Súng máy DSHK 12,7mm Degtyarov – Shpagin trong chiến tranh Việt Nam
Súng máy DSHK 12,7mm Degtyarov – Shpagin còn gọi là đại liên DSHK 12.7mm 1938 Dushka là vũ khí hạng nặng rất uy lực được quân Giải Phóng sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam
Súng máy DSHK 12,7mm được Liên Xô sản xuất vào năm 1938 là vũ khí có uy lực rất lớn, có khả năng chống máy bay, xe tăng bọc thép nhẹ, … Súng hoạt động theo cơ chế làm mát bằng không khí, được cấp đạn từ dây đạn 50 viên. Dây đạn được thiết kế theo cơ chế cứ 3-5 viên thì có 1 viên đạn lửa vạch đường để xác định đường đạn trong đêm tối. Tuy nhiên, đây đôi khi cũng khiến vị trí súng dễ bị phát hiện
Súng được gắn trên 1 bánh xe để dễ di chuyển trong chiến đấu hoặc gắn trên 1 giá 3 chân để chống máy bay tầm thấp hoặc trực thăng cũng như tăng cường hỏa lực cho bộ binh
Trong chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 1945-1950, Trung Quốc viện trợ súng máy DSHK 12.7mm còn khá ít nên là vũ khí cấp tiểu đoàn đến trung đoàn và mỗi đơn vị chỉ có 2-3 khẩu súng. Nhưng càng về sau, Trung Quốc và Liên Xô viện trợ ngày càng nhiều những khẩu súng 12 ly 7 lợi hại này. Đến đầu những năm 1954, Việt Nam đã có hỏa lực phòng không đáng kể với 8 tiểu đoàn phòng không gồm 500 súng máy 12,7mm phòng không và 6 tiểu đoàn pháo cao xạ 61-K 37mm
Trong trận đánh Điện Biên Phủ, Quân Giải Phóng Việt Nam đã sử dụng chiến thuật hỏa lực phòng không nhiều tầng, kết hợp giữa súng máy 12.7mm tầm thấp và pháo cao xạ 37mm và pháo phòng không 57mm tầm cao khống chế toàn bộ bầu trời trên căn cứ Điện Biên Phủ góp phần làm tê liệt đường không khiến Pháp thất bại ở trận đánh này
Đến giai đoạn 1954-1975, mỗi tiểu đoàn đã có 3-4 khẩu súng máy DSHK 12,7mm và từ năm 1972, mỗi tiểu đoàn đã có 5-7 khẩu và ngay cả du kích địa phương cũng đã có những đại đội súng máy DSHK 12,7mm và ZPU-1 14,5 mm để mục đích phòng không tạo. Điển hình là tiểu đoàn 175 thuộc Trung đoàn cao xạ 252 (Sư đoàn phòng không 363 – Hải Phòng), trong biên chế có một đại đội 12 khẩu súng máy và 2 đại đội 18 khẩu ZPU-2, ZPU-4 tạo nên rừng cao xạ phòng thủ đặc biệt là trên bầu trời Hà Nội và dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và đánh trả ác liệt các đợt không kích của không quân Mỹ. Trong trận đánh Khe Sanh 1968, lưới phòng không đã khống chế sân bay Khe Sanh và các ngọn đồi phòng thủ chung quanh khiến Mỹ phải đau đầu và vạch các kế hoạch tiếp tế. Trong đó ưu tiên là áp chế hệ thống pháo cao xạ và các khẩu súng máy DSHK 12.7mm chung quanh và chiến dịch tiếp tế mang tên Chiến Dịch Đàn Ngỗng – Operation Gaggle . Đến năm 1971 trong trận đánh Hạ Lào 1971 còn gọi là cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, quân VNCH lẫn không quân Mỹ đã bị lưới phòng không cao xạ dày đặc bắn hỏng và bắn rơi rất nhiều trực thăng khiến quân Mỹ lẫn VNCH phải thốt lên : “Hạ Lào không phải khu vườn hoa”
Thông số kỹ thuật súng máy 12 ly 7:
- Cỡ nòng 12.7mm
- Cỡ đạn : 12.7×108 nòng
- Trọng lượng : 34Kg khi chưa có đạn và giá đỡ
- Chiều dài : 1.625m
- Chiều dài nòng súng: 1.07mm
- Dây đạn : 50 viên
- Tốc độ bắn : 600 phát / phút
- Tầm bắn cao nhất : 2.00m
- Tầm bắn cao hiệu quả : 1.000m