Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và Điện Biên Phủ – Airlift in Battle of Dien Bien Phu – P3
Trong trận đánh Điện Biên Phủ, quân đội Pháp không đủ lực lượng không quân để có thể tiếp tế đầy đủ và hiệu quả cho quân Pháp khi bị bao vây. Trái ngược lại là quân Mỹ có đủ máy bay các loại kể cả máy bay cánh cố định lẫn cánh quạt trong trận đánh Khe Sanh
Trong những ngày đầu của trận đánh Điện Biên Phủ, Không quân Pháp có 70 chiếc máy bay C-47 Dakota làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, thả dù, … nhưng số lượng giảm dần liên tục đến nổi Pháp phải tận dụng đến các máy bay dân sự lẫn phi công dân sự để tiếp tế cho quân Pháp bị bao vây. Lúc này, công ty vận tải dân sự Civil Air Transport trở thành yếu tố quan trọng do công ty này đặt trụ sở ở Đài Loan nhưng có các phi công là người Mỹ và là công ty vận tải dân sự duy nhất có khả năng lái các máy bay vận tại C-47 Dakota và máy bay vận tải C-119 để tiếp tế cho Điện Biên Phủ
Do mạng lưới phòng không dày đặc và đường băng bị pháo kích liên tục nên quân Pháp chỉ có thể tiếp tế bằng cách thả dù. Tổng cộng, Không quân Pháp đã bay 6.700 phu vụ, thả xuống dao động từ 6.410-6.950 tấn hàng hóa với 4.291 binh sĩ được thả xuống tăng cường, với trung bình mỗi ngày là 117-123 tấn. Nhưng thực tế, quân Pháp nhận được dưới 100 tấn mỗi ngày do một phần hàng hóa lọt ra ngoài chiến tuyến của Pháp
Trong trận đánh Khe Sanh, ngoài máy bay cánh cố định, quân Mỹ còn có trực thăng. Từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 8 tháng 4 năm 1968, các máy bay C-123 và C-130 đã bay tổng cộng 600 chuyến bay, thả dù xuống lượng hàng là 8.120 tấn hàng hóa các loại. Thống kê cho thấy, máy bay C-123 đã đáp xuống Khe Sanh 179 lần, máy bay C-130 đã đáp xuống 273 lần và máy bay C-7 đã đáp xuống 8 lần. Giai đoạn này cũng là giai đoạn bận rộn nhất của các trực thăng. Tổng cộng, các trực thăng đã bay 9.109 chuyến bay, vận chuyển 4.661 tấn hàng hóa và 14.562 lượt vận chuyển người để tiếp tế, vận chuyển ngừoi và tải thương cho Khe Sanh và các tiền đồn
Quân Mỹ không có thả dù tăng viện cho Khe Sanh, toàn bộ tăng viện đều bằng máy bay đáp xuống căn cứ hoặc bằng trực thăng. Các khẩu pháo và cối của quân Bắc Việt khiến việc máy bay đáp xuống ngày càng nguy hiểm và quân Mỹ đã sử dụng biện pháp thả hàng hóa bằng kỹ thuật giảm tốc. Khi đó, hàng hóa sẽ được đặt trên các tấm pallet, phía dưới gắn 2 thanh trượt bằng kim loại khớp với trục thả hàng trên máy bay. Với biện pháp cũ, máy bay phải dừng hẳn lại để các xe cẩu hoặc xe bốc dỡ đến để dỡ hàng và thời gian thường mất khoảng 5-10 phút . Với biện pháp mới, các máy bay chỉ sà thấp và lướt trên đường băng, hàng hóa sẽ được tuồn ra ngoài và máy bay lập tức cất cánh lại. Thời gian chỉ mất chưa đến 30 giây. Tuy nhiên, thời tiết ở khu vực Khe Sanh ngày càng xấu dần, máy bay Mỹ không còn có thể lướt trên đường băng để sử dụng phương pháp thả hàng giảm tốc và phải quay về phương pháp thả dù
Không quân Mỹ tiến hành thả dù từ ngày 25 tháng 1 và tổng cộng lượng hàng hóa bằng cách thả dù chiếm đến 2/3 số lượng hàng hóa tiếp tế trong thời gian bị bao vây. Các chiến dịch thả dù đều rất thành công, tuy nhiên yếu điểm lớn nhất là không thể thả dù với hàng hóa nặng và kèm theo đó là khu vực thả dù khá rộng, việc thu thập hàng hóa cũng khiến lính Mỹ đối diện nguy cơ bị pháo kích. Để hạn chế khu vực thả dù, các máy bay phải bay thấp sẽ đối diện lưới phòng không và thời tiết xấu. Nhiều lần, lính Mỹ phải hủy bỏ các chiến dịch thả dù do thời tiết xấu
Để khắc phục, lính Mỹ đã sử dụng kỹ thuật thả dù tầm thấp gọi là low altitude parachute extraction system (LAPES) và hệ thống tiếp nhận tiệm cận từ mặt đất – ground proximity extraction system (GPES) . Với các biện pháp và thiết bị này, các máy bay không cần thấy rõ khu vực thả dù , các đơn vị mặt đất sử dụng đèn LED điều khiển và hướng dẫn các máy bay đến khu vực cần thả. Khi máy bay đến gần, các thiết bị tự động sẽ trút các dù chứa hàng hóa xuống. Các kỹ thuật này cũng cho phép máy bay thả các hàng hóa nặng do các hàng hóa sẽ được thả từ trên cao, khi gần đến mặt đất, các dù mới bung ra nên hạn chế được gió đưa các dù bay xa khu vực chiến tuyến
Các máy bay hạng nặng được sử dụng để tiếp tế cho căn cứ Khe Sanh thì các trực thăng cũng bận rộn với việc tiếp tế và tải thương cho các tiền đồn. Sự nguy hiểm đối với trực thăng ngày càng gia tăng và việc các tiền đồn có nhận được đầy đủ tiếp tế để đứng vững đã trở nên vấn đề sống còn của căn cứ Khe Sanh. Lính Mỹ đã tổ chức chiến dịch tiếp tế mang tên đàn ngỗng – Super Gaggle với các đàn trực thăng vận tải được sự hộ tống của trực thăng vũ trang và máy bay ném bom A-4 để tiếp tế cho các tiền đồn
Xem tiếp :
Không vận trong trận Điện Biên Phủ và trận Khe Sanh – P1
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P2
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P3
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P4