Súng chống tăng B41 trong chiến tranh Việt Nam
Súng chống tăng B41 thực chất là súng không giật chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất và là phiên bản sau của súng B40, được dùng rất phổ biến trong chiến tranh Việt Nam
Súng RPG-7 theo viết tắt và dịch theo tiếng Nga là “súng phóng lựu chống tăng xách tay”, nhưng theo 1 số tài liệt thì viết tắt và dịch là “súng phóng lựu chống tăng phản lực” và được phát triển vào những năm 1959 và đến tận ngày nay, súng cũng còn được sử dụng cực nhiều trên thế giới và trở thành một trong những súng chống tăng thành công nhất và phổ biến nhất. Súng B40 dùng kỹ thuật tên lửa không nhiều, nhưng súng B41 thì kỹ thuật này mới đóng vai trò lớn trong đẩy đạn. Sau khi ra khỏi nòng 11 mét, động cơ tên lửa hoạt động, đẩy đạn của súng chống tăng B41 lên đến vận tốc 295 m/s. Đến 900 mét, đạn tự hủy bằng ngòi cháy chậm, nếu ngòi này không làm việc, đạn bay đến 1100 mét. Động cơ tên lửa khởi động chậm tránh xạ thủ dính vào luồng phụt phía sau, nâng cao tính an toàn cho người bắn. Những năm sau này, súng RPG-7 được cải tiến với nhiều loại đạn khác nhau giúp bắn cháy cả những xe tăng hiện đại như xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khi tham chiến ở Iraq cũng bị súng RPG-7 bắn cháy rất nhiều.
Trong chiến tranh Việt Nam, khi được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, súng được đặt tên là súng B41 vì là phiên bản sau của súng B40 và cũng cùng cỡ nòng 40mm. Trong thời kỳ này, các xe tăng Mỹ như xe tăng M41 Bulldog, xe tăng M48 Patton chưa có giáp chống đạn nổ ERA nên đều bị B41 dễ dàng xuyên thủng. Trong trận đánh Hạ Lào năm 1971, lực lượng xe tăng của quân VNCH bị súng chống tăng B40 và đặc biệt là súng chống tăng B41 tiêu diệt với số lượng lớn. Ngoài tác dụng chống tăng, súng B41 còn là vũ khí nhằm để tiêu diệt các xe tải, công sự chiến đấu, ụ súng, … Và đây cũng là vũ khí cối lõi trong việc đánh bại chiến thuật Thiết Xa Vận của quân đội Việt Nam Cộng Hòa
Cải tiến lớn nhất của súng chống tăng B41 so với súng B40 là luồng nhiệt phụt phía sau giảm rất nhiều . Do đó, khả năng tác chiến trong không gian hẹp hơn hiệu quả hơn hẳn so với súng B40
Đối với các công sự phòng thủ, do đạn súng B41 sử dụng ngòi nổ điện nên có xác suất diệt mục tiêu cao, không phụ thuộc vào các điều kiện dễ gặp như lưới B40, bao cát, rất ít phụ thuộc vào góc chạm. Nên lưới B40 chỉ hiệu quả với đạn B40 mà không hiệu quả với đạn B41
Một số sách thường nói, quân Giải Phóng thường dùng súng B41 để bắn rơi trực thăng đang bay. Nhưng thực chất đạn súng B41 chỉ đi trúng đích với độ lệch ít trong khoảng cách 100m. Ngoài 100m, đạn bị lệch gió rất nhiều. Do đó, rất khó bắn trúng trực thăng đang bay ngoại trừ trường hợp trực thăng đang bay thấp và bay chậm
Sau chiến tranh, quân Giải Phóng Việt Nam vẫn còn lượng rất lớn súng B40 cũng như súng B41 và súng này tiếp tục được Việt Nam cải tiến và nâng cấp và hiện giờ cũng là một trong những vũ khí chống tăng chủ lực của Việt Nam
Thông số kỹ thuật của súng chống tăng B41:
- Chiều dài súng : 950mm
- Cỡ nòng : 40mm
- Cỡ đầu đạn : 80mm
- Chiều dài đạn : 670mm
- Trọng lượng súng kèm đạn : 7Kg
- Tầm bắn hiệu quả : 200m
- Tốc độ bắn : 6 phát / phút