Trận Hắc Dịch – Battle of Hat Dich 1969 trong chiến tranh Việt Nam
Trận Hắc Dịch 1969 – Battle of Hat Dich 1969 diễn ra ngày 3 tháng 12 năm 1968 – 19 tháng 2 năm 1969 là gồm chuỗi những trận đánh nhỏ của lực lượng New Zealand và Úc – Australia với quân Bắc Việt và quân Giải Phóng ở mật khu Hắc Dịch tỉnh Phước Tuy nay là Bà Rịa Vũng Tàu trong chiến tranh Việt Nam
Mật khu Hắc Dịch còn gọi là mật khu Hác Dịch hay Hát Dịch do quân Giải Phóng thành lập đầu những năm 1960 với hệ thống địa đào chằn chịt ẩn trong khu rừng già, có đường giao thông hào và các ụ chiến đấu, cách giao thông hào từ 100 – 200m có các loại hầm chống chông được ngụy trang kín đáo để ngăn chặn địch càn quét từ ngoài vào. Các đường giao thông hào nơi có ụ chiến đấu có lối đi thông xuống địa đạo khi cần thiết.
Bối cảnh của trận Hắc Dịch
Sau Chiến Dịch Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968, dân chúng Úc – Australia bắt đầu nêu nhiều ý kiến về việc lính Úc tham chiến ở Việt Nam do lo ngại sự quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì quân sự ở khu vực Đông Nam Á. Chính Phủ Úc là thủ tướng John Gorton tuyên bố vẫn duy trì lực lượng quân đội Úc ở Việt Nam trong quy mô 8.000 người và phần lớn thuộc lực lượng đặc nhiệm số 1 Úc – 1st Australian Task Force (1 ATF) triển khai ở tỉnh Phước Tuy . Trong thời gian tháng 5 – tháng 6 năm 1968. Lực lượng Úc đóng ở Lai Khê để tham gia cuộc hành quân Toàn Thắng I tổ chức ở đây.
Ngày 10 tháng 6 năm 1968, tướng Creighton Abrams thay tướng William Westmoreland làm tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, quân Úc rút về lại tỉnh Phước Tuy, trong 18 tháng qua, quân Úc thiệt hại 228 người chết và 1.200 người bị thương
Giữa năm 1968, 1 lượng lớn quân Bắc Việt và quân Giải Phóng khoảng 70 tiểu đoàn bắt đầu xâm nhập từ vùng Campuchia về hướng Đông Bắc Sài Gòn với mục tiêu là Long Bình, Biên Hòa, Bearcat Base và Sài Gòn. Chỉ huy trưởng của lực lượng Dã Chiến Mỹ khu vực 2 – II Field Force Vietnam (IIFFV) là chuẩn tướng Sandy Pearson quyết định chuẩn bị kế hoạc hành quân mang tên chiến dịch Toàn Thắng 2 ở khu vực Phước Tuy, Biên Hòa and Long Khánh. Cuối tháng 12 năm 1968, quân Úc triển khai lùng sục mang tên chiến dịch Goodwood – Operation Goodwood ở khu vực hành quân tên AO Townsville – Area operation Townsville nằm giữa Biên Hòa và Núi Đất với tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn Hoàng Gia Úc – 1 RAR do trung tá Phillip Bennett chỉ huy cùng các đơn vị xe tăng, pháo binh. Sau đó được tăng cường thêm tiểu đoàn 4 RAR/NZ (ANZAC) Úc / New Zealand và tiểu đoàn 9 RAR. Các đơn vị này còn được sự yểm trợ của các đơn vị viễn chinh Hoàng Gia Thái Lan cùng các đơn vị của Mỹ
Trong khu vực AO Townsville là các đơn vị bao gồm trung đoàn 274 quân Giải Phóng, trung đoàn 74 pháo binh Bắc Việt, tiểu đoàn công binh D67, trung đoàn Thủ Đức, tiểu đoàn D1,D2,D6 đặc công, tiểu đoàn D440, 445 cơ động tỉnh. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Khu 7
Diễn biến trận Hắc Dịch
Ngày 3 tháng 12 năm 1968, bộ chỉ huy lực lượng đặc nhiệm số 1 Úc – 1st Australian Task Force (1 ATF) được chuyển đến căn cứ FSB Julia. Tiểu đoàn 1RAR được vận chuyển bằng thiết đoàn A trung đoàn 3 thiết kỵ cùng thiết đoàn C trung đoàn 1 thiết giáp đến căn cứ FSB Dyke cách Hắc Dịch 6km về hướng Tây. Cuộc triển khai hoàn tất lúc 11:00.
Với sự đề phòng cao độ, đại đội với sự hộ tống của 2 chi đoàn xe tăng tiến vào vùng lùng sục mang tên AO Wondai, phía sau là 2 đại đội B và C . Các đơn vị viễn chinh Hoàng Gia Thái Lan cũng bắt đầu tiến hành lục soát ở khu vực phía Bắc mang tên AO Banglane. Các đơn vị pháo binh Mỹ cũng đã chuyển đến căn cứ FSB Chestnut ở phía Nam Biên Hòa để có thể bắn yểm trợ trực tiếp khi cần
Ngày 4 tháng 12, các cuộc đụng trận lẻ tẻ bắt đầu diễn ra, lính Úc phát hiện 1 kho gạo. Lúc 13:47, trung đội 9 thuộc đại đội C phát hiện 1 doanh trại và hệ thống công sự, quân Giải Phóng đã rút lui trước đó. Đại đội C đã gọi máy bay đến ném bom Napalm phá hủy toàn khu vực và rút lui trước khi chiều tối.
