lại vị trí một số đơn vị để ngăn chận những tuyến đường vào Sài Gòn. Mặc dù toàn bộ lực lượng dã chiến số 2 đã được báo động vài giờ trước cuộc tấn công. Tuy nhiên, tin tức tình báo không xác định được chính xác nơi họ sẽ tấn công. Chúng tôi thực sự không biết họ sẽ tấn công Tòa Đại Sứ Quán Mỹ ngay giữa thủ đô Sài Gòn. Mặc dù có vài hình ảnh gây chấn động về cuộc tấn công, nhưng theo quan điểm quân đội của tôi, họ đã không làm tốt được hoàn toàn. Chiếm và giữ là 2 vấn đề khác nhau. Họ đã không giữ được và đã bị đẩy lùi nhanh chóng với những tổn thất lớn. Và như sau này họ thừa nhận, quân GP miền Nam đã bị tổn thất lớn và từ năm 1968-1975, cuộc chiến chỉ còn là của lực lượng chính quy Miền Bắc đưa vào
Đại tá Summers : Quân Giải Phóng đã thất bại như thế nào ?
Tướng Frederick Weyand : Tôi nghĩ quân Giải Phóng đã phạm 2 sai lầm : thứ nhất, họ tấn công rộng khắp và do đó đã phân tán lực lượng và do đó bị đánh lui dễ dàng. Thứ hai, quan trọng nhất là họ tin rằng bằng việc tuyên truyền, sẽ có cuộc tổng nổi dậy và dân chúng Miền Nam sẽ theo họ. Và thực sự đã có cuộc tổng nổi dậy nhưng là để chống họ chứ không phải theo họ. Phần lớn người dân miền Nam chẳng có làm gì với họ. Lưu ý rằng, cũng chẳng có cuộc đào ngũ lớn nào trong quân đội VNCH nhưng sau trận Tết Mậu Thân 1968 , có đến 150.000 người đã bỏ quân GP và theo về hàng ngũ chúng tôi
Đại tá Summers : Nhưng những điều này khác hẳn hoàn toàn với tin tức báo cáo trên truyền thông, đặc biệt là trên kênh Tuyền Hình khi mô tả rằng đây là một thất bại thực sự. Tổng thống Lyndon Johnson sau khi nghe Giám Đốc đài CBS News chống lại cuộc chiến đã quyết định không ra tái tranh cử
Tướng Weyand : Tôi có thể hiểu được những báo cáo đó. Trận Tết Mậu Thân 1968 thực sự là 1 cú sốc lớn, nhưng trận Bulge năm 1944 cũng là một cú sốc khủng khiếp. Trận Mậu Thân 1968 giống như là cú đánh để hy vọng giành chiến thắng chung cuộc trong một đòn duy nhất. Những điều đó khiến cho một số người thoạt đầu đã cho rằng quân đội đã co rúm lại và toàn bộ đầu hàng. Nhưng sau đó, sự thật vẫn được phơi bày
Đại tá Summers : Không giống như trân Bulge 1944, Trận Tết Mậu Thân 1968 có thể được xem như là một sự mạo hiểm chấp nhận được. Sau đó vài tác phẩm đã liệt kê một số điều trái ngược. Như Peter Braestrup – trưởng văn phòng của tờ The Washington Post ở Sài Gòn đã thông tin trong quyển sách : “Câu chuyện lớn : Báo chí và Đài Truyền Hình Mỹ đã báo cáo và tác động đến trận Tết Mậu Thân 1968 như thế nào ?. Hoặc như ký giả chiến trường Don Oberdorfer đã viết : Tết – Khúc ngoặc của cuộc chiến ở Việt Nam hoặc như ký giả chiến trường Stanley Karnow đã viết Tết : Một lịch sử , đã viết về Việt Cộng bị tổn thất nặng như thế nào”
Tướng Weyand : Đúng thế. Nhưng không may là những sách này được viết sau Trận Tết Mậu Thân 1968 quá lâu. Tôi tin rằng tự do báo chí là một điều cần thiết trong một nền dân chủ. Tôi cũng chưa từng nghĩ rằng báo chí truyền thông đã khiến Mỹ thua cuộc ở cuộc chiến Việt Nam. Tôi nghĩ phần lớn phóng viên chiến trường ở Việt Nam đều có khả năng và chuyên nghiệp và những báo cáo về trận đánh Tết Mậu Thân 1968 là ví dụ cho thấy Truyền thông ảnh hưởng đến ý kiến của dân chúng như thế nào và chúng cần đúng với sự thật câu chuyện. Dân chúng đáng được hưởng như thế
Trích lược phỏng vấn của đại tá Harry G. Summers và được xuất bản trong tạp chí Viet Nam Magazine năm 1988