Trận đánh trại lực lượng Đặc Biệt Hiệp Hòa – battle of US Special Force Camp A-21
Trận đánh trại lực lượng Đặc Biệt Hiệp Hòa – battle of US Special Force Camp Hiep Hoa A-21 do lực lượng quân Giải Phóng tỉnh Long An đã làm thay đổi nhiều vấn đề cốt lõi về chương trình CIDG của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Trại lực lượng Đặc Biệt Hiệp Hòa còn gọi là trại A-21 hay Trung tâm huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa, quân đội Mỹ thành lập vào đầu năm 1963. Trại nằm ven bờ sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (nay là thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) có nhiệm vụ tổ chức và huấn luyện các binh sĩ địa phương theo chương trình Dân Sự Chiến Đấu – CIDG . Đây là chương trình do lực lượng đặc biệt Mỹ tổ chức. Trại án ngữ khu vực ngã ba của trục hành lang nối liền miền Đông Nam Bộ, Đông Nam Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khống chế vùng Đức Hòa – Đức Huệ
Do chưa từng trải qua các trận đánh nên tổ chức phòng thủ của các trại lực lượng đặc biệt khá sơ sài và nặng về hình thức. Các binh sĩ đang được huấn luyện cũng là người địa phương nên quân Giải phóng dễ dàng tiếp cận và thu nạp.
Trận đánh trại lực lượng Đặc Biệt Hiệp Hòa diễn ra vào giữa đêm ngày 24 tháng 11 năm 1963, 3 mũi tiến quân của quân Giải Phóng do Nguyễn Văn Chiểu, Nguyễn Văn Ấp và Trương Công Xưởng được sự tiếp ứng từ lực lượng bên trong đã tấn công vào trại Hiệp Hòa. Lực lượng nội ứng bên trong đã giết chết các binh sĩ phòng thủ cổng, chiếm giữ các ụ súng máy nên quân phòng thủ không kịp trở tay.
Lực lượng quân Giải Phóng tham gia trận đánh gồm : Đại đội 1, Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1), hai trung đội đặc công tỉnh Long An, trung đội cối 81 của tỉnh Kiến Tường, trung đội súng máy phòng không 12 ly 7 của Quân khu Sài Gòn-Gia Định và tổ nội ứng bên trong trại Hiệp Hòa
Theo đại tá Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Chiểu khi tham gia trận đánh mới 33 tuổi kể lại : “quân Giải Phóng tiêu diệt trên 150 tên, bắt sống trên 200 tên sau đó thả tại chỗ, thu 500 súng, trong đó có 5 trung liên, 4 địa liên, 9 khẩu cối và 5 tấn đạn. Đặc biệt, trong trận này, ta đã diệt 8 cố vấn Mỹ và bắt sống 4 cố vấn Mỹ khác. Đây là những sĩ quan Mỹ đầu tiên bị bắt sống trên chiến trường Nam Bộ. Về phía quân Giải Phóng có 5 chiến sĩ hy sinh và 21 chiến sĩ bị thương”.
Theo tài liệu quân đội Mỹ, Trung úy John Colby toán phó A-21 LLĐB/HK trốn thoát, đại úy trưởng toán Doug Horne trước đó theo trung đội với 36 Dân Sự Chiến Đấu ra ngoài tuần tra nên thoát nạn. 4 binh sĩ lực lượng đặc biệt Mỹ bị bắt sống gồm : trung sĩ nhất Issac “Ike” Camacho, trung sĩ nhất Kenneth M. Roraback truyền tin, trung sĩ George E. “Smitty” Smith, và hạ sĩ Claude McClure. Đây cũng là trại lực lượng đặc biệt Mỹ đầu tiên bị tấn công và chiếm giữ. Còn 4 binh sĩ Mỹ cũng là những người Mỹ đầu tiên bị bắt trên chiến trường miền Nam
Sau trận đánh, 4 lính Mỹ bị áp giải đến mật khu phía Tây Nam Hiệp Hòa và sau đó bị giải đến căn cứ U Minh. Tháng 7 năm 1965, quân Giải Phóng tháo cùm sắt của Camacho và Smith để cùm chân 2 lính Mỹ khác vừa bị bắt, thừa cơ hội vào 1 đêm mưa gió, Camacho đã trốn thoát đến làng Minh Thành và được giải cứu. Anh trở thành lính Mỹ đầu tiên trốn thoát khỏi trại giam của quân Giải Phóng. Smith và McClure được lính Mỹ giải thoát trên đất Campuchia vào tháng 11 năm 1965.
Ngày 26 tháng 9 năm 1965, đài tiếng nói Giải Phóng loan tin xử tử 2 tù binh Mỹ là Kenneth M. Roraback và đại úy Rocky Versace cũng thuộc lực lượng Đặc Biệt là trưởng toán A-23 bị bắt trước đó vài tháng để trả thù cho 3 quân Giải Phóng tử trận ở Đà Nẵng. Sau đó không còn tin tức gì thêm. Roraback và đại úy Versace được chính phủ Mỹ truy tặng Ngôi Sao bạc và Huân Chương Danh Dự.
Năm 1997 trung sĩ Camacho được trao tặng Huy hiệu ngôi sao bạc, năm 1999, trung sĩ Camacho lúc này vẫn còn sống và được tổng thống Mỹ George Bush trao tặng Huân Chuân Thập Tự – Distinguished Service Cross do đã dũng cảm trong chiến đấu và trốn thoát quân Giải Phóng . Năm 2018, cuộc đời binh nghiệp và cuộc trốn thoát của ông được viết thành sách với tựa đề : “Isaac Camacho – Một người Mỹ anh hùng” – “Isaac Camacho – An American hero”
Trận đánh trại Hiệp Hòa A-21 đã ảnh hưởng lớn đến chương trình Dân Sự Chiến Đấu – CIDG do sau đó, các binh sĩ Mỹ bắt đầu nhìn binh lính miền Nam với ánh mắt nghi ngờ. Các hầm lính Mỹ cũng không còn chung khu với binh lính Việt. Các trại lực lượng đặc biệt cũng được xây dựng kỹ lưỡng hơn rất nhiều, các thiết kế phòng thủ như hào chiến đấu, ụ súng, hàng rào thép gai cũng nhiều hơn trước