Ngày 5 tháng 12, quân Úc lại tiến vào với xe tăng tiếp tục lùng sục khu trại, lính Úc dùng pháo xe tăng bắn hủy các công sự, bongke còn sót lại. Sau khi tiến quân, đại đội C lại phát hiện thêm 1 khu doanh trại khá và quân Giải Phóng cũng đã rút lui trước đó, chỉ để lại 1 số đơn vị nhỏ làm nhiệm vụ cầm chân. Đại đội C bỏ qua doanh trại này để tiếp tục đuổi theo
Lúc này, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 12 bộ binh được đưa vào vùng mang tên AO Kilcoy và quân Giải Phóng đã chống trả quyết liệt. Trung tá Phillip Bennett đã cử 2 đội mang súng phun lửa đến yểm trợ quân Mỹ.
Ngày 6 đến ngày 10, ở khu vực hành quân Wondai, quân Úc phát hiện nhiều kho tàng chứa lương thực, vũ khí, … nhưng rất ít đụng trận. Quân Giải Phóng đã rút về hướng Bắc. Các đơn vị Úc được sự yểm trợ của xe tăng Centurion và xe thiết giáp chở quân vẫn tiếp tục đuổi theo. Lượng lớn gạo và vũ khí tìm được cho thấy quân Giải Phóng đã đặt căn cứ ở khu Hắc Dịch nơi đây với số lượng quân rất lớn và đang tiếp tục mở rộng hệ thống tiếp tế.
Lúc này, lữ đoàn 2 Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa được thả xuống AO Moose cách căn cứ FSB Julia 20km hướng Đông Bắc. 2 chi đoàn thuộc thiết đoàn 3 trung đoàn 11 thiết kỵ ACR của lữ đoàn 190 khinh binh Mỹ đang hoạt động ở phía Đông thuộc khu vực AO Sherman . Tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 12 bộ binh được đưa vào vùng mang tên AO Kilcoy ở phía Tây . Toàn bộ đều rất ít chạm trán với quân Giải Phóng
Mở rộng trận Hắc Dịch ngày 11-18 tháng 12 năm 1968
Do quân Úc phát hiện lượng lớn kho tàng và hệ thống tiếp tế, tướng Pearson quyết định mở rộng khu vực hành quân AO Townsville. Khu vực hành quân AO Kilcoy ở Long Khánh được mở ra hướng quốc lộ 51 và cặp theo sông Thị Vải chạy dài đến Chiến khu Rừng Sác. Tiểu đoàn 4 RAR/NZ New Zeanland đã thiết lập căn cứ hỏa lực SB Sandpiper
Thiết đoàn 3 trung đoàn 11 thiết kỵ ACR chấm dứt hoạt động ở khu vực AO Sherman và mở xuống phía Tây Nam là AO Shenandoah và AO Shilo. Còn Tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 12 bộ binh ở AO Kilcoy mở hướng mới Đông Bắc là AO Monterey
Trong giai đoạn này, tuy có đến 40 cuộc chạm súng diễn ra, nhưng đa số là nhỏ, quân Giải Phóng liên tục lẩn tránh. Có 22 binh sĩ Giải Phóng chết, thu được 22 vũ khí, 66 quả mìn, 153 lựu đạn, 17 cối, 26 súng B40, 50 Kg thuốc nổ, 26.830 viên đạn
Các ngày tiếp theo, quân Úc tiếp tục mở rộng khu lục soát và chiến dịch kéo dài qua đến tận tháng 2 năm 1969
Trận Hắc Dịch tháng 02 năm 1969
Những ngày giáp Tết, quân Giải Phóng tăng cường hoạt động. Lúc 01:45, tiểu đoàn 4 New Zealand phát hiện 1 lượng lớn quân Giải Phóng đang vượt sông và đang tấn công bằng súng cối. Quân Giải Phóng bị thiệt hại nặng và phải rút lui để lại 7 súng AK-47, 4 súng B40, 1 súng máy 12.7mm
Tổng kết trận Hắc Dịch 1969
Trận Hắc Dịch 1969 với cuộc hành quân Goodwood kéo dài 78 ngày với hàng trăm cuộc chạm súng lẻ tẻ. Trong toàn trận Hắc Dịch, quân Úc chết 21 và bị thương 91. Lính New Zealand có 1 chết. Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa có 31 chết, 81 bị thương. Lính Mỹ có 7 bị thương
Quân Giải Phóng có 245 chết, thêm 39 người có khả năng tử trận, 45 bị thương, 17 bị bắt trong suốt chuỗi trận Hắc Dịch. Gần 2000 công sự bị phát hiện và phá hủy
Trận Hắc Dịch được đánh giá là sự thành công của quân đội Úc và là trận kéo dài nhiều ngày nhất và cũng là trận cuối cùng có quy mô trên 1 tiểu đoàn. Quân Bắc Việt và quân Giải Phóng bị buộc rút khỏi mật khu Hắc Dịch và không thể chuẩn bị cho những trận đánh sau này
Địa danh nghe lạ tai quá !